boyhangkhungtimgirlhiphop
New Member
Link download miễn phí cho anh em Ketnooi: Trở ngại tâm lý trong giao tiếp với người bệnh của sinh viên Y3 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội khi thực tập lâm sàng và vài nguyên nhân
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người, thông qua giao tiếp cá nhân gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, tiếp thu nền văn hóa lịch sử, biến nó thành cái riêng của mình, đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển văn hóa chung. Không những thế, giao tiếp còn là một bộ phận cấu thành, không thể thiếu được để con người tiến hành bất kỳ một hoạt động nào. Giao tiếp càng có ý nghĩa quan trọng đối với những ngành nghề mà đối tượng tác động trực tiếp là con người như: dạy học, bán hàng … đặc biệt là nghề y.
Đối với nghề y, nhờ có giao tiếp mà người thầy thuốc thu nhận được nhiều thông tin về bệnh tật, thực hiện quá trình thăm khám và chăm sóc, điều trị có hiệu quả. Chính vì vậy, ngay từ những năm tháng trong trường đại học, sinh viên y khoa đã được trang bị các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng giao tiếp để chuẩn bị hành trang trở thành người bác sỹ tương lai.
Sinh viên năm thứ 3 của trường Đại học Y Hà Nội, là năm đầu tiên bắt đầu đi lâm sàng tại bệnh viện. Giao tiếp tốt với người bệnh là kĩ năng quan trọng khởi đầu cho quá trình tạo mối quan hệ chuyên môn với người bệnh. Nhờ đó, quá trình tìm hiểu thông tin, khai thác bệnh sử, tiền sử bệnh sẽ tốt hơn, quá trình thăm khám có sự hợp tác của người bệnh được thuận lợi, sinh viên từ đó sẽ học lâm sàng tốt hơn.
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều sinh viên đã không tự tin khi giao tiếp, luống cuống khi tiếp xúc với người bệnh, lúng túng khi thăm khám, thiếu linh hoạt và nhạy bén khi giải quyết các tình huống xảy ra trong quá trình giao tiếp với bệnh nhân. Hậu quả là người bệnh đã từ chối hợp tác, không cho sinh viên hỏi bệnh, thăm khám. Chính vì vậy, quá trình thực hành lâm sàng của sinh viên gặp rất nhiều khó khăn và kết quả học tập không đạt được như mong muốn. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, mà một trong số đó là do sinh viên đã gặp phải những trở ngại về mặt tâm lý trong quá trình giao tiếp mà họ không phát hiện ra hay không thể vượt qua. Đây là vấn đề rất cần thiết phải đi sâu tìm hiểu.
Tuy nhiên, cho đến nay, có rất ít các công trình nghiên cứu nhằm phát hiện ra những rào cản tâm lý trong giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp của sinh viên y với người bệnh. Với mong muốn giúp các em vượt qua những trở ngại đó và dần từng bước trưởng thành trong nghề nghiệp, chúng tui tiến hành đề tài nghiên cứu:
“Trở ngại tâm lý trong giao tiếp với người bệnh của sinh viên Y3 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội khi thực tập lâm sàng và một số nguyên nhân”
Với mục tiêu:
1. Khảo sát một số trở ngại tâm lý trong giao tiếp với người bệnh của sinh viên Y3 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội khi thực tập lâm sàng tại bệnh viện.
2. Xác định một số nguyên nhân dẫn đến những trở ngại tâm lý nói trên.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm giao tiếp.
1.1.1. Định nghĩa giao tiếp
Vấn đề giao tiếp từ lâu đã thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như: điều khiển học, ngôn ngữ học, tâm lý học, y học … Mỗi lĩnh vực dưới góc nhìn của mình lại đưa ra những quan niệm khác nhau để lý giải về vấn đề này. Điều này đã tạo nên những định nghĩa giao tiếp hết sức phong phú, đa dạng và phức tạp.
Theo nhà điều khiển học Wiener: giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin hai chiều giữa hai bên đối thoại.[13]
Dưới góc độ ngôn ngữ học, Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc cho rằng: “Giao tiếp là sự tiếp xúc với nhau giữa cá thể này với cá thể khác trong một cộng đồng xã hội. Loài động vật không làm thành những xã hội vì chúng không có giao tiếp với nhau như loài ong, loài kiến”. [15]
Trong cuốn “Tâm lý học đại cương”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (1998) do Nguyễn Quang Uẩn chủ biên, các tác giả cho rằng: giao tiếp là mối quan hệ giữa con người với con người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. [6]
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết dưới góc độ “hoạt động”, sau khi lý giải hai mối quan hệ xảy ra trong quá trình hoạt động của con người đã đi đến nhận định: Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa con người với nhau trong xã hôi nhằm thỏa mãn nhu cầu về người khác để truyền đạt thông tin, để cởi mở tâm tình, để hợp tác, để ra lệnh.
Trong cuốn “Khoa học hành vi và Truyền thông giáo dục sức khỏe”, do PGS.TS. Nguyễn Văn Hiến chủ biên, các tác giả đã đưa ra định nghĩa: “Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các mối quan hệ giữa con người với con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định”. [9]
Một nhóm tác giả khác thì định nghĩa : Giao tiếp là sự tiếp xúc trao đổi thông tin giữa người với người thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, tư thế, trang phục[5, 145-146]. Đồng thời các tác giả cũng tổng kết các đặc trưng của giao tiếp như sau :
- Thứ nhất: Giao tiếp là một quan hệ xã hội mang tính chất xã hội. Quan hệ này được thể hiện thông qua sự trao đổi tiếp xúc giữa con người với con người. Hệ quả của quan hệ này hình thành nên các chuẩn mực, các giá trị, các mục đích, các nhu cầu, lợi ích….
- Thứ hai: Đặc trưng của giao tiếp là tính chủ thể. Tức giao tiếp được thực hiện bởi các cá nhân cụ thể. Các cá nhân trong giao tiếp là cặp “chủ thể- đối tượng” luôn đổi chỗ, tạo sự chi phối và tác động lẫn nhau.
- Thứ ba: Giao tiếp xã hội ảnh hưởng đến quá trình nhận của con người.
- Thứ tư: Trong quá trình giao tiếp con người trao đổi các kiến thức, các hiểu biết và cả thái độ tích cực đó cho nhau.
- Thứ năm: Thông qua giao tiếp con người tiếp thu các kinh nghiệm của cá nhân như lối sống (cách xử sự), truyền đạt các kĩ năng, kĩ xảo….
- Thứ sáu: Trong giao tiếp xã hội có sự truyền đạt, lây lan các cảm xúc, tâm trạng.
Như vậy, dưới góc nhìn của Tâm lý học xã hội, các nghiên cứu đã chỉ ra những đặc trưng nổi bật của giao tiếp xã hội. Giao tiếp có thể xảy ra giữa hai cá nhân, nhóm ba cá nhân trở lên cho tới cả “đám đông” xã hội.
Trong khóa luận này, chúng tui sử dụng định nghĩa giao tiếp của tác giả Nguyễn Quang Uẩn - chủ biên cuốn “Tâm lý học đại cương”.
1.1.2. Vai trò của giao tiếp trong chăm sóc sức khỏe
Giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người cũng như trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Trong chăm sóc sức khỏe, giao tiếp:
- Nâng cao kiến thức và nhận thức của cá nhân, cộng đồng về các vấn đề và giải pháp về sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng.
- Ảnh hưởng đến nhận thức, niềm tin, thái độ và chuẩn mực xã hội liên quan đến sức khỏe và chăm sóc sức khỏe.
- Thúc đẩy hành động chăm sóc sức khỏe.
- Giải thích và minh họa các kỹ năng cần thiết cho chăm sóc sức khỏe.
- Chỉ ra những lợi ích của thay đổi hành vi có hại, thực hành hành vi có lợi cho sức khỏe.
- Củng cố kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khỏe.
- Bác bỏ niềm tin hoang đường và quan niệm sai lệch về sức khỏe, bệnh tật.
- Giúp phát triển mối quan hệ trong tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sức khỏe.
- Vận động cho các vấn đề sức khỏe hay cho các hành động hướng đến sức khỏe của cộng đồng.
Ngày nay, có rất nhiều bằng chứng cho thấy cán bộ y tế có giao tiếp tốt với người bệnh đưa ra những chẩn đoán chính xác và đầy đủ hơn, đồng thời cũng làm cho người bệnh giảm e sợ và hài lòng hơn. Người bệnh tuân thủ những lời khuyên và tuân thủ theo phác đồ điều trị dẫn đến tỷ lệ phục hồi và cải thiện về sức khỏe nhiều hơn. Ngược lại, cũng có những bằng chứng chỉ ra rằng giao tiếp không tốt giữa cán bộ y tế và người bệnh có thể dẫn đến hậu quả không tốt cho sức khỏe của người bệnh. Giao tiếp giữa bác sĩ và người bệnh không tốt, không đầy đủ là một nguyên nhân chính dẫn đến sự không hài lòng của người bệnh. Hầu hết các lời than phiền về bác sĩ đều liên quan ít giao tiếp và không chú ý lắng nghe người bệnh.
Giao tiếp không tốt giữa cán bộ y tế và người bệnh có thể do cán bộ y tế không đào tạo đầy đủ về kỹ năng giao tiếp khi còn là sinh viên. Một trong những lí do hết sức quan trọng là kỹ năng giao tiếp chưa được quan tâm đầy đủ trong chương trình đào tạo đại học và kỹ năng này không được xác định rõ ràng. Ngày nay, đã có nhiều bằng chứng ủng hộ hoạt động giảng dạy kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Y khoa và trên thực tế đã cải tiến được chất lượng giao tiếp giữa cán bộ y tế và người bệnh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Xem thêm
Những điều cần biết trong tâm lí giao tiếp,
viết bài tiểu luận chứng minh rằng tâm lý là sản phẩm của hoạt
Trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên ở vài
Trở ngại tâm lý trong giao tiếp với người bệnh của sinh viên Y3
Tâm lý quản trị doanh nghiệp - phần 7
Những khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất trường ...
Nghệ Thuật Hiểu Thấu Tâm Lý Người Khác
Một số đặc điểm giao tiếp của người cán bộ quản lý,
Tiểu luận: Giao tiếp và vai trò của giao tiếp trong quản trị
Làm sao phá vỡ rào cản ngăn cách giao tiếp?
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người, thông qua giao tiếp cá nhân gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, tiếp thu nền văn hóa lịch sử, biến nó thành cái riêng của mình, đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển văn hóa chung. Không những thế, giao tiếp còn là một bộ phận cấu thành, không thể thiếu được để con người tiến hành bất kỳ một hoạt động nào. Giao tiếp càng có ý nghĩa quan trọng đối với những ngành nghề mà đối tượng tác động trực tiếp là con người như: dạy học, bán hàng … đặc biệt là nghề y.
Đối với nghề y, nhờ có giao tiếp mà người thầy thuốc thu nhận được nhiều thông tin về bệnh tật, thực hiện quá trình thăm khám và chăm sóc, điều trị có hiệu quả. Chính vì vậy, ngay từ những năm tháng trong trường đại học, sinh viên y khoa đã được trang bị các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng giao tiếp để chuẩn bị hành trang trở thành người bác sỹ tương lai.
Sinh viên năm thứ 3 của trường Đại học Y Hà Nội, là năm đầu tiên bắt đầu đi lâm sàng tại bệnh viện. Giao tiếp tốt với người bệnh là kĩ năng quan trọng khởi đầu cho quá trình tạo mối quan hệ chuyên môn với người bệnh. Nhờ đó, quá trình tìm hiểu thông tin, khai thác bệnh sử, tiền sử bệnh sẽ tốt hơn, quá trình thăm khám có sự hợp tác của người bệnh được thuận lợi, sinh viên từ đó sẽ học lâm sàng tốt hơn.
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều sinh viên đã không tự tin khi giao tiếp, luống cuống khi tiếp xúc với người bệnh, lúng túng khi thăm khám, thiếu linh hoạt và nhạy bén khi giải quyết các tình huống xảy ra trong quá trình giao tiếp với bệnh nhân. Hậu quả là người bệnh đã từ chối hợp tác, không cho sinh viên hỏi bệnh, thăm khám. Chính vì vậy, quá trình thực hành lâm sàng của sinh viên gặp rất nhiều khó khăn và kết quả học tập không đạt được như mong muốn. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, mà một trong số đó là do sinh viên đã gặp phải những trở ngại về mặt tâm lý trong quá trình giao tiếp mà họ không phát hiện ra hay không thể vượt qua. Đây là vấn đề rất cần thiết phải đi sâu tìm hiểu.
Tuy nhiên, cho đến nay, có rất ít các công trình nghiên cứu nhằm phát hiện ra những rào cản tâm lý trong giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp của sinh viên y với người bệnh. Với mong muốn giúp các em vượt qua những trở ngại đó và dần từng bước trưởng thành trong nghề nghiệp, chúng tui tiến hành đề tài nghiên cứu:
“Trở ngại tâm lý trong giao tiếp với người bệnh của sinh viên Y3 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội khi thực tập lâm sàng và một số nguyên nhân”
Với mục tiêu:
1. Khảo sát một số trở ngại tâm lý trong giao tiếp với người bệnh của sinh viên Y3 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội khi thực tập lâm sàng tại bệnh viện.
2. Xác định một số nguyên nhân dẫn đến những trở ngại tâm lý nói trên.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm giao tiếp.
1.1.1. Định nghĩa giao tiếp
Vấn đề giao tiếp từ lâu đã thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như: điều khiển học, ngôn ngữ học, tâm lý học, y học … Mỗi lĩnh vực dưới góc nhìn của mình lại đưa ra những quan niệm khác nhau để lý giải về vấn đề này. Điều này đã tạo nên những định nghĩa giao tiếp hết sức phong phú, đa dạng và phức tạp.
Theo nhà điều khiển học Wiener: giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin hai chiều giữa hai bên đối thoại.[13]
Dưới góc độ ngôn ngữ học, Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc cho rằng: “Giao tiếp là sự tiếp xúc với nhau giữa cá thể này với cá thể khác trong một cộng đồng xã hội. Loài động vật không làm thành những xã hội vì chúng không có giao tiếp với nhau như loài ong, loài kiến”. [15]
Trong cuốn “Tâm lý học đại cương”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (1998) do Nguyễn Quang Uẩn chủ biên, các tác giả cho rằng: giao tiếp là mối quan hệ giữa con người với con người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. [6]
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết dưới góc độ “hoạt động”, sau khi lý giải hai mối quan hệ xảy ra trong quá trình hoạt động của con người đã đi đến nhận định: Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa con người với nhau trong xã hôi nhằm thỏa mãn nhu cầu về người khác để truyền đạt thông tin, để cởi mở tâm tình, để hợp tác, để ra lệnh.
Trong cuốn “Khoa học hành vi và Truyền thông giáo dục sức khỏe”, do PGS.TS. Nguyễn Văn Hiến chủ biên, các tác giả đã đưa ra định nghĩa: “Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các mối quan hệ giữa con người với con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định”. [9]
Một nhóm tác giả khác thì định nghĩa : Giao tiếp là sự tiếp xúc trao đổi thông tin giữa người với người thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, tư thế, trang phục[5, 145-146]. Đồng thời các tác giả cũng tổng kết các đặc trưng của giao tiếp như sau :
- Thứ nhất: Giao tiếp là một quan hệ xã hội mang tính chất xã hội. Quan hệ này được thể hiện thông qua sự trao đổi tiếp xúc giữa con người với con người. Hệ quả của quan hệ này hình thành nên các chuẩn mực, các giá trị, các mục đích, các nhu cầu, lợi ích….
- Thứ hai: Đặc trưng của giao tiếp là tính chủ thể. Tức giao tiếp được thực hiện bởi các cá nhân cụ thể. Các cá nhân trong giao tiếp là cặp “chủ thể- đối tượng” luôn đổi chỗ, tạo sự chi phối và tác động lẫn nhau.
- Thứ ba: Giao tiếp xã hội ảnh hưởng đến quá trình nhận của con người.
- Thứ tư: Trong quá trình giao tiếp con người trao đổi các kiến thức, các hiểu biết và cả thái độ tích cực đó cho nhau.
- Thứ năm: Thông qua giao tiếp con người tiếp thu các kinh nghiệm của cá nhân như lối sống (cách xử sự), truyền đạt các kĩ năng, kĩ xảo….
- Thứ sáu: Trong giao tiếp xã hội có sự truyền đạt, lây lan các cảm xúc, tâm trạng.
Như vậy, dưới góc nhìn của Tâm lý học xã hội, các nghiên cứu đã chỉ ra những đặc trưng nổi bật của giao tiếp xã hội. Giao tiếp có thể xảy ra giữa hai cá nhân, nhóm ba cá nhân trở lên cho tới cả “đám đông” xã hội.
Trong khóa luận này, chúng tui sử dụng định nghĩa giao tiếp của tác giả Nguyễn Quang Uẩn - chủ biên cuốn “Tâm lý học đại cương”.
1.1.2. Vai trò của giao tiếp trong chăm sóc sức khỏe
Giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người cũng như trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Trong chăm sóc sức khỏe, giao tiếp:
- Nâng cao kiến thức và nhận thức của cá nhân, cộng đồng về các vấn đề và giải pháp về sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng.
- Ảnh hưởng đến nhận thức, niềm tin, thái độ và chuẩn mực xã hội liên quan đến sức khỏe và chăm sóc sức khỏe.
- Thúc đẩy hành động chăm sóc sức khỏe.
- Giải thích và minh họa các kỹ năng cần thiết cho chăm sóc sức khỏe.
- Chỉ ra những lợi ích của thay đổi hành vi có hại, thực hành hành vi có lợi cho sức khỏe.
- Củng cố kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khỏe.
- Bác bỏ niềm tin hoang đường và quan niệm sai lệch về sức khỏe, bệnh tật.
- Giúp phát triển mối quan hệ trong tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sức khỏe.
- Vận động cho các vấn đề sức khỏe hay cho các hành động hướng đến sức khỏe của cộng đồng.
Ngày nay, có rất nhiều bằng chứng cho thấy cán bộ y tế có giao tiếp tốt với người bệnh đưa ra những chẩn đoán chính xác và đầy đủ hơn, đồng thời cũng làm cho người bệnh giảm e sợ và hài lòng hơn. Người bệnh tuân thủ những lời khuyên và tuân thủ theo phác đồ điều trị dẫn đến tỷ lệ phục hồi và cải thiện về sức khỏe nhiều hơn. Ngược lại, cũng có những bằng chứng chỉ ra rằng giao tiếp không tốt giữa cán bộ y tế và người bệnh có thể dẫn đến hậu quả không tốt cho sức khỏe của người bệnh. Giao tiếp giữa bác sĩ và người bệnh không tốt, không đầy đủ là một nguyên nhân chính dẫn đến sự không hài lòng của người bệnh. Hầu hết các lời than phiền về bác sĩ đều liên quan ít giao tiếp và không chú ý lắng nghe người bệnh.
Giao tiếp không tốt giữa cán bộ y tế và người bệnh có thể do cán bộ y tế không đào tạo đầy đủ về kỹ năng giao tiếp khi còn là sinh viên. Một trong những lí do hết sức quan trọng là kỹ năng giao tiếp chưa được quan tâm đầy đủ trong chương trình đào tạo đại học và kỹ năng này không được xác định rõ ràng. Ngày nay, đã có nhiều bằng chứng ủng hộ hoạt động giảng dạy kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Y khoa và trên thực tế đã cải tiến được chất lượng giao tiếp giữa cán bộ y tế và người bệnh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Xem thêm
Những điều cần biết trong tâm lí giao tiếp,
viết bài tiểu luận chứng minh rằng tâm lý là sản phẩm của hoạt
Trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên ở vài
Trở ngại tâm lý trong giao tiếp với người bệnh của sinh viên Y3
Tâm lý quản trị doanh nghiệp - phần 7
Những khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất trường ...
Nghệ Thuật Hiểu Thấu Tâm Lý Người Khác
Một số đặc điểm giao tiếp của người cán bộ quản lý,
Tiểu luận: Giao tiếp và vai trò của giao tiếp trong quản trị
Làm sao phá vỡ rào cản ngăn cách giao tiếp?