Download miễn phí Khóa luận Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
LỜI MỞĐẦU . 1
1. Đối tượng tìm hiểu đềtài . 2
2. Mục tiêu tìm hiểu đềtài . 2
3. Phạm vi tìm hiểu đềtài . 2
4. Phương pháp tìm hiểu đềtài . 2
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀLÝ LUẬN CƠ BẢN VỀQUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG VÀ PHÍ BVMT . 3
1.1. Quản lý môi trường . 3
1.1.1. Khái niệm môi trường . 3
1.1.2. Khái niệm quản lý môi trường . 3
1.1.3. Mục tiêu quản lý môi trường . 4
1.2. Tổng quan các công cụquản lý môi trường . 5
1.2.1. Khái niệm và phân loại công cụquản lý môi trường. 5
1.2.2. Các công cụluật pháp trong quản lý môi trường . 6
1.2.3. Các công cụkinh tếtrong quản lý môi trường . 9
1.3. Phí BVMT . 11
1.3.1. Khái niệm phí BVMT . 11
1.3.2. Căn cứthực hiện phí BVMT . 11
1.3.3. Tổng quan thực hiện phí bảo vệmôi trường ởmột sốquốc gia . 16
1.3.4. Các phương pháp tiếp cận tính phí nước thải . 24
1.3.5. Căn cứtính phí BVMT đối với nước thải . 28
1.3.5.1. Hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải . 28
CHƯƠNG II: MÔ HÌNH TÍNH PHÍ BVMT ỞVIỆT NAM . 31
2.1. Tính tất yếu của việc tính phí nước thải ởViệt Nam . 31
2.2. Phí BVMT đối với nước thải . 33
2.2.1. Phí BVMT đôi với nước thải công nghiệp . 33
2.2.2. Phí bảo vệmôi trường đối với nước thải sinh hoạt: . 38
2.3. Phí BVMT đối với chất thải rắn (rác thải) . 41
2.3.1. Đối tượng chịu phí BVMT đối với chất thải rắn . 41
2.3.2. Đối tượng nộp phí BVMT đối với chất thải rắn: . 41
2.3.3. Mức phí BVMT đối với chất thải rắn: . 42
2.4. Phí BVMT đối với khoáng sản . 43
2.4.1. Thuếtài nguyên . 43
2.3.2. Phí bảo vệmôi trường đối với khoáng sản . 45
2.4.3. Phân biệt nghĩa vụnộp thuếtài nguyên với nghĩa vụnộp phí bảo vệmôi
trường của chủthểkhai thác khoáng sản . 48
2.4.4. Mức thu, chếđộthu, nộp, quản lý và sửdụng phí bảo vệmôi trường đối với
khoáng sản. . 51
2.4.5. Điều khoản thi hành . 55
2.5. Phí BVMT đối với khí thải . 56
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG TRIỂN KHAI PHÍ BẢO VỆMÔI
TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐHỒCHÍ MINH . 58
3.1. Đặc điểm của thành phốHồChí Minh . 58
3.1.1. Sơ lược đôi nét vềthành phốHồChí Minh . 58
3.1.2. Đặc điểm môi trường tại TP HCM: . 59
3.2. Mô hình quản lý phí bảo vệmôi trường tại thành phốHồChí Minh . 60
3.3. Phí nước thải áp dụng tại thành phốHồChí Minh . 61
3.3.1. Đối tượng áp dụng . 61
3.3.2. Mức thu phí, xác định sốphí phải nộp,thời điểm thu phí . 63
3.3.3. Kê khai, thẩm định và nộp phí . 67
3.3.4. Quản lý sửdụng tiền phí thu được. 69
3.3.5. Tổchức thực hiện . 71
3.3.6. Xửlý vi phạm . 73
3.4. Phí BVMT đối với chất thải rắn áp dụng tại TP-HCM . 84
3.4.1. Khái niệm vềQuản lý chất thải rắn, phí và phí vệsinh . 84
3.4.2. Phí BVMT đối với chất thải rắn tại TP.HCM . 84
3.5. Kết luận: . 89
3.6. Kiến nghị: . 90
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-12-10-khoa_luan_tong_quan_phi_bao_ve_moi_truong_ap_dung.HBw3UYEL70.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-50027/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
đảmbảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên có quy định khác với
quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định tại điều ước quốc tế đó.
2.3.3. Mức phí BVMT đối với chất thải rắn:
Mức thu phí BVMT đối với chất thải rắn được quy định như sau:
- Đối với chất thải rắn thông thường phát thải từ hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh
doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề: không quá 40.000 đồng/tấn.
- Đối với chất thải rắn nguy hại: không quá 6.000.000 đồng/tấn.
- Căn cứ quy định về mức thu phí tại Điều 5 Nghị định 175/2007/NĐ-CP về phí
BVMT với chất thải rắn và điều kiện thực tế về xử lý, tiêu huỷ chất thải rắn ở địa
phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ
thể mức thu phí BVMT áp dụng đối với từng loại chất thải rắn, ở từng địa bàn và
từng loại đối tượng nộp phí tại địa phương.
Phí BVMT đối với chất thải rắn là khoản thu ngân sách Nhà nước, được quản lý, sử
dụng như sau:
- Để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải
chi phí cho việc thu phí theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định số
57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 và khoản 5 Điều 1 Nghị định số
24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí.
- Phần còn lại là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% (một trăm phần
trăm) để chi dùng cho các nội dung sau đây:
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 43
· Chi phí cho việc xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, như: đốt,
khử khuẩn, trung hoá, trơ hoá, chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, đảm bảo có sự
kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình xử lý chất thải.
· Chi hỗ trợ cho việc phân loại chất thải rắn, bao gồm cả hoạt động tuyên truyền,
phổ biến nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc phân loại chất thải rắn ngay
tại nguồn.
· Chi hỗ trợ đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp, công trình xử lý chất thải rắn, sử
dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn.
- Đối tượng nộp phí có nghĩa vụ nộp đủ, đúng hạn số tiền phí BVMT đối với chất
thải rắn cùng với phí vệ sinh cho đơn vị thu phí vệ sinh. Định kỳ hàng tháng hay
hàng quý, đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp số tiền phí thu được vào ngân sách Nhà
nước, sau khi đã trừ đi chi phí được để lại quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định
175/2007/NĐ-CP.
- Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch, đơn
vị thu phí phải thực hiện quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí thu
được trên địa bàn của năm trước với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về
quản lý thuế.
- Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, quyết toán việc thu, nộp, quản lý
và sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn của đơn vị thu phí.
2.4. Phí BVMT đối với khoáng sản
2.4.1. Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là loại thuế thu vào hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên của tổ
chức, cá nhân. Hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên là sự kiện pháp lý làm phát
sinh thuế tài nguyên (không phải hành vi sử dụng tài nguyên thiên nhiên). Việc thu
thuế tài nguyên hiện nay dựa trên cơ sở pháp lý là Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 44
1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6, Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 2008.
Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1998 sẽ hết hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2010
khi Luật Thuế tài nguyên có hiệu lực.
Theo Điều 2 Luật Thuế tài nguyên, phần lớn đối tượng chịu thuế tài nguyên là tài
nguyên khoáng sản, như: khoáng sản kim loại, khoáng sản không kim loại, dầu thô,
khí than, khí thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên và nước khoáng. Khi Luật Thuế tài
nguyên có hiệu lực thì các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có nghĩa vụ nộp
thuế tài nguyên phải quan tâm đến những vấn đề sau:
Thứ nhất, quy định về thuế suất: Có thể nói, thuế suất được xem như là “linh
hồn” của một sắc thuế. Việc xác định mức thuế suất như thế nào sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến số tiền nộp thuế của các chủ thể khai thác tài nguyên thiên nhiên nói chung
cũng như các chủ thể khai thác khoáng sản nói riêng. Biểu thuế suất này được quy
định trong Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1998 và Pháp lệnh số 07/2008/PL-
UBTVQH12 sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1998. Trước
sự biến động của nền kinh tế, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh thuế tài
nguyên năm 1998 đã điều chỉnh khung thuế suất thuế tài nguyên nhằm góp phần
điều tiết kịp thời lợi nhuận của doanh nghiệp khai thác khoáng sản khi giá cả biến
động.
Có thể nói, trên thực tế, việc áp dụng mức thuế suất trong một biên độ rộng theo
quy định của Pháp lệnh năm 2008 là điều không đơn giản vì sự chênh lệch quá cao
giữa biểu thuế suất. Sự chênh lệch này sẽ làm khó cho cơ quan tính thuế khi nào thì
áp dụng mức thuế suất sàn và khi nào áp dụng mức thuế suất trần.
Nhằm tăng tính hiệu quả và hợp lý cho việc thu thuế tài nguyên, biểu thuế suất
trong Luật Thuế tài nguyên đã được thu hẹp lại biên độ bằng việc tăng mức sàn và
hạ mức trần. Việc điều chỉnh này hướng tới hầu hết tài nguyên thuộc nhóm khoáng
sản kim loại và một số tài nguyên quý hiếm khác. Chúng đều có mức thuế suất sàn
tăng vì đây là những tài nguyên không thể tái tạo, có giá trị lớn. Việc xác định biểu
Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: Phạm Anh Bảo 45
thuế suất này vẫn nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, đồng thời góp
phần nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên quốc gia từ phía các chủ thể tiến hành khai
thác.
Thứ hai, giá tính thuế: Giá tính thuế tài nguyên được quy định rõ hơn trong Luật
Thuế tài nguyên năm 2009 theo hướng “là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của
tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng” (Khoản 1 Điều 6)
chứ không chung chung như quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm
1998 là “tại nơi khai thác”. Quy định “tại nơi khai thác” theo Pháp lệnh năm 1998 là
tại tỉnh, huyện hay xã là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong quá trình thực hiện. Đối
với trường hợp tài nguyên khai thác chưa có giá bán thì Khoản 2 Điều 6 Luật Thuế
tài nguyên đưa ra nguyên tắc xác định giá bán cụ thể như sau: (i) giá bán thực tế
trên thị trường khu vực của đơn vị sản phẩm tài nguyên cùng loại nhưng không thấp
hơn giá tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định. Chúng tui cho rằng, quy định này
nhằm giúp khống chế mức giá sàn của loại tài nguyên không được thấp hơn đơn giá
do Nhà nước quy định nhằm ...