nuocmattoiroivi1nguoicongai
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
I) Giới thiệu chung
Pháp luật phong kiến Việt nam ra đời và ngay lập tức đã thể hiện vai trò đắc lực giúp vua chúa phong kiến trong việc điều hành và quản lý nhà nước. Con đường hình thành của pháp luật cũng đi từ sự kế thừa, sao chép thuần tuý những phong tục tập quán sẵn có trong dân gian, đến từng bước vận dụng xây dựng văn bản pháp luật chính thức. Tại từng triều đại, trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà hoạt động xây dựng pháp luật được quan tâm xây dựng và phát triển ở các mức độ khác nhau. Nhưng, dưới giác độ pháp điển hoá, pháp luật phong kiến Đại việt về căn bản có những bộ luật cơ bản như Bộ hình thư thời nhà Lý; Bộ hình thư thời nhà Trần; Quốc triều hình luật và Quốc triều khám tụng điều lệ thuộc triều hậu Lê và Bộ Hoàng việt luật lệ (Luật Gia Long) của triều Nguyễn…
Suốt thời kỳ Nhà nước phong kiến Đại việt, đặc biệt là giai đoạn từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, pháp luật phong kiến không ngừng được xây dựng và hoàn thiện. Mỗi triều đại thường chỉ ban hành một bộ luật tổng hợp vì vậy mà bộ luật đó có hiệu lực trong suốt thời kỳ tồn tại của triều đại đó. Triều Vua Lê từ Lê Thái Tổ đến Lê Thái Tông và tiếp đến là Lê Thánh Tông hoạt động xây dựng pháp luật có thể nói là phát triển rực rỡ nhất. Trong gần 40 năm trị vì của mình Lê Thánh Tông đã ban hành nhiều luật lệ và còn được lưu lại đến ngày nay. Không chỉ ban hành nhiều luật lệ (qua các chiếu, chỉ, đạo dụ, sắc phong...) mà hoạt động tập hợp hoá, pháp điển hoá pháp luật cũng được chú trọng thích đáng. Hai bộ luật quốc triều hình luật và quốc triều khám tụng triều Lê là kết quả của hoạt động pháp điển hoá nói trên. Bộ quốc triều hình luật là đỉnh cao của thành tựu lập pháp từ thế kỷ 15-18, là bộ luật tiêu biểu nhất trong lịch sử pháp luật phong kiến Việt Nam.
Nhìn chung các bộ luật trong thời kỳ này đều có nội dung tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật của nhiều ngành luật khác nhau. Bố cục của các bộ luật về cơ bản đều mô phỏng theo các bộ luật của Trung quốc, cách trình bày của các bản điều dù trong lĩnh vực hình sự, hay các lĩnh vực hành chính, dân sự, ruộng đất, hôn nhân và gia đình,…..đều phổ biến là dùng các quy phạm pháp luật hình sự để trình bày. Các nhà làm luật phong kiến về cơ bản chưa có khái niệm phân chia pháp luật thành các ngành luật như thời cận hiện đại sau này. Tuy nhiên các bộ luật thuộc các triều đại phong kiến Việt nam đã phần nào điều chỉnh được các mối quan hệ xã hội trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội lúc bấy giờ.
Trong phạm vi chuyên đề nhỏ này, tui chỉ đi sâu nghiên cứu về chủ đề Trách nhiệm dân sự trong pháp luật phong kiến Việt Nam mà cụ thể là nó được thể hiện trong Bộ quốc triều hình luật và trong Luật Gia Long.
Bộ quốc triều hình luật và Bộ Hoàng Việt luật Lệ là kết quả của hoạt động pháp điển hoá pháp luật, nó là kết quả qua nhiều đời vua: từ soạn thảo đến bổ sung và hoàn chỉnh. Hai Bộ luật này là thành tựu lập pháp của triều Lê và triều Nguyễn, qua nhiều đời vua kế tiếp nhau trong đó nó được bổ sung hoàn chỉnh nhất là thời Lê Thánh Tông đối với Bộ Quốc Triều Hình Luật (Luật Hồng Đức) và thời Gia Long đối với Bộ Hoàng Việt luật Lệ (Luật Gia Long).
Về bố cục của bộ luật Quốc Triều Hình Luật: Theo bản dịch của Viện sử học, bộ luật này có 13 chương, tổng cộng có 722 điều. Ngoài ra, trước khi đi vào chương, điều mở đầu có các biểu đồ quy định các hạng để tang và tang phục về kích thước và các hình (roi, trượng, gông, dây sắt).
Về bố cục của bộ luật Hoàng Việt luật Lệ: Bộ Hoàng Việt luật Lệ gồm 398 điều, chia thành 22 quyển căn cứ vào chức năng, thẩm quyền của Lục bộ. Mở
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
I) Giới thiệu chung
Pháp luật phong kiến Việt nam ra đời và ngay lập tức đã thể hiện vai trò đắc lực giúp vua chúa phong kiến trong việc điều hành và quản lý nhà nước. Con đường hình thành của pháp luật cũng đi từ sự kế thừa, sao chép thuần tuý những phong tục tập quán sẵn có trong dân gian, đến từng bước vận dụng xây dựng văn bản pháp luật chính thức. Tại từng triều đại, trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà hoạt động xây dựng pháp luật được quan tâm xây dựng và phát triển ở các mức độ khác nhau. Nhưng, dưới giác độ pháp điển hoá, pháp luật phong kiến Đại việt về căn bản có những bộ luật cơ bản như Bộ hình thư thời nhà Lý; Bộ hình thư thời nhà Trần; Quốc triều hình luật và Quốc triều khám tụng điều lệ thuộc triều hậu Lê và Bộ Hoàng việt luật lệ (Luật Gia Long) của triều Nguyễn…
Suốt thời kỳ Nhà nước phong kiến Đại việt, đặc biệt là giai đoạn từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, pháp luật phong kiến không ngừng được xây dựng và hoàn thiện. Mỗi triều đại thường chỉ ban hành một bộ luật tổng hợp vì vậy mà bộ luật đó có hiệu lực trong suốt thời kỳ tồn tại của triều đại đó. Triều Vua Lê từ Lê Thái Tổ đến Lê Thái Tông và tiếp đến là Lê Thánh Tông hoạt động xây dựng pháp luật có thể nói là phát triển rực rỡ nhất. Trong gần 40 năm trị vì của mình Lê Thánh Tông đã ban hành nhiều luật lệ và còn được lưu lại đến ngày nay. Không chỉ ban hành nhiều luật lệ (qua các chiếu, chỉ, đạo dụ, sắc phong...) mà hoạt động tập hợp hoá, pháp điển hoá pháp luật cũng được chú trọng thích đáng. Hai bộ luật quốc triều hình luật và quốc triều khám tụng triều Lê là kết quả của hoạt động pháp điển hoá nói trên. Bộ quốc triều hình luật là đỉnh cao của thành tựu lập pháp từ thế kỷ 15-18, là bộ luật tiêu biểu nhất trong lịch sử pháp luật phong kiến Việt Nam.
Nhìn chung các bộ luật trong thời kỳ này đều có nội dung tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật của nhiều ngành luật khác nhau. Bố cục của các bộ luật về cơ bản đều mô phỏng theo các bộ luật của Trung quốc, cách trình bày của các bản điều dù trong lĩnh vực hình sự, hay các lĩnh vực hành chính, dân sự, ruộng đất, hôn nhân và gia đình,…..đều phổ biến là dùng các quy phạm pháp luật hình sự để trình bày. Các nhà làm luật phong kiến về cơ bản chưa có khái niệm phân chia pháp luật thành các ngành luật như thời cận hiện đại sau này. Tuy nhiên các bộ luật thuộc các triều đại phong kiến Việt nam đã phần nào điều chỉnh được các mối quan hệ xã hội trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội lúc bấy giờ.
Trong phạm vi chuyên đề nhỏ này, tui chỉ đi sâu nghiên cứu về chủ đề Trách nhiệm dân sự trong pháp luật phong kiến Việt Nam mà cụ thể là nó được thể hiện trong Bộ quốc triều hình luật và trong Luật Gia Long.
Bộ quốc triều hình luật và Bộ Hoàng Việt luật Lệ là kết quả của hoạt động pháp điển hoá pháp luật, nó là kết quả qua nhiều đời vua: từ soạn thảo đến bổ sung và hoàn chỉnh. Hai Bộ luật này là thành tựu lập pháp của triều Lê và triều Nguyễn, qua nhiều đời vua kế tiếp nhau trong đó nó được bổ sung hoàn chỉnh nhất là thời Lê Thánh Tông đối với Bộ Quốc Triều Hình Luật (Luật Hồng Đức) và thời Gia Long đối với Bộ Hoàng Việt luật Lệ (Luật Gia Long).
Về bố cục của bộ luật Quốc Triều Hình Luật: Theo bản dịch của Viện sử học, bộ luật này có 13 chương, tổng cộng có 722 điều. Ngoài ra, trước khi đi vào chương, điều mở đầu có các biểu đồ quy định các hạng để tang và tang phục về kích thước và các hình (roi, trượng, gông, dây sắt).
Về bố cục của bộ luật Hoàng Việt luật Lệ: Bộ Hoàng Việt luật Lệ gồm 398 điều, chia thành 22 quyển căn cứ vào chức năng, thẩm quyền của Lục bộ. Mở
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: