daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
TRỒNG CÂY VỚI DUNG DỊCH THỦY CANH TỪ PHÂN BÓN HÓA HỌC (Số tiết: 03 tiết – Lớp 11)
2. Mô tả chủ đề
Hiện nay, do có nhiều lo ngại về an toàn thực phẩm, trong đó lo ngại về dư lượng thuốc trừ sâu và phân hóa học tồn dư trên rau, củ, quả nên nhiều gia đình tại các thành phố lớn tìm giải pháp tự trồng rau sạch. Vấn đề đặt ra là thực hiện trồng thế nào? chăm sóc ra sao? các sản phẩm cây trồng liệu có đảm bảo an toàn khi sử dụng? là những câu hỏi lớn cần giải đáp. Trong dạy học chủ đề, học sinh sẽ thực hiện dự án “Trồng cây với dung dịch thủy canh từ phân bón hóa học”, dựa trên những nghiên cứu và thử nghiệm ở mức độ cơ bản của các kiến thức môn Hóa học 11, Sinh học 10, Vật lí 10 và Công nghệ 10. Việc thực hiện dự án nhằm tìm ra căn cứ của việc sử dụng dung dịch thủy canh từ phân bón hóa học cho một số loại cây trồng phát triển tốt và đảm bảo an toàn sinh học. Dự án học tập này có khả năng tổ chức để HS thực hiện các hoạt động học tập môn khoa học như Hóa học, Sinh học, Vật lí và nghiên cứu thử nghiệm theo quy trình khoa học, kĩ thuật.
Để thực hiện chủ đề, HS sẽ nghiên cứu tìm hiểu những kiến thức sau:
– Phân bón hóa học (Bài 12 – Hóa học 11);
– Tính toán độ dinh dưỡng có trong phân bón, khảo sát thống kê việc lựa chọn các loại dung dịch thủy canh (Toán học);
– Hiện tượng căng mặt ngoài, hiện tượng mao dẫn để nghiên cứu về cơ chế của quá trình cây hút dung dịch thủy canh (Bài 37–Vật lí 10).
3. Mục tiêu

– Cơ chế hút nước và phân bón, quá trình sinh trưởng của thực vật, vai trò của các
nguyên tố hóa học đối với sự phát triển của thực vật, tác hại nếu bón quá nhiều phân hóa
học (Sinh học lớp 10);
– Trồng cây thủy canh và một số kĩ thuật cơ bản trong trồng trọt và sử dụng phân
bón (Công nghệ 10) );
Action 3: PBL Courses and Learning Materials Development
STEM Career Academies in Central Vietnam Project – A Regional Approach for Raising Social Awereness and Building STEM Education and Human Resource Capacity
Sau khi hoàn thành chủ đề, HS có khả năng:
a. Kiến thức, kĩ năng
– Nêu được vai trò của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng.
– Nêu được tên, thành phần hóa học và ứng dụng của phân bón hóa học thông dụng sử dụng trong một số dung dịch thủy canh.
– Nêu ra bằng chứng cho việc sử dụng phân bón ở dạng dung dịch thủy canh cho một số loại cây trồng theo đúng cách, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, tránh ô nhiễm môi trường.
– Tra cứu tìm kiểm, lựa chọn được một số dung dịch thủy canh từ phân bón hóa học phù hợp với một số loại cây trồng.
– Xác định được thành phần các nguyên tố hóa học và đo được các thông số của dung dịch thủy canh như độ PH, chỉ số dinh dưỡng PPM, hệ số căng mặt ngoài của dung dịch thủy canh để chỉ ra khả năng cung cấp dinh dưỡng của cây.
– Thiết kế, chế tạo được các bình chứa để sử dụng trong việc trồng cây.
b. Phát triển phẩm chất
– Quan tâm đến vấn đề sử dụng phân bón trong việc trồng cây.
– Nhận thức (Tự ý thức) được vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ môi trường.
– Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp.
– Yêu thích môn học, thích khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức liên môn học vào giải quyết các vấn đề về sử dụng phân bón vào việc trồng cây.
c. Định hướng phát triển năng lực
– Năng lực tự chủ và tự học về những vấn đề liên quan đến tính chất của phân bón hóa học.
– Năng lực nghiên cứu kiến thức khoa học và thực nghiệm về trồng cây thủy canh.
– Năng lực giải quyết vấn đề: phát hiện vấn đề về sự ảnh hưởng của phân bón đến sự phát triển của cây trồng, lựa chọn các giải pháp tác động về Hóa, Sinh, Vật lí, Công nghệ...
– Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể tạo ra phương án thiết kế quy trình pha chế dung dịch thủy canh từ phân bón hóa học.
Action 3: PBL Courses and Learning Materials Development

STEM Career Academies in Central Vietnam Project – A Regional Approach for Raising Social Awereness and Building STEM Education and Human Resource Capacity
4. Thiết bị
Tổ chức dạy học chủ đề, GV sẽ hướng dẫn HS sử dụng một số thiết bị sau: – Máy tính; máy chiếu.
– Tư liệu (bài báo, video, hình ảnh...) về các mô hình trồng rau thủy canh. – Một số vật liệu tái chế đơn giản dùng để trồng rau thủy canh.
– công cụ đo hệ số căng mặt ngoài (môn Vật lí lớp 10)
5. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY TRỒNG THỦY CANH TỪ PHÂN BÓN HÓA HỌC
(Tiết 1 – 45 phút)
A. Mục đích
Sau hoạt động này, HS có khả năng:
– Chỉ ra được nhu cầu về trồng rau thuỷ canh ở các nhà vườn của thành thị.
– Xác định nhiệm vụ của dự án là xác định vai trò của dung dịch thủy canh từ phân bón hóa học đối với sự phát triển của thực vật.
+ Tìm kiếm và thử nghiệm pha chế dung dịch thủy canh để chọn ra dung dịch hợp lí với một số loại cây trồng.
+ Xác định được tỉ lệ pha trộn, độ PH, chỉ số PPhần mềm và hệ số căng mặt ngoài của dung dịch đã chọn ứng với một số loại cây trồng.
+ Lựa chọn quy trình sử dụng dung dịch thủy canh với từng loại cây.
+ Lựa chọn các công cụ pha chế và bình chứa dung dịch hợp lí; tận dụng các đồ tái chế.
B. Nội dung
– GV yêu cầu HS trình bày một số thông tin đã biết về phân bón hóa học, phương pháp trồng cây thủy canh
– GV nêu nhiệm vụ dự án học tập: Xây dựng một bản báo cáo xác định vai trò của dung dịch thủy canh từ phân bón hóa học đối với sự phát triển của cây trồng. Dự án cần làm rõ:
Action 3: PBL Courses and Learning Materials Development

STEM Career Academies in Central Vietnam Project – A Regional Approach for Raising Social Awereness and Building STEM Education and Human Resource Capacity
+ Việc thử nghiệm các loại dung dịch thủy canh từ một số loại phân hóa học đã có trên thị trường xem phù hợp với một số loại cây trồng nào để rút ra những nhận xét phù hợp.
+ Xác định được các thông số về nồng độ, độ PH, chỉ số PPM, hệ số căng mặt ngoài, tính an toàn sinh học của dung dịch thủy canh đã chọn đối với một số loại cây trồng.
+ Lựa chọn các công cụ pha chế và bình chứa dung dịch hợp lí; tận dụng các đồ tái chế.
– GV thông báo, phân tích và thống nhất với HS việc đánh giá từng tiêu chí của sản phẩm.
– GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi vào nhật kí học tập:
+ Bước 1: Nhận nhiệm vụ.
+ Bước 2: Tìm hiểu kiến thức, kĩ năng liên quan.
+ Bước 3: Lên kế hoạch triển khai thử nghiệm và báo cáo.
+ Bước 4: Thực hiện thử nghiệm, rút ra kết luận và xây dựng bản báo cáo.
+ Bước 5: Báo cáo và đánh giá, hoàn thiện sản phẩm.
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu kiến thức và kĩ năng liên quan trước khi lập bản thiết kế sản phẩm.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm thỏa mãn những yêu cầu sau:
– Bản phân công nhiệm vụ của các thành viên và kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ của dự án.
– Bảng tiêu chí của sản phẩm phù hợp với nhiệm vụ dự án.
– Danh mục bổ sung loại cây trồng được nghiên cứu thử nghiệm trồng trong dung dịch thủy canh.
D. Cách thức tổ chức hoạt động
Bước 1. Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ
Bước 2. Giao nhiệm vụ cho HS và xác lập tiêu chí đánh giá sản phẩm.
Với các nhiệm vụ của dự án, sản phẩm dự án được đánh giá theo các tiêu chí như sau:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu chế tạo acid humic và khảo sát khả năng tạo phức với các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây trồng ứng dụng trong phân bón Khoa học Tự nhiên 0
I Đánh giá khả năng sử dụng phế thải chăn nuôi gia súc sau khi được xử lý nhanh bằng chế phẩm sinh vật đối với cây trồng Luận văn Sư phạm 0
K Nghiên cứu sử dụng phức chất của nguyên tố đất hiếm với aminoaxit nhằm tăng năng suất cây trồng Luận văn Sư phạm 0
D phân lập và thiết kế vector phục vụ công tác chọn tạo giống cây trồng biến đổi gen có khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận Khoa học Tự nhiên 0
M Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. liên hệ với sự nghiệp cách mạng nước ta Tài liệu chưa phân loại 0
L Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh:Vì lợi ịch mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Liên hệ với sự nghiệp cách mạng nước ta Tài liệu chưa phân loại 0
H Tìm hiểu phản ứng với mật độ trồng của giống ngô đường lai kiểu cây mới Tiên Việt 3 tại Gia Lâm Tài liệu chưa phân loại 0
T thạc sĩ Nghiên cứu phân loại rác tại nguồn và tái chế tại chỗ chất hữu cơ với sự tham gia của trùn quế thành phân bón vi sinh phục vụ cây trồng Khoa học kỹ thuật 3
D Sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu chế biến, thành phần hoá học và tác dụng sinh học của phụ tử từ cây Ô đầu trồng ở Sa Pa Y dược 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top