Link tải miễn phí luận văn
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây tình hình tội phạm nước ta đang có chiều hướng gia tăng và có nhiều diễn biến phức tạp. Phổ biến hiện nay là những vụ án nghiêm trọng có nhiều bị cáo tham gia, nhất là trong các vụ án tham nhũng xảy ra gần đõy đang được dư luận xã hội quan tâm theo dừi, lên án. Trong đồng phạm, mỗi bị cáo khi thực hiện tội phạm có thể có vai trò khác nhau. Sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa những người cùng phạm tội càng củng cố quyết tâm phạm tội của cả bọn. Điều đú giúp chúng ta nhận ra sự nguy hiểm của loại tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm. Chính vì vậy, việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm duới hình thức đồng phạm nói riêng là việc làm cấp bách luụn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đề cao và chú trọng. Đó là lí do để tác giả khoá luận chọn và nghiên cứu đề tài:
Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
Mục đích của đề tài là tập trung nghiên cứu bản chất, tính chất và mức độ nguy hiểm của đồng phạm; tính chất và hành vi của từng loại người đồng phạm; từ đó, xác định trách nhiệm hình sự (TNHS) cụ thể cho họ.
Việc nghiên cứu vấn đề đồng phạm có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cơ bản sau đây:
Về lí luận, nghiên cứu đồng phạm giúp chúng ta xác định chớnh xác cơ sở pháp lý của đồng phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy cứu TNHS của người đồng phạm.
Nghiên cứu vấn đề đồng phạm có ý nghĩa đặc biệt lớn trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, giúp Tòa án xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm. Việc xác định TNHS cho từng người đồng phạm cũn giỳp cho cơ quan tư pháp xác định đúng tội danh và hình phạt tương ứng trong vụ án có nhiều người tham gia.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến việc xác định TNHS của những người đồng phạm, đồng thời nghiên cứu thực tiễn xét xử những vụ án đồng phạm. Từ đó đánh giá về tình hình tội phạm nói chung, đồng phạm nói riêng trong giai đoạn hiện nay, đưa ra kiến nghị, đề xuất góp phần hoàn thiện chế định đồng phạm của Bộ luật Hình sự (BLHS) trong tương lai.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đựợc nghiên cứu dựa trên cơ sở lí luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm, đường lối chớnh sách của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm. Bên cạnh việc sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật, đề tài cũn sử dụng các phương pháp so sánh, lôgic, phõn tích, chứng minh và tổng hợp.
5. Kết cấu khóa luận
Xuất phát từ nội dung, yêu cầu của đề tài, ngoài mở đầu và kết luận khoá luận được kết cấu bởi hai chương sỏu mục:
Chương I: Khái niệm, dấu hiệu pháp lí và hình thức của đồng phạm
Chương II: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm









Chương 1

KHÁI NIỆM, DẤU HIỆU PHÁP LÝ VÀ
HÌNH THỨC CỦA ĐỒNG PHẠM

1.1. Khái niệm
Tội phạm có thể do một chủ thể thực hiện, cũng có thể là sự phối hợp cùng tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Khi một tội phạm được thực hiện bởi nhiều người phạm tội thì việc xác định TNHS đối với họ là rất phức tạp. Một trong những cơ sở quan trọng để chúng ta xác định được đúng người đúng tội chính là những qui định đã được pháp điển hóa trong các BLHS.
Luật hình sự các nước trên thế giới đều có quy định về đồng phạm. Bộ luật sự của nước Cộng hòa nhân dõn Trung Hoa 1979 tại Điều 22 quy định : “Hai hay nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm” [8, tr.14]. Theo Điều 33 Bộ luật hình sự của Liên Bang Nga cũng có quy định: “Hai hay nhiều người cùng cố ý thực hiện một tội cố ý là đồng phạm” [8, tr.58]. Pháp luật hình sự của các nước trên thế giới có những quy định rất đa dạng về đồng phạm. Nhưng điều mà chúng ta quan tõm hơn cả đú chớnh là những quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam về trường hợp nhiều người cùng tham gia vụ đồng phạm.
Trên lónh thổ của Nhà nước Việt Nam trước đõy, trong thời kỳ phong kiến, cũng đã có các quy định sơ khai về đồng phạm. Luật hình sự phong kiến được hình thành và phát triển trên cơ sở của nhiều chế định khác nhau, thì vấn đề đồng phạm đã bước đầu được đề cập tới. Bộ “Quốc triều hình luật” năm 1483 dưới triều nhà Lờ đó xuất hiện những quy định về vấn đề nhiều người cùng phạm tội. Mặc dù chưa đưa ra định nghĩa về đồng phạm nhưng Bộ luật đó cú những quy định về TNHS cho những người tham gia phạm tội. Điều 454 quy định: “Những kẻ đồng mưu với nhau đi ăn cướp nhưng khi đi thì lại không đi, người đi lấy được của về chia nhau, mà kẻ đồng mưu ở nhà cũng lấy phần, thì
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Tình hình tổ chức vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán t ại công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Lan Luận văn Kinh tế 0
T Đặc điểm, tình hình hoạt động của công ty trách nhiệm nhà nước một thành viên bao bì 27-7 Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
W Tình hình họat động và phát triển tại Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
T Tình hình hoạt động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ô tô Hyundai Giải Phóng Luận văn Kinh tế 0
M Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa thuế, phí và lệ phí. Trình bầy tình hình thu thuế VAT tại một Công ty trách nhiệm hữu hạn Luận văn Kinh tế 0
N Các chế định trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, hình phạt và miễn hình phạt trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Luận văn Sư phạm 2
C Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự nước ngoài và mô hình lý luận của nó trong pháp luật hình sự Luận văn Sư phạm 0
D Trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt Luận văn Luật 0
C Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn Luận văn Luật 2
T Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội Luận văn Luật 5

Các chủ đề có liên quan khác

Top