quemoi_dn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

1. Khái niệm nhượng quyền thương mại
Franchise, franchising, nhượng quyền thương mại hay nhượng quyền kinh doanh (gọi tắt là franchise) là các khái niệm dùng để chỉ một cách kinh doanh đặc biệt, có nhiều định nghĩa về franchise trên thế giới.
Tại Hoa Kỳ, Ủy ban Thương Mại Liên Bang (FTC) định nghĩ rằng: "franchise là hợp đồng, thỏa thuận giữa các bên, mà trong đó một bên chủ thương hiệu cho phép bên kia được quyền kinh doanh sản phẩm, dịch vụ theo kế hoạch, hệ thống gắn liền với thương hiệu của chủ thương hiệu. Người được cấp quyền phải trả cho bên cấp quyền các khoản phí trực tiếp hay gián tiếp, gọi là phí franchise".
Tại Việt Nam, theo điều 284 Luật Thương mại 2005 , thì franchise là hoạt động thương mại mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:
• Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
• Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Dù hình thức biểu đạt khác nhau nhưng các định nghĩa đều chỉ ra những đặc điểm của cách kinh doanh nhượng quyền thương mại:
Thứ nhất, việc nhượng quyền kinh doanh phải có sự tham gia của hai chủ thể là bên nhượng quyền hay chủ của thương hiệu (franchisor) và bên nhận quyên hay là người thuê thương hiệu (franchisee). Trong định nghĩa của nhượng quyền, thương hiệu là yếu tố quan trọng và cốt lõi nhất; sự hiện hữu của việc nhượng quyền phụ thuộc chủ yếu vào thương hiệu vì thương hiệu uy tín sẽ dễ dàng đem lại sự nhận biết, tin cậy của người tiêu dùng.
Thứ hai, các định nghĩa đều chỉ ra rằng bên nhận quyền có quyền phân phối hay bán hàng hóa, dịch vụ của bên nhượng quyền ở một khu vực nhất định, trong thời gian nhất định, nhưng phải tuân theo các kế hoạch hay hệ thống marketing của bên nhượng quyền để đảm bảo thương hiệu được nhượng quyền luôn là một thể thống nhất và đảm bảo thương hiệu của bên bán không bị ảnh hưởng.
Thứ ba, bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền một khoản phí nhất định gọi là phí franchise.
2. Các lợi ích và rủi ro của franchise của franchise
2.1 Lợi ích của franchise
2.1.1 Lợi ích đối với bên nhượng quyền
Nhượng quyền là cách nhanh nhất để một thương hiệu xâm nhập vào một quốc gia, lãnh thổ hay khu vực mà người chủ thương hiệu chưa nắm rõ nhiều về thói quen tiêu dùng, văn hóa, cách thức xâm nhập hay kênh phân phối của quốc gia, khu vực mà họ muốn xâm nhập bởi vì:
Thứ nhất, người chủ thương hiệu sẽ tiết kiệm được đáng kể các chi phí thông qua việc chuyển nhượng. Đó là các chi phí đầu tư nhân lực, vật chất cho các cửa hiệu ở các vùng mà chủ thương hiệu muốn xâm nhập, chi phí tiếp thị, quảng cáo cũng được tiết giảm do chia sẻ với các cửa hàng nhượng quyền.
Thứ hai, việc nhượng quyền sẽ đem lại sự gia tăng nhận biết thương hiệu. Một thương hiệu được nhượng quyền thành công sẽ biến thương hiệu đó trở nên nổi tiếng. Một thương hiệu càng danh tiếng đi liền với nó luôn là các khoản thu phí franchise càng cao.
Như vậy, nhượng quyền thương hiệu chính là một cách thức để chủ thương hiệu tăng doanh thu, lợi nhuận. Lợi nhuận đó không chỉ là phí franchise thu được từ các hợp đồng kí kết với bên nhận quyền mà còn là phí hàng tháng do các cửa hiệu nhượng quyền phải trả cho chủ thương hiệu cho những hoạt động mang tính mới liên tục như đào tạo, huấn luyện tiếp thị, nghiên cứu sản phẩm mới; ngoài ra, còn có thể là các khoản thu từ việc bán các nguyên liệu đặc thù…
2.1.2 Lợi ích đối với bên nhận quyền:
Bên nhận quyền cũng được hưởng những lợi ích nhận định khi tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền.
Thứ nhất, việc nhượng quyền sẽ giúp bên nhận quyền giảm thiểu rủi ro và dễ dàng thành công hơn trong công việc kinh doanh do nhận được những hỗ trợ từ bên nhượng quyền: hỗ trợ ban đầu cho việc thành lập cửa hàng, trang trí, thiết kế, cá khóa huấn luyện nhân viên, hỗ trợ phát triển sản phẩm mới; điều này đặc biệt quan trọng đối với những cá nhân còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh này. Theo con số thống kê của tại Mỹ trung bình chỉ có 23% doanh nghiệp nhỏ kinh doanh độc lập có thể tồn tại sau 5 năm, đối với các doanh nghiệp mua franchise tỷ lệ này lên tới 92%. Ở Việt Nam dù cách nhượng quyền chỉ mới nở rộ trong vài năm gần đây nhưng tỷ lệ thành công cũng đạt mức mơ ước 95%.
Thứ hai, các doanh nghiệp kinh doanh bằng hoạt động nhượng quyền cũng dễ dàng được ngân hàng cho vay vốn để làm ăn, mở rộng sản xuất do xác suất thành công của họ cao hơn và các ngân hàng cũng tin tưởng họ hơn.Các chủ thương hiệu kinh doanh nhượng quyền lớn trên thế giới đều chủ động đàm phán, thuyết phục các ngân hàng ủng hộ các đối tác mua franchise tiềm năng của mình bằng cách cho vay với lãi suất ưu đãi vì thực tế người bán franchise cũng muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình.
Thứ ba, người nhận quyền sẽ tích lũy kinh nghiệm đồng thời tiếp cận được công nghệ, kĩ năng kinh doanh hiện đại để tạo tiền đề phát triển. Kinh doanh nhượng quyền là một công cụ đào tạo của xã hội, của nền kinh tế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ lần đầu kinh doanh. Thông qua hoạt động này, họ sẽ nắm bắt được cách thức quản lý, kinh doanh, phân phối, tiếp thị hiệu quả của các thương hiệu lớn, đặc biệt là cách thức quản lý, tổ chức kinh doanh. Điều này sẽ giúp người mua có kinh nghiệm và đủ tự tin trong hoạt động kinh doanh riêng của mình sau này.
2.2 Rủi ro của kinh doanh nhượng quyền
2.2.1 Đối với bên nhượng quyền
Hầu hết các quan điểm đều cho rằng các hợp đồng nhượng quyền là rất chặt chẽ và bảo đảm quyền lợi đối với người bán trong hợp đồng; tuy vậy khi điều hành một hệ thống phân phối lớn thì rủi ro gặp phải sẽ tăng dần. Trong một hệ thống thì khi một cửa hàng nhượng quyền gặp rắc rối về sản phẩm, cung cách phục vụ sẽ rất dễ gây ảnh hưởng đối với uy tín của chủ thương hiệu cũng như đối với các cửa hàng còn lại của hệ thống. Thực sự thì người mua nhượng quyền cho rằng thương hiệu không phải là của họ nên xét theo một góc độ nào đó, họ có thể không quan tâm chăm chút cho thương hiệu phát triển mà chỉ vì động cơ lợi nhuận.
Bên cạnh đó, một thương hiệu phát triển quá tràn lan cũng dễ dẫn tới sự nhàm chán của khách hàng. Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phát triển và luôn đòi hỏi sự mới lạ trong cung cấp hàng hóa dịch vụ. Các chủ thương hiệu khác nhau trong cùng một lĩnh vực cũng luôn đổi mới, áp dụng nhiều hình thức kinh doanh để cạnh tranh, thu hút khách hàng.
2.2.2 Đối với bên nhận quyền
Mặc dù được đánh giá là cách có tỷ lệ thành công cao hơn 90% tuy nhiên vẫn còn khoảng 10% nguy cơ thất bại đối với doanh nghiệp mua nhượng quyền. Đó là bởi vì:
Kinh doanh nhượng quyền sẽ khiến người nhận quyền mất đi tính độc lập trong kinh doanh. Các hợp đồng nhượng quyền đều rất chặt chẽ, quy định nghiêm ngặt về việc tuân theo các chuẩn mực, quy tắc của chủ thương hiệu đã mang tính tiêu chuẩn hóa. Ý muốn tự chủ quyết định sẽ phá vỡ tính hệ thống đó; do vậy độc lập trong quyết định là không thể. Bạn chỉ được kinh doanh trong đúng lĩnh vực đã ký tại một thị trường nhất định với mức giá chung của khu vực. Đối với những người mua mong muốn có tính tự chủ trong kinh doanh thì việc ký kết các hợp đồng nhượng quyền là lựa chọn sai lầm.
Hình thức kinh doanh nhượng quyền cũng khiến người nhận quyền trở nên thiếu sáng tạo trong kinh doanh. Trong một cách kinh doanh mà người mua chi tuân theo những sắp xếp có sẵn của người bán về cách thức quản lý kinh doanh, điều hành nhân lực, thiết kế…một cách rập khuôn thì sẽ rất khó để xuất hiện yếu tố mới mẻ bởi vì người mua đã bị quá lệ thuộc vào chủ thương hiệu.
Franchise thực tế là mô hình rất dễ phát sinh tranh chấp vì đây là mô hình gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Vì thế nếu mâu thuẫn xảy ra không được thỏa thuận êm thấm hay quy định chặt chẽ trong hợp đồng nhượng quyền thì tranh chấp rất dễ xảy ra; bên cạnh đó các hợp đồng thường do người bán ấn định do vậy người nhận quyền cần nghiên cứu kĩ quyền lợi và nghĩa vụ khi đặt bút kí.
Một điều quan trọng là các khoản phí nộp cho chủ thương hiệu không hề nhỏ, chi phí “thuê thương hiệu” cao hơn 40% so với việc doanh nghiệp tự chủ động xây dựng mô hình kinh doanh riêng. Hơn thế nữa việc kinh doanh lại phụ thuộc chặt chẽ vào uy tín của thương hiệu được nhượng quyền.
Tóm lại, Franchise cũng giống như một hoạt động đầu tư thông thường, để có được quyết định đầu tư đúng đắn, việc thấu hiểu bản chất, cơ cấu và cách hoạt động của nó là điều rất quan trọng. Với nhà đầu tư, thì đầu tư kiến thức là khoản đầu tư rẻ, ít rủi ro và hiệu quả nhất.
3. Các hình thức nhượng quyền thương mại
Dựa trên các tiêu chí khác nhau chúng ta có thể phân loại hoạt động nhượng quyền thương mại thành nhiều hình thức khác nhau.
Theo tiêu chí lĩnh vực hoạt động, chúng ta có 2 hình thức:
• Nhượng quyền phân phối sản phẩm (Product Distribution Franchise)
Theo hình thức này, người nhượng quyền cho phép người nhận quyền phân phối sản phẩm do mình sản xuất, dịch vụ của mình trong phạm vi khu vực và thời gian nhất định, sử dụng thương hiệu (brand), biểu tượng (symbol), tên nhãn hiệu (trade mark), lô gô, khẩu hiểu (slogan).. Điểm khác biệt của hình thức này là bên nhượng quyền sẽ không được nhượng lại cách thức kinh doanh. Những ngày công nghiệp sử dụng hình thức này thường là ngành sản xuất đồ thực phẩm, ngành công nghiệp ô tô, phụ tùng ô tô, xăng dầu…Nước giải khát Coca-Cola, lốp xe Goodyear, xe hơi Ford… là những ví dụ điển hình cho hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm.
• Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh
Đây là hình thức chuyển nhượng phổ biến nhất, còn gọi là nhượng quyền kinh doanh hay nhượng quyền thương mại được đề cập trong Luật thương mại Việt Nam. Hình thức này chặt chẽ hơn so với nhượng quyền phân phối sản phẩm; trong đó bên nhượng quyền không chỉ cho phép bên nhận quyền được phân phối sản phẩm dưới thương hiệu của người nhận quyền mà còn chuyển giao kỹ thuật kinh doanh, công thức điều hành quản lý và huấn luyện nhân viên cho bên nhượng quyền. Đây là một sự khác biệt quan trọng so với cách trên vì bên nhượng quyền sẽ chuyển nhượng cho bên nhận quyền tất cả các yếu tố tạo nên một hệ thống đồng bộ chẳng hạn như phải chọn địa điểm kinh doanh ở đâu, chuẩn bị sản phẩm như thế nào, mua nguyên vật liệu ở đâu… Bên nhượng quyền cũng thường giúp bên nhận quyền điều hành, quản lý cơ sở nhượng quyền. Ngược lại, bên nhượng quyền sẽ nhận được một khoản phí bao gồm phí trọn gói 1 lần (fee) và phí hàng tháng dựa trên doanh số (royalty).


Các ngành kinh doanh trên đều đáp ứng được những tiểu chuẩn của kinh doanh nhượng quyền:
• Tỷ suất lợi nhuận cao
• Có khả năng phát triển mạng lưới nhanh trong thời gian ngắn
Tuy vị trí xếp hàng có giảm sút so với năm 2009 nhưng ngành cung cấp thực phẩm – đồ ăn nhanh fastfood vẫn chiếm số lượng ưu thế trong các giao dịch franchise và thương hiệu franchise được ưa thích nhất là Mc Donald’s với 25.663 cửa hàng nhượng quyền trên toàn thế giới; tính trung bình theo khu vực là khoảng 658 cửa hàng/khu vực.


5.2 Xu hướng thị trường
Trên toàn cầu có khoảng 15.000 hệ thống franchisor hoạt động trong hơn 100 khu vựckinh doanh khác nhau. Theo điều tra của Franchise thế giới, Trung Quốc đang dẫn đầuvới khoảng 1.900 hệ thống, tiếp theo là Mỹ với 1.500, Nhật 1.100… có khoảng 4.000 hệ thống ở Châu Âu , trong đó Đức, Anh, Ý và Tây Ban Nha chiếm hơn một nửa. Còn Úc,xếp thứ 9 trong danh sách này với 720 franchisor và đến nay vẫn là nước có tỷ lệ chuyểnnhượng thương hiệu cao nhất thế giới (tính theo đầu người).
Tuy nhiên, ngày càng có thêm nhiều vụ chuyểnnhượng quyền sử dụng thương hiệu ở châu Á.Trung Quốc đang thu hút mạnh các nhà chuyền nhượng quyền nước ngoài với việc chiếm khoảng ¼ dân số thế giới. Mặc dù việc chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu là một trongnhững lĩnh vực kinh tế phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc (số lượng các hệ thốngnhượng quyền thương hiệu nhiều hơn ở Mỹ), Trung Quốc vẫn còn phải học hỏi về việcchuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và hiện nay việc này vẫn còn thực hiện chưađồng bộ. Điều này có nghĩa là việc tìm ra các đối tác đáng tin cậy, thực hiện các bước đi cần thiết để bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ đang cấp thiết hơn bao giờ hết.
5.3 Xu hướng franchise tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hiện chưa có thống kê chính thức nhưng có khoảng 70 thương hiệu cả trong lẫn ngoài nước thực hiện franchise tại Việt Nam. Qua đánh giá, Việt Nam sẽ là thị trường tiềm năng cho franchise phát triển. Trong những năm qua, nhiều tập đoàn nước ngoài đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam qua franchise, đáng chú ý nhất là các thương hiệunhư: KFC, Dilmah, Lotteria...Bên cạnh việc nỗ lực xây dựng thương hiệu riêng của mình, nhiều doanh nghiệp lớn trong nước đang có xu hướng mua quyền sử dụng thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài để nhanh chóng tạo cho mình một giá trị thương hiệu mạnh, hướng ra toàn cầu.Như thế, các doanh nghiệp song song đạt được hai mục tiêu: vừa được mang thương hiệunổi tiếng, vừa khẳng định được chất lượng hàng hóa, uy tín của doanh nghiệp mình nhờ vào thương hiệu đó.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Top