soi_hoang_7

New Member
Đề: Trẻ em đường phố

Bài làm ‘’Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ , biết học hành là ngoan’’ Sinh thơì Bác Hồ của chúng ta rất yêu thương và quan tâm đến thanh thiếu niên, đặc biệt là các em ở tuổi nhi đồng. Các em luôn được cha mẹ, thầy cô tạo điều kiện tốt nhất để các em có thể vui chơi và học tập. Thế nhưng chúng ta không khỏi xót xa khi bắt gặp những em bé phải lao động để lo chén cơm manh áo từng ngày.Những em bé ấy thường được gọi bằng một cái tên chung là ‘’trẻ em đường phố’’.

Trên tất cả những con phố nẻo đường, ngõ nghách của Hà Nội hay các thành phố lớn ta đều thấy thấp thoang bóng dáng của những em bé – trẻ em đường phố. Các em chỉ đang ở độ tuổi đến trường, thậm chí có em chỉ mới 5-6 tuổi. Nhưng em thì câm sấp vé số trên tay ,em thì cầm những tờ báo đi rong khắp phố phường. Và ở đâu đó hình ảnh nhỏ nhắn của các em trong các bãi rác đang tìm phế liệu để bán lấy tiền…Tất cả những chuyện các em phải làm đều vì mục đích mưu sinh, nuôi sống bản thân. Theo thống kê của Uỷ ban bảo vệ , chăm nom trẻ em mồ côi ,hiện nay nước ta có khoảng 16000 trẻ em lang thang . cơ nhỡ (chiếm 2,2% số trẻ em cả nước). Con số trên thực sự khiến người ta phải suy nghĩ. Liệu rằng 16000 em nhỏ ấy sẽ đi về đâu và tương lai của chúng sẽ ra sao?

Hình ảnh những em bé đường phố thật khiến người ta phải đau xót. Và thử hỏi còn trái tim nào sắt đá hơn thế nữa khi nghe giọng nói ấm áp trong sáng của các em cất lên: ‘’Cô ơi mua dùm con tấm vé số’’ hay ‘’Chú ơi đánh giầy phụ con đi chú’’. Vậy do đâu mà các em lại phải mưu sinh kiếm sống khi các em chỉ là những đứa trẻ? Ba mẹ các em đâu? Ba mẹ ư? Em không có ba mẹ, em cũng chẳng có gia đình bởi em là đứa trẻ mồ côi. Và có lẽ các em chỉ là ‘’sản phẩm’’ của những ông bố bà mẹ có lối sống sai lầm.Ba mẹ chắc là các em cũng có nhưng họ không yêu thương , quan tâm đến các em mà còn ngược đãi, đối xử tệ bạc với các em.Vậy nên em bỏ nha ra đi để tìm kiếm một sự giải thoát. Ba mẹ li hôn, đối với em giờ đây gia đình vừa thực sự tan vỡ. và có lẽ bởi gia đình các em quá cùng kiệt nên em phải nghỉ học để kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. tất cả những nguyên nhân xuất phát từ hoàn cảnh gia đình, từ ba mẹ của các em vừa khiến các em phải vào đời sớm. những đứa trẻ nên được nuôi nấng và cha mẹ daỵ bảo thì giờ đây lại phải nuôi sống bản thân và tự học ở trường đời.

‘’Trong đêm một bàn chân bước… em không biết đi về đâu’’. Xa xa đâu đó vẫn còn vang vọng lời bài hát ‘’Đứa bé’’ của nhạc sĩ Minh Khang khiến chúng ta trào lên một niềm xúc động. bởi hình ảnh của những em bé đường phố lang thang trong đêm tối không định hướng được tương lai cứ hiện lên trong tâm trí chủa mỗi chúng ta. Ai sẽ là người dạy dỗ, chỉ dẫn cho các em hướng đến những con đường tốt đẹp? Không ai cả, các em phải tự bước đi. Bởi vậy các em dễ sa vào những con đường sai trái. Các em dễ bị những kẻ xấu dụ dỗ và đi đến nghiện ngập. Chính thế khiến các em có những hành vi mà được gọi là tệ nạn xã hội. Gio đây các em không chỉ làm hại bản thân mà còn gây ảnh hưởng đến toàn xã hội.Và tất cả người sẽ nghĩ các em ra sao? Bên cạnh đó, một số trẻ em lang thang thường sống thành từng băng nhóm tiêu xài hoang phí với số tiền bất chính kiếm được. đặc biệt đối với các em là nữ thì chuyện bị dụ dỗ đi vào nhũng con đường sai trái càng dễ xaỷ ra. Nước ta đang từng bước hiện đại hóa , công nghề hóa. Và các em-trẻ em đường phố cũng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Vậy nên chuyện giáo dục các em là vô cùng quan trọng. Do vây, chúng ta cần có những giải pháp để giải quyết vấn đề này.

Chính vì vậy nên giờ đây hình ảnh những em bé đường phố được các cơ quan ban nghành chu trọng. Các mái ấm tình thương luôn mở rộng lớn cánh cửa để chào đón các em. Chính những nơi đây vừa trở thành mái ấm, là một đại gia đình cho các em co thể vui chơi, học tập và rèn luyện để trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội. Các trung tâm bảo trợ trẻ em, các tổ chức từ thiện ngày càng mở rộng.Các em sẽ không còn co ro trong manh chiếu rách, sẽ không còn ngủ ngoài đầu đương xó chợ nữa… Và các em cũng không phải tự ti mặc cảm nữa. Những bà mẹ ở làng SOS luôn mở rộng lớn tấm lòng với các em.Và còn rất nhiều những tấm lòng nhân ái luôn sẵn sàng giúp đỡ các em.

Vậy nên các bạn ạ! Chúng ta đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy cùng nhau mở rộng lớn trái tim giúp đỡ các em và tuyên truyền đến tất cả người hãy cảm thông , yêu thương các em để các em có nghị lực, tự tin vượt qua những khó khăn để trỏ thành mầm non, nền tảng của đất nước.Vậy chúng ta còn chờ gì nữa mà ‘’hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam’’.

Một xã hội văn minh tươi đẹp khi xung quanh không còn thấy những em bé đường phố phải lang thang vất vả kiếm sống.Và mỗi chúng ta nên phải biết sẻ chia tình cảm thân thương chan hòa với tất cả người bằng tất cả những gì mình có. Điều đó sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

→The end←








 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Nhận thức, hành vi của trẻ em đường phố đối với những nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ em Văn hóa, Xã hội 2
B Một số đặc điểm tâm lý của trẻ lao động trên đường phố Hà Nội Tâm lý học đại cương 0
D Mức độ hài lòng của trẻ đường phố tại các mái ấm TP HCM về truyền thông giáo dục sức khỏe Tài liệu chưa phân loại 0
G Trẻ đường phố Việt Nam - nguyên nhân truyền thống và nguyên nhân mới, mối quan hệ giữa các nguyên nhân này trong nền kinh tế đang phát triển Tài liệu chưa phân loại 0
D Biện pháp phát triển kỹ năng tiền học đường cho trẻ 5 – 6 tuổi Luận văn Sư phạm 0
D Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi nhằm giảm mặc cảm tự ti để nâng cao khả năng hòa nhập môi trường học đường Văn hóa, Xã hội 0
B Đặt máy tạo nhịp qua đường tĩnh mạch ở trẻ em Luận văn Kinh tế 0
T Nghiên cứu stress ở những trẻ em vị thành niên qua đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 Tâm lý học đại cương 1
K Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông Văn học 0
J Trẻ sơ sinh non tháng được nuôi ăn đường tiêu hoá Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top