hungcay_29

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 6
TỔNG QUAN VỀ LÀNG GIANG XÁ 6
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CẢNH QUAN 6
1. Vị trí địa lý 6
2. Môi trường cảnh quan 6
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 10
III. CƠ CẤU DÂN CƯ 14
IV. ĐỜI SỐNG KINH TẾ 15
V. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI 17
VI. DI TÍCH LỊCH SỬ 19
1. Đền Giang Xá 19
2. Đình Giang Xá 22
3. Chùa Bảo Phúc 23
4. Chùa Hống 24
5. Trung đồ 25
6. Cầu Thần 25
7. Miếu Chợ 26
8. Gò xóm 27
9. Nhà thờ Thiên chúa giáo 27
CHƯƠNG II 29
LỄ HỘI LÀNG GIANG XÁ 29
I. QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ 30
1. Các cuộc họp 30
2. Lựa chọn hàng đô, chức việc và quá trình luyện tập 34
3. Các công việc sửa sang, trang trí 39
4. Lễ phong y 40
5. Chuẩn bị lễ vật 42
II. CÁC ĐÁM RƯỚC 49
1. Rước phụng nghinh hồi đình và rước hoàn cung 49
2. Đệ văn và rước cỗ 57
III. ĐẠI TẾ 60
IV. LỄ THỜ ĐÊM 64
V. CÁC TRÒ CHƠI 65
1. Cờ người 65
2. Tổ tôm điếm 67
VI. LỄ KHU ÔN 68
CHƯƠNG III 70
SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO LỄ HỘI 70
I. SỰ ĐÓNG GÓP VỀ TÀI CHÍNH 71
II. SỰ ĐÓNG GÓP VỀ CÔNG SỨC 79
III. VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG LÀNG 82
1. Sự tham gia của Chính quyền và các đoàn thể chính trị – xã hội 83
2. Sự tham gia của các phường, hội 85
IV. THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUÁ TRÌNH THAM GIA 98
V. HỆ QUẢ CỦA SỰ THAM GIA 103
1. Hệ quả về mặt xã hội 103
2. Hệ quả về mặt tâm linh 105
3. Hệ quả về mặt kinh tế 106
KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤ LỤC 114
MỤC LỤC 127
LỜI MỞ ĐẦU

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Lễ hội là sự kết tinh từ sản phẩm văn hoá truyền thống của dân tộc. Nó có một vai trò, vị trí khá quan trọng trong đời sống của một cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng làng xã ở nông thôn.
Ở vùng nông thôn đồng bằng Sông Hồng, trong suốt một thời gian dài hàng mấy chục năm, do hoàn cảnh khách quan, đặc biệt là do chiến tranh và một số lý do khác nữa mà các lễ hội hay không được tổ chức, hay nếu có được tổ chức thì quy mô và nhiều nghi thức của nó cũng bị hạn chế. Kết quả là, ở hầu hết các làng xã, loại hình sinh hoạt văn hoá này bị thu hẹp, bị mai một dần. Cho đến giữa những năm 80 của thế kỷ 20, cùng với đường lối đổi mới của Đảng, đời sống của nhân dân có bước chuyển biến rất căn bản. Cùng với sự gia tăng mức sống, quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội ở nông thôn đã là cơ sở để nhu cầu tâm linh bị dồn nén từ lâu nay được dịp “bung ra”.
Sự trở lại với truyền thống thông qua các hoạt động hội lễ là một trong những sự kiện văn hoá nổi bật ở làng quê vùng đồng bằng Sông Hồng thời kỳ đổi mới. Điều này cần được giải thích như thế nào trong bối cảnh văn hoá đương đại. Một mặt, lễ hội có vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá nói chung và đời sống tâm linh nói riêng của người nông dân trong các làng xã đương đại, mặt khác, sự gia tăng sinh hoạt lễ hội trong những năm gần đây cũng đặt ra nhiều vấn đề bức xúc và thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đó là vì, cùng với những biến đổi mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng nông thôn theo hướng ngày càng hiện đại hoá ngày nay, lễ hội nếu như đã được khẳng định là một bộ phận không thể thiếu của đời sống văn hoá tinh thần, sẽ không thể không biến đổi theo. Sự biến đổi đó đang đặt trước những người quan tâm tới đời sống sinh hoạt văn hoá tinh thần của xã hội một câu hỏi lớn về vai trò của lễ hội trong đời sống xã hội hiện đại cũng như triển vọng của những biến đổi của nó trong tương lai.
Trong bối cảnh chung đó, để góp phần vào việc nghiên cứu đời sống văn hoá tinh thần của cộng đồng nông thôn đương đại, tui đã chọn đề tài “Tổng quan về lễ hội làng Giang Xá” làm nội dung nghiên cứu chính của mình. Thông qua việc nghiên cứu này, chúng tui muốn tìm hiểu về vai trò của lễ hội trong đời sống văn hoá của người dân ở các làng xã, cũng như sự biến đổi của nó trước tác động của quá trình hiện đại hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở nông thôn đồng bằng Sông Hồng hiện nay.
Để hiện thực hoá ý tưởng trên, chúng tui đã được tham gia lễ hội làng Giang Xá (người dân ở đây thường gọi ngắn gọn là làng Giang) một làng nằm ở vị trí trung tâm của huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây. Trong các thư tịch cổ, lễ hội làng Giang Xá không được ghi chép như một trong các lễ hội lớn và nổi tiếng ở đồng bằng Sông Hồng. Nhưng tầm cỡ của nó cũng cần được ghi nhận bởi đây là một lễ hội tôn vinh Đức Thượng đẳng thần được tôn Thánh, được tổ chức theo qui mô nghi lễ của triều đình. Ngày xưa, phải 5, 10 hay 15 năm lễ hội mới được tổ chức một lần, nay cũng cách nhau 5 năm. Thông qua việc tìm hiểu lễ hội này, khoá luận có thể góp phần ghi nhận những sự kiện văn hoá trong bối cảnh xã hội đương đại với những biến chuyển to lớn.
Với việc nghiên cứu đề tài trên, mục đích đặt ra trước hết của khoá luận này là dựng lại một bức tranh sinh động về lễ hội của một làng ở nông thôn, cụ thể là làng Giang Xá thông qua việc mô tả và phân tích các hoạt động cụ thể của nó, từ đây góp phần tìm hiểu những biến đổi của lễ hội so với truyền thống.
Và cũng qua nghiên cứu này, chúng tui muốn khẳng định vai trò của sinh hoạt lễ hội trong đời sống văn hoá tâm linh của những người dân sống trong cộng đồng làng xã nông thôn hiện nay. Đồng thời, từ trường hợp cụ thể của làng Giang Xá, chúng tui muốn góp phần làm tăng thêm sự hiểu biết của mình về đời sống của làng Việt, một đề tài lý thú của Bộ môn Lịch sử Văn hoá Việt Nam.
Cuối cùng, với nghiên cứu của mình, chúng tui muốn cung cấp những tư liệu giúp cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu văn hoá trong việc bảo tồn, khai thác, kế thừa và phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống trong bối cảnh của xã hội hiện đại.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tranchieup

New Member
Re: [Free] Tổng quan về lễ hội làng Giang Xá

mình muốn tải tài liệu tổng quan về làng giang xá. giúp mình với ạ
 
Top