cobebupbe138
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Bộ luật dân sự Việt Nam lần đầu tiên ra đời đã bao quát được một số lĩnh vực rộng lớn trong đời sống xã hội, đó là giao lưu dân sự của các chủ thể. Bên cạnh việc xây dựng chuẩn mực chủ thể pháp lý cho các chủ thể tham gia quan hệ dân sự, góp phần giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển, bộ luật dân sự còn hạn chế những tranh chấp, tiêu cực trong quan hệ dân sự làm lành mạnh các quan hệ xã hội bằng những quy định về trách nhiệm bồi thường dân sự. Những quy định này nhằm mục đích tạo ra cơ chế hữu hiệu nhất giúp cho những chủ thể có đủ cơ sở để tự bảo vệ các quyền dân sự của mình, cũng như có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền dân sự bị xâm phạm.
Luật dân sự điều chỉnh những mối quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản luôn luôn tồn tại trong xã hội chúng ta. Để đảm bảo cho mọi người dân đều được hưởng các quyền và lợi ích chính đáng. Quyền nhân thân điều 24 bộ luật dân sự sửa đổi bổ sung như sau: "Là quyền dân sự gắn kết với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác''. Và điều 37 bô luật dân sự 2005 đã ghi nhận: "Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ". Như vậy khi quyền nhân thân của cá nhân nói chung hay quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm hại nói riêng sẽ được pháp luật bảo vệ và nếu ai đó xâm phạm một cách trái pháp luật đối với cá nhân về danh dự, nhân phẩm, uy tín thì người đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (TNBTTH) cho cá nhân bị xâm phạm theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ các quy định của bộ luật dân sự và xác định trong khoa học pháp lý những quan niệm, nhận thức, cơ sở pháp lý một cách thống nhất về TNBTTH trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là một việc làm hết sức cần thiết. Tất cả những lý do trên nói lên tính cấp thiết của đề tài "trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác" mà em đã chọn và trình bày trong bài tập học kì này.
MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Theo quy định chung của BLDS Việt Nam thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn gọi là TNBTTH do có hành vi trái pháp luật. Đây là một chế định rất đa dạng và khá phức tạp trong luật dân sự. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài em chỉ nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản nhất về TNBTTH do có hành vi trái pháp luật trong luật dân sự và chỉ đi sâu làm rõ về TNBTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của các cá nhân trong xã hội. Đồng thời đánh giá thực tiễn việc xét xử của ngành Tòa án nhân dân trong lĩnh vực này, để đề ra những giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định của BLDS.
Để đạt được mục đích trong phạm vi nghiên cứu đó, đề tài tập chung giải quyết các nhiệm vụ:
Thứ nhất, nghiên cứu làm sang tỏ khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý và những căn cứ làm phát sinh TNBTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Thứ hai, tìm hiểu những điều kiện cơ bản để xác định TNBTTH được quy định trong BLDS.
Thứ ba, phân tích thực trạng công tác xét xử của ngành tòa án nhân dân trong việc áp dụng các quy định của BLDS để giải quyết các tranh chấp về BTTH do có hành vi trái pháp luật, tìm ra những vướng mắc, tồn tại và đề xuất giải pháp khắc phục.
NỘI DUNG
Quyền và nghĩa vụ của mọi công dân Việt Nam đều được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nó có ý nghĩa quyết định trong việc xác định địa vị pháp lý của công dân. Song song với việc ghi nhận các quyền đó nhà nước đã hoàn thiện một cơ chế quan trọng là đảm bảo bằng những biện pháp, pháp lý thông qua việc cụ thể hóa ở các văn bản pháp luật khác.
Trong điều kiện hiện nay, Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa với những đặc điểm của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước là sự đa dạng, phức tạp của các quan hệ xã hội đó. Do đó nhà nước phải đảm bảo cho đời sống xã hội co tính tổ chức cao và ổn định. Để đáp ứng yêu cầu đó, hàng loạt những văn bản pháp lật được ban hành như bộ luật lao động, luật hình sự, đặc biệt BLDS được Quốc Hội khóa 9 kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28-10-1995 và có hiệu lực từ ngày 1-7-1996, với sự kế thừa truyền thống pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kì. BLDS quy định: "quyền nhân thân trong quan hệ dân sự do pháp luật quy định được tôn trọng và bảo vệ". Điều 25 BLDS cũng khẳng định: Khi quyền nhân thân của người đó bị xâm phạm thì người đó có quyền :
1. Tự mình cải chính
2. Yêu cầu người vi phạm hay yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai.
3.Yêu cầu người vi phạm hay yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Để bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của tập thể, lợi ích của cá nhân, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi có hành vi xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, pháp luật dân sự nói chung và BLDS nói riêng quy định trách nhiệm về bồi thường thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm pháp luật gây ra, việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại như là một phương tiện pháp lý được nhà nước sử dụng để bảo vệ các quyền và lợi ích của các chủ thể và nhằm giáo dục người gây thiệt hại nói riêng và mọi công dân trong xã hội nói chung về ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng lợi ích, quyền nhân thân của người khác. Nó xuất phát từ yêu cầu thiết thực và cấp bách nhất của xã hội. Đòi hỏi ấy phải đảm bảo sự bình đẳng, công bằng, chính xác, hợp lý và hiệu quả.
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG LUẬT DÂN SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiêt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một trong những chế định ra đời từ rất sớm trong pháp luật dân sự. Qua những thời kì lịch sử khác nhau và ở những nước khác nhau, chế định này đều được quy định một cách tương đối cụ thể về cách thức bồi thường, thiệt hại phải bồi thường cũng như mức độ bồi thường. Tuy nhiên pháp luật và tập quán các nước đều ghi nhận một nguyên tắc chung nhất đó là: "người gây ra thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại".
Bồi thường thiệt hại (BTTH) là một chế định quan trọng của BLDS là cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho các chủ thể. BTTH là một trong những quan hệ dân sự, bao giờ nó cũng gắn liền với quyền, lợi ích chính đáng của những chủ thể nhất định, nhằm bảo vệ họ trong quan hệ xã hội, nó là một hình thức trách nhiệm dân sự để buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải bù đắp những tổn thất về vật chất cũng như tinh thần cho bên bị vi phạm.
Nhà nước ta luôn bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân về danh dự, tính mạng, sức khỏe, uy tín cho mọi công dân: "Mọi hành động xâm phạm lợi ích, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể của công dân đều bị xử lý theo pháp luật". hay tại chương 1 Phần thứ nhất về những quy định chung của BLDS trong các nguyên tắc của luật dân sự. Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của nhà nước, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 2). Nguyên tắc tôn trọng bảo vệ quyền nhân thân...
Trong thực tế hoạt động xã hội, ngày càng nhiều các hiện tượng xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Nếu thiếu đi nghĩa vụ BTTH thì nhà nước không thể bảo vệ một cách chính đáng độ an toàn pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và các chủ thể khác khi tham gia vào các quan hệ dân sự.
Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng và cơ bản của luật dân sự. Do vậy không chỉ ngày nay mà từ thời xa xưa ông cha ta đã chú ý đến và có nhiều quy định về BTTH khi gây ra thiệt hại như Bộ Hoàng Việt Luật Lệ của triều Nguyễn, Bộ Quốc Triều Hình Luật của nhà Lê... Khi nghiên cứu pháp luật cổ Việt Nam, chúng ta thấy các chế định về trách nhiệm dân sự được quy định rất sơ sài, tản mạn và gần như không có sự phân biệt giữa trách nhiệm dân sự (TNDS) và trách nhiệm hình sự (TNHS). Pháp luật không chú trọng vào việc quy định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Tuy nhiên cùng với TNHS, một số bộ luật cũng đã quy định về khoản tiền bồi thường cho người bị hại. Ví dụ trong cổ luật cũng đặt ra sự BTTH về phương diện tinh thần như trong bộ luật Hồng Đức vấn đề này đã được quy định trong một số trường hợp đặc biệt, mặc dù danh từ BTTH về tinh thần chưa được biết tới - tại Điều 472 quy định đối với các vụ đánh quan chức bị thương thì ngoài tiền đền thương tổn còn phải đến tiền tạ. Nhưng còn đối với dân thường thì không có quy định nào nói về việc BTTH do xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự...về tinh thần. Đây cũng chính là sự bất bình đẳng trong chế độ cũ. Như vậy, mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng trong cổ luật đã chấp nhận sự BTTH, có thể thiệt hại là vật chất nhưng cũng có thể thiệt hại là tinh thần hay cũng có thể do sự vi phạm pháp luật...
MỤC LỤC
trang
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………….. 1
NỘI DUNG……………………………………………………... 3
1. Những vấn đề chung về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong dân sự
1.1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý của
trách nhiệm bồi thường thiêt hại.
1.2. Các quy định của BLDS trong việc bồi thường
thiệt hại do xâm phạm danh dư, nhân phẩm, uy tín.
2. Các yêu cầu trong việc xác định trách nhiệm
bồi thường thiệt hại
2.1. Phải có thiệt hại thực tế xảy ra
2.2. Phải có hành vi trái pháp luật
2.3. Phải có lỗi của người gây thiệt hại
2.4. Mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật
3. Các hình thức và mức độ bồi thường
4. Bồi thường thiêt hại có mối quan hệ chặt chẽ
với lợi ích công bằng xã hội
5. Thực trạng áp dụng pháp luật về BTTH do xâm
phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín trong những
năm qua
6. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và áp dụng
pháp luật
7. Ý nghĩa của việc bồi thương thiệt hại
KẾT LUẬN……………………………………………………… 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………. 20
TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI:
BLDS: bộ luật dân sự
BTTH: bồi thường thiệt hại
TNBTTH: trách nhiệm bồi thường thiệt hại
TNDS: trách nhiệm dân sự
TNHS: trách nhiệm hình sự
KẾT LUẬN
Quyền nhân thân là quyền gắn liền với mỗi cá nhân nó được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, nó gắn liền với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi. Vì thế, bất kì chủ thể nào trong xã hội có hành vi xâm phạm bất hợp pháp quyền nhân than của người khác thì người bị xâm phạm có quyền yều cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình.
Khi nghiên cứu một số vấn đề về TNBTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác là một đề tài không phải là mới nhưng do khả năng còn nhiều hạn chế và em cũng đã cố gắng hết sức trong quá trình làm bài, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để em có thể từng bước hoàn thiện hơn.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
Bộ luật dân sự Việt Nam lần đầu tiên ra đời đã bao quát được một số lĩnh vực rộng lớn trong đời sống xã hội, đó là giao lưu dân sự của các chủ thể. Bên cạnh việc xây dựng chuẩn mực chủ thể pháp lý cho các chủ thể tham gia quan hệ dân sự, góp phần giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển, bộ luật dân sự còn hạn chế những tranh chấp, tiêu cực trong quan hệ dân sự làm lành mạnh các quan hệ xã hội bằng những quy định về trách nhiệm bồi thường dân sự. Những quy định này nhằm mục đích tạo ra cơ chế hữu hiệu nhất giúp cho những chủ thể có đủ cơ sở để tự bảo vệ các quyền dân sự của mình, cũng như có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền dân sự bị xâm phạm.
Luật dân sự điều chỉnh những mối quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản luôn luôn tồn tại trong xã hội chúng ta. Để đảm bảo cho mọi người dân đều được hưởng các quyền và lợi ích chính đáng. Quyền nhân thân điều 24 bộ luật dân sự sửa đổi bổ sung như sau: "Là quyền dân sự gắn kết với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác''. Và điều 37 bô luật dân sự 2005 đã ghi nhận: "Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ". Như vậy khi quyền nhân thân của cá nhân nói chung hay quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm hại nói riêng sẽ được pháp luật bảo vệ và nếu ai đó xâm phạm một cách trái pháp luật đối với cá nhân về danh dự, nhân phẩm, uy tín thì người đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (TNBTTH) cho cá nhân bị xâm phạm theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ các quy định của bộ luật dân sự và xác định trong khoa học pháp lý những quan niệm, nhận thức, cơ sở pháp lý một cách thống nhất về TNBTTH trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là một việc làm hết sức cần thiết. Tất cả những lý do trên nói lên tính cấp thiết của đề tài "trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác" mà em đã chọn và trình bày trong bài tập học kì này.
MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Theo quy định chung của BLDS Việt Nam thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn gọi là TNBTTH do có hành vi trái pháp luật. Đây là một chế định rất đa dạng và khá phức tạp trong luật dân sự. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài em chỉ nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản nhất về TNBTTH do có hành vi trái pháp luật trong luật dân sự và chỉ đi sâu làm rõ về TNBTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của các cá nhân trong xã hội. Đồng thời đánh giá thực tiễn việc xét xử của ngành Tòa án nhân dân trong lĩnh vực này, để đề ra những giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định của BLDS.
Để đạt được mục đích trong phạm vi nghiên cứu đó, đề tài tập chung giải quyết các nhiệm vụ:
Thứ nhất, nghiên cứu làm sang tỏ khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý và những căn cứ làm phát sinh TNBTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Thứ hai, tìm hiểu những điều kiện cơ bản để xác định TNBTTH được quy định trong BLDS.
Thứ ba, phân tích thực trạng công tác xét xử của ngành tòa án nhân dân trong việc áp dụng các quy định của BLDS để giải quyết các tranh chấp về BTTH do có hành vi trái pháp luật, tìm ra những vướng mắc, tồn tại và đề xuất giải pháp khắc phục.
NỘI DUNG
Quyền và nghĩa vụ của mọi công dân Việt Nam đều được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nó có ý nghĩa quyết định trong việc xác định địa vị pháp lý của công dân. Song song với việc ghi nhận các quyền đó nhà nước đã hoàn thiện một cơ chế quan trọng là đảm bảo bằng những biện pháp, pháp lý thông qua việc cụ thể hóa ở các văn bản pháp luật khác.
Trong điều kiện hiện nay, Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa với những đặc điểm của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước là sự đa dạng, phức tạp của các quan hệ xã hội đó. Do đó nhà nước phải đảm bảo cho đời sống xã hội co tính tổ chức cao và ổn định. Để đáp ứng yêu cầu đó, hàng loạt những văn bản pháp lật được ban hành như bộ luật lao động, luật hình sự, đặc biệt BLDS được Quốc Hội khóa 9 kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28-10-1995 và có hiệu lực từ ngày 1-7-1996, với sự kế thừa truyền thống pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kì. BLDS quy định: "quyền nhân thân trong quan hệ dân sự do pháp luật quy định được tôn trọng và bảo vệ". Điều 25 BLDS cũng khẳng định: Khi quyền nhân thân của người đó bị xâm phạm thì người đó có quyền :
1. Tự mình cải chính
2. Yêu cầu người vi phạm hay yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai.
3.Yêu cầu người vi phạm hay yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Để bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của tập thể, lợi ích của cá nhân, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi có hành vi xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, pháp luật dân sự nói chung và BLDS nói riêng quy định trách nhiệm về bồi thường thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm pháp luật gây ra, việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại như là một phương tiện pháp lý được nhà nước sử dụng để bảo vệ các quyền và lợi ích của các chủ thể và nhằm giáo dục người gây thiệt hại nói riêng và mọi công dân trong xã hội nói chung về ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng lợi ích, quyền nhân thân của người khác. Nó xuất phát từ yêu cầu thiết thực và cấp bách nhất của xã hội. Đòi hỏi ấy phải đảm bảo sự bình đẳng, công bằng, chính xác, hợp lý và hiệu quả.
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG LUẬT DÂN SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiêt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một trong những chế định ra đời từ rất sớm trong pháp luật dân sự. Qua những thời kì lịch sử khác nhau và ở những nước khác nhau, chế định này đều được quy định một cách tương đối cụ thể về cách thức bồi thường, thiệt hại phải bồi thường cũng như mức độ bồi thường. Tuy nhiên pháp luật và tập quán các nước đều ghi nhận một nguyên tắc chung nhất đó là: "người gây ra thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại".
Bồi thường thiệt hại (BTTH) là một chế định quan trọng của BLDS là cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho các chủ thể. BTTH là một trong những quan hệ dân sự, bao giờ nó cũng gắn liền với quyền, lợi ích chính đáng của những chủ thể nhất định, nhằm bảo vệ họ trong quan hệ xã hội, nó là một hình thức trách nhiệm dân sự để buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải bù đắp những tổn thất về vật chất cũng như tinh thần cho bên bị vi phạm.
Nhà nước ta luôn bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân về danh dự, tính mạng, sức khỏe, uy tín cho mọi công dân: "Mọi hành động xâm phạm lợi ích, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể của công dân đều bị xử lý theo pháp luật". hay tại chương 1 Phần thứ nhất về những quy định chung của BLDS trong các nguyên tắc của luật dân sự. Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của nhà nước, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 2). Nguyên tắc tôn trọng bảo vệ quyền nhân thân...
Trong thực tế hoạt động xã hội, ngày càng nhiều các hiện tượng xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Nếu thiếu đi nghĩa vụ BTTH thì nhà nước không thể bảo vệ một cách chính đáng độ an toàn pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và các chủ thể khác khi tham gia vào các quan hệ dân sự.
Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng và cơ bản của luật dân sự. Do vậy không chỉ ngày nay mà từ thời xa xưa ông cha ta đã chú ý đến và có nhiều quy định về BTTH khi gây ra thiệt hại như Bộ Hoàng Việt Luật Lệ của triều Nguyễn, Bộ Quốc Triều Hình Luật của nhà Lê... Khi nghiên cứu pháp luật cổ Việt Nam, chúng ta thấy các chế định về trách nhiệm dân sự được quy định rất sơ sài, tản mạn và gần như không có sự phân biệt giữa trách nhiệm dân sự (TNDS) và trách nhiệm hình sự (TNHS). Pháp luật không chú trọng vào việc quy định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Tuy nhiên cùng với TNHS, một số bộ luật cũng đã quy định về khoản tiền bồi thường cho người bị hại. Ví dụ trong cổ luật cũng đặt ra sự BTTH về phương diện tinh thần như trong bộ luật Hồng Đức vấn đề này đã được quy định trong một số trường hợp đặc biệt, mặc dù danh từ BTTH về tinh thần chưa được biết tới - tại Điều 472 quy định đối với các vụ đánh quan chức bị thương thì ngoài tiền đền thương tổn còn phải đến tiền tạ. Nhưng còn đối với dân thường thì không có quy định nào nói về việc BTTH do xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự...về tinh thần. Đây cũng chính là sự bất bình đẳng trong chế độ cũ. Như vậy, mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng trong cổ luật đã chấp nhận sự BTTH, có thể thiệt hại là vật chất nhưng cũng có thể thiệt hại là tinh thần hay cũng có thể do sự vi phạm pháp luật...
MỤC LỤC
trang
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………….. 1
NỘI DUNG……………………………………………………... 3
1. Những vấn đề chung về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong dân sự
1.1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý của
trách nhiệm bồi thường thiêt hại.
1.2. Các quy định của BLDS trong việc bồi thường
thiệt hại do xâm phạm danh dư, nhân phẩm, uy tín.
2. Các yêu cầu trong việc xác định trách nhiệm
bồi thường thiệt hại
2.1. Phải có thiệt hại thực tế xảy ra
2.2. Phải có hành vi trái pháp luật
2.3. Phải có lỗi của người gây thiệt hại
2.4. Mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật
3. Các hình thức và mức độ bồi thường
4. Bồi thường thiêt hại có mối quan hệ chặt chẽ
với lợi ích công bằng xã hội
5. Thực trạng áp dụng pháp luật về BTTH do xâm
phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín trong những
năm qua
6. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và áp dụng
pháp luật
7. Ý nghĩa của việc bồi thương thiệt hại
KẾT LUẬN……………………………………………………… 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………. 20
TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI:
BLDS: bộ luật dân sự
BTTH: bồi thường thiệt hại
TNBTTH: trách nhiệm bồi thường thiệt hại
TNDS: trách nhiệm dân sự
TNHS: trách nhiệm hình sự
KẾT LUẬN
Quyền nhân thân là quyền gắn liền với mỗi cá nhân nó được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, nó gắn liền với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi. Vì thế, bất kì chủ thể nào trong xã hội có hành vi xâm phạm bất hợp pháp quyền nhân than của người khác thì người bị xâm phạm có quyền yều cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình.
Khi nghiên cứu một số vấn đề về TNBTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác là một đề tài không phải là mới nhưng do khả năng còn nhiều hạn chế và em cũng đã cố gắng hết sức trong quá trình làm bài, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để em có thể từng bước hoàn thiện hơn.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: