kAjzU_bEe

New Member
Giao thoa văn hóa có thể đề cập đến

Giao tiếp liên văn hóa



Trước những năm 1970, lĩnh vực giao tiếp liên văn hóa (còn được biết đến là giao tiếp tương tác văn hóa) đã phát triển một ứng dụng nổi bật về những biến hóa của giao thoa văn hóa, để đối mặt với những áp lực của toàn cầu hóa trong nhu cầu đào tạo ý thức về giao thoa văn hóa trong các lĩnh vực thương mại khác nhau.

Khoa sư phạm về giao thoa văn hóa


Sự xuất hiện của thuật ngữ "giao thoa văn hóa" trong tiêu đề của một loạt những cuốn sách trong các trường ĐH bắt đầu vào những năm 1980 có thể được coi như một sự khởi xướng của phong trao nghiên cứu giao thoa văn hóa ở lĩnh vực sư phạm, giúp các nhà giáo dục của các ngành khoa học xã hội nhìn nhận đây là một môn học thực sự. Một số những cuốn sách phổ biến có thể kể ra như "Bản thân chúng ta bên trong những người khác: Những bài viết về giao thoa văn hóa dành cho người đọc (1988) (Ourselves Among Others: Cross-Cultural Readings for Writers (1988)), biên tập bởi Carol J. Verburg, và "Hướng dẫn: Những băn bản về giao thoa văn hóa (1990) (Guidelines: A Cross Cultural Reading Writing Text (1990)), của tác giả Ruth Spack.

Các nghiên cứu về giao thoa văn hóa


Các nghiên cứu về giao thoa văn hóa là một sự phỏng theo của thuật ngữ Giao thoa văn hóa để miêu tả một nhánh nghiên cứu về mặt văn học và văn hóa của các tác giả và tác phẩm với nhiều hơn một nền văn hóa. Những người nghiên cứu về giao thoa văn hóa thường sử dụng thuật ngữ Tính chất giao thoa (cross-culturalism) để mô tả những bài thuyết trình liên quan đến tương tác văn hóa, hay thúc đẩy nhiều loại hình tương tác văn hóa,

Giao thoa văn hóa có nghĩa gần giống với liên văn hóa, một thuật ngữ được phát biểu bởi nhà văn Cuba Fernando Ortiz trong những năm 1940 để miêu tả những quá trình biến chuyển văn hóa ở Mỹ La tin. Tuy nhiên, có những khác nhau đặc thù về sự nhấn mạnh phản ánh sự phát sinh khoa học của giao thoa văn hóa.

Thuật ngữ "giao thoa văn hóa" trở nên thịnh hành trong các nghiên cứu về văn hóa trong những năm cuối 1980 và 1990. Việc đưa ra thuật ngữ lần đầu tiên được thực hiện bởi một nhà văn người Guyanna tên làr Wilson Harris, người đã viết trong tác phẩm Trung tâm của không gian (The Womb of Space) (1983), rằng "tính không đồng nhất về văn hóa hay khả năng thu nhận giao thoa văn hóa" mang đến một "sự bộc phát mang tính cách mạng" của sự tưởng tượng.

Ngành nhân loại học đã sử dụng một sự ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển của giao thoa văn hóa trong các nghiên cứu văn học và văn hóa. Nhà nhân loại học người Pháp Claude Lévi-Strauss là một nhân vật quan trọng đối với sự phát triển của thuyết cấu trúc luận và thuyết sau này của nó, hậu cấu trúc luận. Sự ảnh hưởng qua lại giữa nhân loại học và các nghiên cứu về văn học/văn hóa trong những năm 1980 được phản ánh rõ trong các tác phẩm sưu tập của James Clifford và George Marcus, Cuốn sách Viết về văn hóa: Các nhà thơ và nhà chính trị của dân tộc học (Writing Culture: the Poetics and Politics of Ethnography) (1986). Nhà nhân loại học của ĐH Harvard Clifford Geertz được coi là người có ảnh hưởng đối với các nhà phê bình văn học như Stephen Greenblatt, trong khi các học giả về văn học/văn hóa khác lại có xu hướng đề cao các tác phẩm của Victor Turner và Mary Douglas.

Giống như chủ nghĩa đa văn hóa, giao thoa văn hóa đôi khi cũng được cấu thành do tư tưởng, trong đó nó thiên về các giá trị như các giá trị liên quan đến liên văn hóa, liên dân tộc, chủ nghĩa thế giới, văn hóa tương tác, và chủ nghĩa toàn cầu. Vì thế, giao thoa văn hóa về cơ bản là một thuật ngữ trung tính, trong đó dáng ưa thích của các văn hóa khác hay các quá trình hòa trộn văn hóa khác không quan trọng đối với sự phân loại của một tác phẩm hay một tác giả như là giao thoa văn hóa.

Thuyết giao thoa văn hóa hoàn toàn tách biệt với thuyết đa văn hóa. Ở đó thuyết đa văn hóa liên quan đến những biến thể văn hóa bên trong một dân tộc hay một nhóm xã hội, thuyết giao thoa văn hóa đề cập đến sự trao đổi bên ngoài đường biên giới của một dân tộc, nhóm văn hóa.

Giao thoa văn hóa trong các nghiên cứu về văn học và văn hóa là một đề mục hữu ích cho các tác phẩm, các nhà văn và các nghệ sỹ không gò bó trong một truyền thống đơn văn hóa. Nếu xét trên phạm vi ý nghĩa của văn hóa ở cấp độ dân tộc, giao thoa văn hóa có thể được coi là chồng chéo với liên dân tộc. Giao thoa văn hóa còn có thể được nói rằng đã kết hợp chặt chẽ với thuộc địa và hậu thuộc địa, vì chủ nghĩa thuộc địa, theo định nghĩa là một hình thức của giao thoa văn hóa. Văn học du lịch cũng đóng một vai trò then chốt đối với văn học giao thoa văn hóa. Về những thuật ngữ khác nhau, "giao thoa văn hóa" là thuật ngữ mang tính bao hàm nhất, vì nó thoát li khỏi sự phụ thuộc của chủ nghĩa liên dân tộc đối với sự hạn chế về nhà nước và thuộc địa/hậu thuộc địa đối với các vùng thuộc địa và thuộc địa cũ. Sự bao hàm này dẫn tới một sự tối nghĩa nhất định của thuật ngữ (mặc dù thuật ngữ này được phái sinh từ chính thuật ngữ văn hóa). Trong thực tế, "giao thoa văn hóa" thường chỉ được áp dụng với những tình huống liên quan đến sự khác biệt văn hóa quan trọng. Vì thế, thuật ngữ này thường không được áp dụng trong các trường hợp liên quan đến sự giao giữa các quốc gia châu Âu, hay giữa châu Âu và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, không có một lý do rõ ràng tại sao, chẳng hạn, tác phẩm Alexis de Tocqueville's Democracy in America hay thậm chí Woody Allen's Annie Hall (trong đó người giữ vai trò chủ đạo đã trải qua cú sốc văn hóa sau khi đến Los Angeles từ New York City) không được coi là những tác phẩm về giao thoa văn hóa.

Mặc dù sự tranh cãi về những gì hình thành nên một sự khác biệt quan trọng về văn hóa đã gây khó khăn cho các tổ chức, vì thiế "giao thoa văn hóa" rất hữu ích trong việc xác định các nhà văn, nghệ sỹ, tác phẩm...những yếu tố mà có xu hướng rơi giữa dòng chảy của nhiều nền văn hóa
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
V Hoàn thiện mô hình Công tác xã hội hỗ trợ trẻ tự kỷ thích nghi với quá trình hòa nhập tại trường tiểu học của trung tâm Hand in Hand Văn hóa, Xã hội 5
T Tiểu luận: : Phân tích và nêu ý kiến về trình tự, thủ tục đình công Tài liệu chưa phân loại 0
C Đóng góp của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn vào tiến trình hiện đại hóa văn hóa Việt Nam thế kỷ XX Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: Điều kiện, trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng Luận văn Kinh tế 0
D Tiểu luận: Phân biệt trình tự tính giá của các tài sản theo quá trình hình thành Luận văn Kinh tế 0
T Tiểu luận Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính Tài liệu chưa phân loại 0
G Tiểu luận Bình luận tiến trình tự do hóa đầu tư trong cộng đồng kinh tế ASEAN dưới một vài góc độ Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Phân tích và nêu ý kiến về trình tự, thủ tục đình công, có kèm tình huống Tài liệu chưa phân loại 0
Z [Free] Tiểu luận Điều kiện, trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán riêng Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Tiểu luận Điều kiện, trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng Tài liệu chưa phân loại 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top