timban_1919
New Member
Download miễn phí Tiểu luận Trung Quốc khát vọng chuyển mình và phát triển hội nhập
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 0
NỘI DUNG 1
1. Bối cảnh quốc tế 1
2. Bối cảnh đất nước Trung Hoa 1
3. Các cao trào làn sóng đấu tranh của nhân dân Trung Hoa 2
4. Bước đầu thành công 9
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-tieu_luan_trung_quoc_khat_vong_chuyen_minh_va_phat.8grmvEoF88.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-56859/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
àn toàn diện mạo, bước vào một nấc thang phồn vinh chưa từng có trong lịch sử.Chúng ta đang sống ở thời kỳ hiện đại hoá - thế giới là một “làng địa cầu” được thu nhỏ bởi sự gắn kết các mối quan hệ con người, vì thế yêu cầu hội nhập phát triển của các nước là tất yếu. Hơn nữa nước ta và Trung Quốc là nước anh em láng giềng, có chung hệ tư tưởng và chung khát vọng phát triển dân tộc, để có được bước đi đúng đắn và có hiệu quả hơn, thiết nghĩ những bài học lịch sử như vậy như những bản đồ định hướng phát triển thật hữu ích biết bao.
Bài tiểu luận xin được đề cập tới vấn đề Trung Quốc khát vọng chuyển mình và phát triển hội nhập thời kỳ cận đại hoá nhằm toát lên vấn đề :
+Muốn xây dựng một đất nước phát triển cùng xu thế phát triển chung của thế giới buộc phải đi theo con đường mở cửa và hội nhập.
+Muốn thực hiện được con đường phát triển đất nước thì phải thực hiện đoàn kết dân tộc và một vài vấn đề liên quan được đề cập cụ thể hơn trong quá trình nêu lên các sự kiện lịch sử và phân tích những cái đạt được và chưa đạt được của các sự kiện .
NỘI DUNG
1. Bối cảnh quốc tế
Thế kỷ 16 các nước phát triển trên thế giới như Bồ Đào Nha,Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh … bắt đầu hình thành hình thái xã hội TBCN. Theo Mác thì sự chuyển biến này có tính quy luật. Nghĩa là một xã hội tư bản tiến bộ, phát triển hơn sẽ ra đời thay thế xã hội phong kiến bảo thủ lạc hậu. Luồng gió TBCN phương Tây bắt đầu lan toả rộng khắp hành tinh. Biểu hiện đầu tiên và cụ thể nhất là bước chân của các nhà phát kiến địa lý và thám hiểm: Crôtop-Côlômbô, Ma-zen-lang, những cuộc lùng kiếm thị trường Châu Phi, Châu Á của những tên tư bản da trắng...
Cơn gió tư bản phương Tây lớn mạnh dần thành bão lốc tràn sang phương Đông. Nó mang trong mình tham vọng tìm kiếm hương liệu, vải lụa, châu báu,...Nước Anh sau khi đánh thắng Hà Lan, chế tạo thành công máy hơi nước tạo cơ sở cho cuộc cách mạng công nghiệp Anh (1640) và trở thành nước tiên tiến nhất thế giới. Phương Đông đối với phương Tây khi đó như một miền đất lạ, bí ẩn nhưng giàu có trù phú vô cùng, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Thời gian đó Trung Quốc được coi là miền đất giàu tiềm năng, đầy hứa hẹn bởi dân số đông lãnh thổ rộng lớn, nền văn minh văn hoá lâu đời. Điểm đến đầy ma lực đó càng thôi thúc Anh và các nước tư bản phương Tây. Trung Quốc lúc này đang êm đềm bình yên trong giấc mộng mị bá chủ của mình.
2. Bối cảnh đất nước Trung Hoa
Như mọi người đều biết lịch sử Trung Hoa là sự nối tiếp lâu dài và liên tục. Trung Quốc luôn tự hào là “Thiên Triều đệ nhất”. Quả thật trong phạm vi khu vực và phạm vi lịch sử cổ, trung đại đó là sự thật. Song sự bảo thủ của chế độ Phong kiến trở thành thâm căn cố đế, và những ý thức quá tự tôn dân tộc đó đến giai đoạn này không còn đúng giá trị nữa.Như Lỗ Tấn từng nhận định rằng: Phép thắng lợi tinh thần của người Trung Quốc chính là tích thích sĩ diện (mà thích sĩ diện chính là cương lĩnh tinh thần thể hiện rõ nhất qua nhân vật AQ).Điều thậm tệ là nó bắt đầu phát huy tính phản tác dụng. Điểm qua bằng các điều ước mà nhà Thanh lần lượt kí với các cường quốc để thấy được sự ươn hèn của chế độ phong kiến thoái trào. (Từ điều ước Nam Kinh, điều ước Bắc Kinh, điều ước Thiên Tân, điều ước Mã Quan...), đồng thời cũng thấy được khát vọng thay thế chế độ chính trị đã lỗi thời, khát vọng vươn lên phát triển làm giàu, khát vọng tìm đường đi cho dân tộc của nhân dân Trung Hoa.
Bộ mặt thay mặt xã hội phong kiến lúc bấy giờ là giai cấp thống trị Mãn Thanh. Hội tụ ở đó có lẽ hầu hết những gì xấu xa, cặn bã nhất của một chế độ phong kiến mạt kì. Không chỉ là những cái thủ cựu của một triều đại đang bước vào giai đoạn cuối mà còn là những bảo thủ ngu dốt nhất của một thời đại xưa.
Triều đình Mãn Thanh vốn là một dân tộc du mục sống bằng nghề săn bắn hái lượm .Họ vượt vạn Lý Trường Thành vào xâm lược Trung Quốc. Hành động này vốn đã gây nên hố ngăn cách dân tộc. Những chính sách phân biệt dân tộc càng tăng thêm sự kì thị về chủng tộc. Mâu thuẫn dân tộc khi đó càng gay gắt.
Nền kinh tế chủ yếu phục vụ giai cấp phong kiến. Các quan lại ra sức vơ vét của cải trong khiến đời sống nhân dân không thể phát triển hơn được nữa. Khi Anh đặt quan hệ thông thương buôn bán, triều đình nhà Thanh không đủ trí tuệ ,sự khôn khéo để đối phó với thương nhân Anh. Thuốc phiện đã làm mu muội đầu óc của phần lớn quan lại và một bộ phận nhân dân cũng sa vào cảnh hút sách, đói kém mặc cho vận mệnh đất nước trước sự nhòm ngó, đe doạ xâm lược của nước ngoài.
Đúng lúc đó triều đình Mãn Thanh còn thi hành chính sách: “bế quan toả cảng” cấm thương nhân và giáo sĩ truyền đại. Chính sách tự vệ phòng thủ này đủ thấy rõ sự yếu kém của triều Thanh . Trong khi đó người dân rên xiết vì đói, vì áp bức. Không khí nặng nề bao phủ cả Trung Quốc đương thời. Rất may là ý chí chiến đấu của một bộ phận nguời (có ý thức đến vận mệnh đất nước) vẫn âm ỉ nhen nhúm. Đây là cơ sở châm ngòi cho các cuộc đấu tranh sau này.
3. Các cao trào làn sóng đấu tranh của nhân dân Trung Hoa
Sự kiện Lâm Tắc Từ đốt 2 vạn hòm thuốc phiện được nhân dân reo hò hưởng ứng. Nó đụng chạm tới quyền lợi của những người cấu kết với Anh và làm thiệt hại nguồn hàng lớn của chúng . Ngọn lửa của ông thắp lên ngọn lửa chiến tranh thuốc phiện. Đồng thời thắp lên ngọn lửa đấu tranh trong nhân dân. Cuộc chiến tranh thuốc phiện mở đầu thời kì đấu tranh của nhân dân Trung Hoa mong thực hiện khát vọng chuyển mình. Cụ thể là nhân dân Tam Nguyên Lý. Dù rằng đây chỉ là cuộc đấu tranh mang tính chất bùng phát và nhỏ lẻ “nhân dân 103 thôn vùng Tam Nguyên Lý (Quảng Châu ) tập hợp lại, nổi dậy chống thực dân Anh để bảo vệ xóm làng .” Kết quả là triều đình Mãn Thanh đầu hàng, cuộc đấu tranh không có kết quả nhưng vẫn để lại một trang sử vẻ vang, cổ vũ tinh thần đấu tranh chống xâm lược trong toàn nhân dân.
Hậu quả của cuộc chiến tranh nha phiến chính là bài học lớn cho nhân dân Trung Hoa .Thể hiện đầu tiên là: triều đình Mãn Thanh cách chức Lâm Tắc Từ và cho tiêu diệt những người của ông.Như vậy vô hình chung đã đình chỉ việc cấm thuốc phiện .
Thứ đến: sự nhượng bộ dẫn đến việc ký kết điều ước Nam Kinh, điều ước Hổ Môm. Nội dung của điều ước Nam Kinh là cắt đất Hương Cảng cho Anh, đền 21 triệu bảng... Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa chấp nhận cắt lãnh thổ cho giặc ngoại xâm. Đây là nỗi nhục nhã đối với triều đình Mãn Thanh và cả dân tộc. Niềm tự hào về một dân tộc đứng trên các dân tộc. Bây giờ chỉ là hư danh ...Thực lực của một đất nước Trung Hoa hùng mạnh xưa kia giờ đây chỉ như một bộ máy rệu rã với các tên quan lại qụy lụy vì thuốc phiện và súng đạn . Nhưng nỗi khổ vẫn thuộc về nhân dân. Quan lại càng ra sức cướp bóc của cải của dân ...