bell_poupee
New Member
Download miễn phí Triết học Mác -Lênin trong sự nghiệp đổi mới xã hội
Công tác giảng dạy triết học có chuyển biến theo hướng đổi mới nội dung và
phương pháp dạy và học, khắc phục một bước – sựlạc hậu trên lĩnh vực này.
Trước hết, đã đổi mới bước đầu chương trình và sách giáo khoa triết học theo
hướng tăng thêm nhiều kiến thức lịch sửtriết học, thống nhất CNDV biện chứng
và CNDV lịch sử, giảm bớt việc trích kinh điển, trích nghịquyết giảm bớt việc
minh họa các quan điểm chính trịcủa Đảng chú ý gắn chặt hơn với thực tiễn của
CNXH, với thời đại, chú ý khai thác nhiều hơn ý nghĩa phương pháp luận của các
quy luật, phạm trù của triết học Mác-Lênin Đã tổchức nhiều cuộc tập huấn về
chương trình triết học mới cho giảng viên triết học trong hệthống các trường đại
học và các trường Đảng. Vềphương pháp giảng dạy, đã giảm bớt tính chất áp đặt,
một chiều trong trình bày, tăng thêm tính gợi mở, khảnăng suy nghĩ độc lập sáng
tạo cho người học. Có thểnói rằng trong hơn 5 năm đổi mới, triết học đã phát huy
vai trò của nó bằng hàng chục năm trước đây.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-18-triet_hoc_mac_lenin_trong_su_nghiep_doi_moi_xa_hoi.7HiYqWpV4B.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-55938/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Triết học Mác -Lênin trong sự nghiệpđổi mới xã hội
Như chúng ta biết, Đại hội Đảng lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện
trong đó có đổi mới tư duy lý luận, đề ra nhiệm vụ khắc phục sự chậm trễ của
khoa học xã hội trong đó có triết học. Qua hơn 5 năm thực hiện đổi mới chúng ta
đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, trong đó có đổi mới tư duy
lý luận. Tuy nhiên chiều sâu và tầm cỡ của công cuộc đổi mới cũng như tính khó
khăn, phức tạp của những vấn đề do thực tiễn thế giới và trong nước đặt ra đòi
hỏi chúng ta phải có sự nỗ lực vượt bậc trong đổi mới tư duy lý luận, nhất là đổi
mới việc nghiên cứu và giảng dạy triết học mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
1. Từ Đại hội VI đến nay, chúng ta đã đạt được một số thành tựu nhất định trong
đổi mới tư duy lý luận. Cụ thể là:
• Trong nhận thức về CNXH có nhiều điểm sáng tỏ hơn, thấy được nhiều cái
sai trong nhận thức cũ về CNXH.
• Bước đầu hình thành các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo sự nghiệp đổi
mới ở nước ta.
• Tư duy kinh tế có sự đổi mới quan trọng.
Triết học đã đóng góp nhất định vào kết quả chung trên đây của đổi mới tư duy lý
luận. Có thể nói, triết học đã tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận cho quá trình
đổi mới tư duy lý luận, tư duy triết học, là hạt nhân lý luận cho sự hình thành tư
duy mới về CNXH, nhất là tư duy kinh tế và tư duy chính trị.
Trong thời gian qua, các nhà triết học đã đi sâu phân tích bản chất và nguyên nhân
của bệnh chủ quan duy ý chí ở nước ta và ở nhiều nước XHCN trước đây, làm
sáng tỏ cơ sở triết học của bài học mà Đại hội VI đã rút ra là "Đảng phải luôn luôn
xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan". Vấn đề
biện chứng của thời kỳ quá độ cũng đã được quan tâm nghiên cứu, nhất là mâu
thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu của xã hội ta, qua đó góp phần làm sáng tỏ lý
luận về CNXH và con đường đi lên CNXH của nước ta, đóng góp vào xây dựng
cương lĩnh mới của Đảng.
Trước sự phát triển mới của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới
và những thay đổi hiện nay của thời đại, giới triết học đã chú ý nghiên cứu bản
chất và hiệu quả xã hội có tính toàn cầu của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ, biện chứng của thời đại, từ đó rút ra những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cho
quá trình đổi mới xã hội ta. Đồng thời khi phê phán những sai lầm của bệnh giáo
điều và bệnh kinh nghiệm trong cán bộ ta thì những nguyên tắc phương pháp luận
của tư duy mới - tư duy biện chứng duy vật, vai trò của lý luận nhất là lý luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin và đổi mới công tác lý luận cũng được chú ý trong nghiên
cứu và giảng dạy triết học. Để phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp đổi mới xã hội ta
như giải quyết vấn đề sở hữu, quan hệ giữa các thành phần kinh tế, đổi mới tổ
chức và cách hoạt động của hệ thống chính trị… giới triết học vừa qua
cũng đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề như phép biện chứng giữa lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất, giữa kinh tế và chính trị, giữa điều kiện khách quan và
nhân tố chủ quan, vấn đề dân chủ hóa. Vấn đề con người cũng đã thu hút sự
nghiên cứu của các nhà triết học và gắn liền với nó là những động lực hoạt động
của con người như nhu cầu, lợi ích… Những nghiên cứu trên đây góp phần vào
đổi mới tư duy lý luận về CNXH, hình thành mô hình CNXH của nước ta.
Để thực hiện những nghiên cứu trên đây, việc nghiên cứu và giảng dạy triết học từ
Đại hội VI đến nay đã có những đổi mới nhất định. Hoạt động nghiên cứu ít khuôn
sáo hơn, cởi mở hơn, mạnh dạn hơn, tính chất minh họa, xuôi chiều tô hồng đã
giảm bớt, có thay đổi đáng kể trong việc đánh giá các trào lưu triết học ngoài
mácxít, đã chú ý hơn đến quan điểm cá nhân và gắn hơn với thực tiễn của CNXH
trong nghiên cứu. Những thay đổi trên đây đã được phản ánh trên các Tạp chí,
sách báo. Giữa các cơ quan nghiên cứu triết học có sự phối hợp tốt hơn. Số cán bộ
triết học có học hàm, học vị đã tăng lên nhiều.
Công tác giảng dạy triết học có chuyển biến theo hướng đổi mới nội dung và
phương pháp dạy và học, khắc phục một bước – sự lạc hậu trên lĩnh vực này.
Trước hết, đã đổi mới bước đầu chương trình và sách giáo khoa triết học theo
hướng tăng thêm nhiều kiến thức lịch sử triết học, thống nhất CNDV biện chứng
và CNDV lịch sử, giảm bớt việc trích kinh điển, trích nghị quyết giảm bớt việc
minh họa các quan điểm chính trị của Đảng chú ý gắn chặt hơn với thực tiễn của
CNXH, với thời đại, chú ý khai thác nhiều hơn ý nghĩa phương pháp luận của các
quy luật, phạm trù của triết học Mác-Lênin… Đã tổ chức nhiều cuộc tập huấn về
chương trình triết học mới cho giảng viên triết học trong hệ thống các trường đại
học và các trường Đảng. Về phương pháp giảng dạy, đã giảm bớt tính chất áp đặt,
một chiều trong trình bày, tăng thêm tính gợi mở, khả năng suy nghĩ độc lập sáng
tạo cho người học. Có thể nói rằng trong hơn 5 năm đổi mới, triết học đã phát huy
vai trò của nó bằng hàng chục năm trước đây.
2. Như vậy là thực tiễn đổi mới ở nước ta những năm qua đã khẳng định vai trò
của triết học Mác-Lênin, khẳng định ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận
của nó. Chủ nghĩa Mác-Lênin trong đó có triết học của nó cho đến nay vẫn là học
thuyết tiến bộ nhất, chưa một học thuyết nào có thể thay thế được, vẫn là nền tảng
tư tưởng và kim chỉ nam cho nhận thức và hành động cách mạng của chúng ta, vẫn
là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản như Mác đã nói cách đây trên 150 năm
Sự nghiệp đổi mới với tính chất mới mẻ, khó khăn và phức tạp của nó đòi hỏi phải
có lý luận khoa học soi sáng. Sự khám phá về lý luận phải trở thành tiền đề và điều
kiện cơ bản làm cơ sở cho sự đổi mới trong hoạt động thực tiễn. Phải khắc phục
tình trạng trước đây thường vắng bóng lý luận khi thông qua những quyết định
quan trọng và do vậy buộc phải ra quyết định trên cơ sở thuần túy kinh nghiệm.
Phải tạo cơ sở thế giới quan khoa học, tạo niềm tin cho cán bộ, Đảng viên trong
quá trình đổi mới theo định hướng XHCN trước những biến động sâu sắc, đầy
kịch tính của thời đại. Muốn vậy cần có triết học khoa học. Không thể đổi
mới thành công nếu thiếu mặt tư duy triết học sâu sắc. Triết học Mác–Lênin chính
là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho công cuộc đổi mới của chúng ta.
Nếu như chủ nghĩa Mác-Lênin về cơ bản là một khoa học về giải phóng và phát
triển con người và loài người thì biết học Mác-Lênin là triết lý của sự giải phóng
đó. Triết học là sự phản tư của thời đại, là sự nắm bắt thời cuộc bằng chiều sâu tư
tưởng. Vì vậy Engen khẳng định rằng một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao
lý luận thì phải có tr...
Tags: giao vien can lam gi de doi moi su nghiep thong qua triet hoc mac lenin, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy triết học, việc nghiên cứu triết học trong cán bộ, đảng viên, vai trò của triết học Mác – Lênin trong công cuộc đổi mới, 2. Triết học Mác – Lênin là cơ sở lí luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam