admin_yahoo360plus
New Member
Download miễn phí Triết học Mác trong những thập niên đầu thế kỷ XXI
Việchệtưtưởng hoá chủ nghĩa Mác tronglịchsử, đặc biệt là ở cácnước xãhội chủ
nghĩa trước đây, đã càng làm cho quần chúng nhận thức chủ nghĩa Mácmột cách giáo
điềuhơn.Học thuyết Mácgồm nhiều phứchệ, có nhiềutầngbậc, thể hiện tâm thứccủa
nhiều thời đại. Hàng loạt định đềtạo nênnềntảngcủa chủ nghĩa Mác làsự khái quát
thực tiễn các giai đoạn công nghiệp và tiền công nghiệpcủasự phát triểntưbản chủ
nghĩa, song việchệtưtưởng hoá đã biến các định đề này thành giáo điều và làm cho
chúngvượt ra khỏimọisự phê phán,mặc dù phương pháp mà C.Mácsửdụng không
chỉ cho phép, mà còn đòihỏimột thái độ phê phán đốivới nhữngtưtưởng và nguyên
tắc của C.Mác.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-18-triet_hoc_mac_trong_nhung_thap_nien_dau_the_ky_xxi.fpyoRqdy0u.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-55943/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
phong trào công nhân và nói chung,những thành tựu trong sự phát triển của nhân loại ở thế kỷ XX, đều trực tiếp hay gián
tiếp gắn liền với chủ nghĩa xã hội hiện thực, với chủ nghĩa Mác. Chính vì vậy, không
phải ngẫu nhiên, nhiều học giả ở các nước phương Tây đã đánh giá rằng, trong lịch sử
nhân loại, đặc biệt là ở thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác là học thuyết, là lý luận có ảnh
hưởng lớn nhất đến đời sống xã hội nhân loại.
Trước những năm 90 của thế kỷ XX không mấy ai phản bác điều này và cũng không
mấy ai có đủ luận chứng và luận giải để bác bỏ. Tuy nhiên, sau khi hệ thống các nước
xã hội chủ nghĩa hiện thực sụp đổ, nhiều người lại hoài nghi về điều này. Trên các diễn
đàn lý luận, trong nhiều công trình đã công bố, người ta nói nhiều không chỉ đến số
phận của chủ nghĩa xã hội, mà cả số phận của chủ nghĩa Mác. Khi bàn về diện mạo
triết học thế giới thế kỷ XXI, người ta cũng khẳng định sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác.
Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Nhưng, tình hình chung trên diễn đàn lý luận
thế giới, đặc biệt là ở châu Âu, là sau một quãng thời gian không dài, khoảng xấp xỉ
một thập kỷ, sau khi chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đổ, nhiều người không sáng suốt,
đánh mất thái độ khách quan, khoa học, đã phủ nhận chủ nghĩa xã hội hiện thực với
những thành tựu của nó và từ đó, phủ nhận toàn bộ chủ nghĩa Mác. Một bộ phận khác
có thái độ hoài nghi, không thấy được những nội dung lý luận, khoa học sâu sắc trong
chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng và do vậy, đã đồng nhất chủ nghĩa
Mác với chủ nghĩa xã hội hiện thực của hệ thống xã hội chủ nghĩa để từ đó, đi đến phủ
nhận toàn bộ chủ nghĩa Mác(1).
Sang những năm đầu thế kỷ XXI, ở các nước phương Tây, tình hình đã có những thay
đổi rõ nét. Thái độ bình tĩnh, khách quan, lý tính, khoa học và công minh đã dần nổi
trội hơn trước đó. Đã xuất hiện hàng loạt các công trình, báo cáo khoa học, bài báo
phân tích với thái độ khách quan hơn, toàn diện hơn và khoa học hơn, đánh giá đúng
đắn hơn về chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng. Điều này đặc biệt thể
hiện rõ trên diễn đàn lý luận của các nước mà trước đây, thuộc khối xã hội chủ nghĩa
châu Âu. Người ta đã thoát ra khỏi sai lầm lớn trước đây khi quy không chỉ tất cả
những gì xấu xa trong chủ nghĩa xã hội, mà cả nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã
hội hiện thực cho chủ nghĩa Mác. Quan điểm đó xuất phát từ cách nghĩ giáo điều rằng,
mọi vấn đề của xã hội hiện đại đều có trong triết học Mác và trong chủ nghĩa Mác, do
đó mọi khuyết tật của hiện thực là xuất phát từ những sai lầm nhất định trong lý luận.
Một học giả mácxít nổi tiếng người Nga - V.X.Stepin đã nói: Lịch sử luôn phát triển,
truyền bá và vận dụng học thuyết Mác là đa dạng và nhiều vẻ; nó như một cái cây có
nhiều cành mà mỗi cành là một trào lưu, một phương diện, một kiểu nhận thức, một
cách giải thích riêng các tư tưởng và nguyên lý của chủ nghĩa Mác. Thực tế là, có chủ
nghĩa Mác kinh điển, thể hiện trong các tác phẩm do C.Mác và Ph.Ăngghen viết. Cũng
có một thực tế khác, đó là V.I.Lênin đã giải thích và hoàn thiện chủ nghĩa Mác, vận
dụng nó vào điều kiện và hiện thực nước Nga. Cũng lại có một thực tế nữa là, phương
án lý luận mà I.V.Xtalin đưa ra là phương án dựa trên thực tiễn quyền uy. Hiện cũng lại
đang có sự kiến giải chủ nghĩa Mác theo kiểu dân chủ - xã hội, dựa trên kinh nghiệm
châu Âu về nền quản lý dân chủ – xã hội (Thuỵ Điển, Phần Lan...). Gần gũi với cái đó
nhưng cũng đồng thời với nó và cũng là phương án đặc thù của khuynh hướng dân chủ
– xã hội là chủ nghĩa Mensêvích Nga (Plêkhanốp, Martốp, Acxelrốd…). Có sự vận
dụng chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, ở Việt Nam,… Và đương nhiên, hiện đang tồn tại
chủ nghĩa Mác mới, hiện đại. Trường phái Frankfuork cũng đã xuất phát từ chủ nghĩa
Mác. Nhiều đại biểu của trường phái này đã nhấn mạnh đến mối liên hệ với các tư
tưởng của C.Mác.
Như vậy, trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, chủ nghĩa Mác được nhiều trào lưu khác
nhau diễn giải, nhận thức, vận dụng một cách khác nhau. Trào lưu nào cũng nhận mình
là mácxít. Mỗi trào lưu một vẻ. Vì thế, theo nhiều học giả, khi nói kinh nghiệm và
những bài học lịch sử đang chứng tỏ tính chất vô căn cứ của học thuyết ấy thì điều quan
trọng là phải hiểu rằng, đó là cái nào trong số này. Nếu như đó là hệ thống các tư tưởng
đã giáo điều hoá và thần thánh hoá, làm cơ sở tư tưởng hệ cho chủ nghĩa Xtalin và chủ
nghĩa quyền uy thì rõ ràng là cần phê phán. Càng phê phán triệt để bao nhiêu thì
càng tốt bấy nhiêu.
Thực tế cho thấy, đã và đang có một vết mòn, một thói quen trong suy nghĩ, tư duy của
nhiều người là dường như, mọi điều tệ hại trong xã hội hôm nay đều có nguyên nhân từ
lý luận hay từ việc thực hiện trên thực tiễn lý luận ấy. Vì vậy, điều quan trọng là phải
phân tích một cách thực sự khoa học thực chất của lý luận và với mỗi lý luận, cần
làm rõ cái gì còn giá trị đối với thời đại và cái gì đã bị thời đại vượt qua. Với chủ nghĩa
Mác cũng có tình hình tương tự. Đã như một thói quen, trong cả thời gian dài, người ta
cho rằng, mọi cái trong xã hội đều đã được ghi sẵn trong lý luận của Mác; rằng hoạt
động của đảng và nhà nước dựa trên cơ sở học thuyết Mác nên luôn có căn cứ khoa học
và đúng đắn. Hơn nữa, loại tư duy, thói quen ấy còn cho rằng, lý luận xã hội được tiếp
nhận trong ý thức quần chúng cũng tương tự như các lý luận khoa học tự nhiên chặt
chẽ, nó cho phép chúng ta tính toán, nghĩ đến và nhìn thấy trước mọi thứ.
Thứ tư duy, thói quen ấy có xuất phát điểm là cái có thể tạm gọi là tư duy kỹ nghệ hay
tư duy kỹ trị. Tư duy này đi liền với lối giảng dạy và tuyên truyền quái đản về tính
khoa học trong chính sách của đảng và nhà nước đã tạo ra sự ngộ nhận quái dị nói trên.
Trong khi đó thì lý luận xã hội nói chung, học thuyết Mác nói riêng lại bao hàm trong
nó nhiều mức độ và phương diện khác nhau. Không thể áp đặt một cách máy móc cho
các lý luận xã hội này những tiêu chuẩn về tính khoa học lấy từ lĩnh vực khoa học tự
nhiên.
Triết học không thể xây dựng theo sơ đồ lôgíc toán, mặc dù không loại trừ việc sử dụng
các thủ thuật lập luận có trong lôgíc học. Triết học không chỉ dựa trên các thành tựu
khoa học, mặc dù nó bao hàm việc khái quát các thành tựu khoa học như là một trong
những phương diện quan trọng. Nếu như triết học được tạo ra như là khoa học theo
kiểu phương pháp khoa học tự nhiên thì có lẽ, nó đã không còn là triết học nữa.
Điều này thể hiện đặc biệt rõ khi nói về các dự báo dài hạn có liên quan đến những xu
thế chung của tiến bộ xã hội. Những dự báo như vậy không thể là những tiên đoán
mang tính quyết định, mà mang tính xác suất. Sẽ là sai lầm nghiêm trọng, nếu xem
chúng n...