Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiêu đề (TĐ) là một trong những thành phần quan trọng trong cấu trúc hình
thức của văn bản. Nó là một tín hiệu nghệ thuật không chỉ quan trọng đối với người
lập văn bản mà còn đối với người giải văn bản. Do đó, TĐ là một trong những vấn đề
nghiên cứu khá thú vị trong ngôn ngữ học nói chung và Việt ngữ học nói riêng.
Bước sang thế kỷ XX, với quá trình hiện đại hoá văn học, với vai trò đặc biệt
quan trọng của chữ Quốc ngữ, các thể loại văn học, trong đó có truyện ngắn đã gặp
vận hội phát triển rực rỡ. Đặc biệt truyện ngắn hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 –
1945 đã đóng góp xứng đáng vào quá trình hiện đại hóa văn xuôi hiện đại cả về số
lượng và chất lượng. Do đó, có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn giai
đoạn này. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào dành riêng cho việc
nghiên cứu về TĐ truyện ngắn hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
Đó là lý do người viết chọn đề tài “Tiêu đề truyện ngắn hiện thực Việt Nam giai
đoạn 1930 – 1945” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Như đã nói trên, TĐ là một trong những thành phần quan trọng trong cấu trúc
hình thức cơ bản của văn bản. Từ lâu, các nhà văn hóa phương Tây cũng như phương
Đông đã nhận thức được vai trò to lớn của TĐ trong văn bản. Do đó, có rất nhiều ý
kiến, quan điểm khác nhau bàn về TĐ và tiêu đề văn bản (TĐVB). Nhưng những ý
kiến của họ thường chỉ là những nhận định mang tính chất tổng quát.
2.1. Về tiêu đề văn bản
Có nhiều ý kiến khác nhau bàn về TĐ và TĐVB. Tùy theo góc nhìn, các tác giả
đều có nhắc đến vai trò định hướng nội dung cũng như những yêu cầu thẩm mỹ cần có
của một TĐVB. Tuy nhiên dung lượng dành cho TĐVB trong các tài liệu vẫn chiếm vị
trí khá khiêm tốn.
Cao Xuân Hạo 1991, nhân việc phân loại câu theo quan điểm ngữ pháp chức
năng, đã xếp tất cả TĐ, trong đó có TĐVB vào loại câu đặc biệt. Ở đây, có một nhận
định đáng lưu ý: “Xét về chức năng thông báo, TĐ là một thứ chủ đề mà phần thuyết
là cả bài văn, bài báo kia” [10; tr. 8].
Hồ Lê, trong Quy luật ngôn ngữ, quyển 2: Tính quy luật của cơ chế ngôn giao
có đề cập đến khái niệm của TĐ và TĐVB. Ở đây, Hồ Lê đã chia TĐ thành TĐ chung
và TĐ bộ phận; TĐ chủng loại và TĐ chính văn; TĐ và TĐ phụ. Ngoài ra, đặt phát
ngôn trong bối cảnh chung của văn bản, xét trong mối quan hệ giữa ý nghĩa của phát
ngôn với ngữ huống, Hồ Lê chia phát ngôn TĐ ra làm hai cấp: vĩ mô và trung mô.
Trên cơ sở kế thừa, phát triển những gợi ý từ một số bài viết của các công trình
nghiên cứu về TĐ, đặc biệt là sử dụng bộ khái niệm trong các công trình của Hồ Lê
mới công bố để nghiên cứu TĐVB tiếng Việt trên hai bình diện: cấu trúc và chức
năng. Trịnh Sâm đã đưa ra một công trình nghiên cứu khảo sát về TĐVB Tiếng Việt
một cách có hệ thống. Trong công trình Tiêu đề văn bản tiếng Việt, Trịnh Sâm đã trình
bày khá nhiều quan điểm của mình về khái niệm, cấu trúc – chức năng của TĐVB.
Ngoài ra, trong công trình này, Trịnh sâm còn đưa ra một số nguyên tắc chung
về mặt ngôn ngữ để một TĐ đạt tới yêu cầu đúng và hay. Theo ông, những điều kiện
để thiết lập một TĐVB đúng đó là: TĐ phải có chứa những từ ngữ đúng chuẩn chính
tả, TĐ phải chứa những từ ngữ đúng chuẩn từ vựng, TĐ phải đúng chuẩn ngữ nghĩa –
cú pháp, trong kết cấu của TĐ phải có dấu hiệu hình thức phân biệt giữa chủ ngôn và
khách ngôn, TĐ phải được phân đoạn hình thức chính xác với ý nghĩa tương ứng của
nó, các ngữ đoạn trong TĐ phải sắp xếp một cách tương đối hài hòa, một TĐ phải phù
hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản mà nó định danh và ý nghĩa của TĐ phải
tương hợp với nội dung của văn bản. Còn cái hay của TĐ thì phải thỏa mãn ba điều
kiện: Tính tiêu biểu, tính hấp dẫn và tính hàm súc.
Chim Văn Bé, trong Văn bản và làm văn có trình bày ngắn gọn ý kiến của mình
về TĐVB. Dựa vào mối quan hệ của TĐ với nội dung cơ bản của văn bản, Chim Văn
Bé chia TĐVB thành hai dạng: TĐ mang tính chất dự báo và TĐ mang tính chất nghệ
thuật. Và xét về tổ chức nội tại, ChimVăn Bé cho rằng TĐ có thể được cấu tạo bằng
từ, ngữ hay bằng cú, câu. Còn xét về cấp độ của TĐ, thì ChimVăn Bé chia TĐ thành
TĐ toàn thể và TĐ bộ phận.
Đặc biệt, viết về TĐ, các tác giả còn đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu TĐVB
trong từng thể loại cụ thể. Trong đó, chủ yếu là TĐ trong văn bản báo chí và trong văn
bản nghệ thuật.
2.2. Về tiêu đề của văn bản báo chí
Trong những năm gần đây, khi mà báo chí đã phát triển vượt bậc và ngày càng
chứng tỏ được thế mạnh cũng như vị trí, tầm quan trọng đối với đời sống xã hội thì
càng có nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí. Trong đó TĐ trong tác
phẩm báo chí là một vấn đề được nhiều tác giả quan tâm. Các nhà nghiên cứu tiếp cận
TĐ báo chí từ nhiều góc độ khác nhau. Qua đó, các nhà nghiên cứu cũng đã trình bày
khá nhiều ý kiến, quan điểm của mình về TĐ trong văn bản báo chí.
Hoàng Anh trong Thử phân loại tiêu đề các văn bản báo chí – Tạp chí Báo chí
& Tuyên truyền tháng 5/1999) đã chia TĐ thành 7 kiểu, đó là: TĐ xác nhận, TĐ câu
hỏi, TĐ kêu gọi, TĐ trích dẫn, TĐ bình luận, TĐ giật gân, và TĐ gợi cảm.
Nguyễn Thanh Bình trong bài Về cách đặt tiêu đề bài báo - Tạp chí Nghề báo
số tháng 10 + 11/2001 cũng đã trình bày ý kiến của mình về TĐ. Trong bài viết này,
Nguyễn Thanh Bình đã chia TĐ thành hai vế: vế A và vế B. Xét mối quan hệ giữa 2 vế
này, Nguyễn Thanh Bình đã chia tít thành 10 dạng: Tít có 2 vế quan hệ tương phản
A> dựa vào quan hệ đồng nhất A=B; Tít có quan hệ nhân quả A→ B; Tít nêu kết quả dựa
vào một quá trình từ A trở thành B; Tít nêu bật tiêu điểm thông tin hay thuộc tính tiêu
biểu; Tít chơi chữ; Tít vận dụng thủ pháp đảo ngữ; Tít trích dẫn.
Nguyễn Thị Việt Thanh, trong Về một số hiện tượng ngôn ngữ đặc trưng của
văn bản tin tiếng Việt – Tạp chí ngôn ngữ, số 11, 2001 có đề cập đến TĐVB trong thể
loại tin tức. Ở đây, Nguyễn Thị Việt Thanh cho rằng đầu đề là một bộ phận hữu cơ của
văn bản có quan hệ nhất định với bộ phận nội dung chính của văn bản.
Trần Thu Nga, trong Thử tìm hiểu về đầu đề tác phẩm báo chí - Tạp chí Nghề
Báo xuân 2003 đã gọi tít là A và nội dung bài viết là B. Trong bài viết này, Trần Thu
Nga đã chia TĐ theo bốn mức độ quan hệ giữa A và B: A # B (tít không ăn nhập gì
với nội dung tác phẩm ), A A=B (tít thể hiện tinh thần nội dung tác phẩm), A>B (tít nâng cao tầm, sức hút của tác
phẩm).
Trần Huy Khánh, trong Khảo sát các phương tiện tu từ trong tiêu đề báo chí
tiếng Anh – Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5, 2010 đã tiến
hành điều tra việc sử dụng các phương tiện tu từ trong TĐ báo chí tiếng Anh. Qua đó,
Trần Huy Khánh cho rằng chức năng quan trọng nhất của TĐ báo chính là lôi kéo sự
chú ý của người đọc báo, đồng thời giới thiệu ngắn gọn trước cho người đọc biết bài
báo tương ứng nói về vấn đề gì. Tuy nhiên, TĐ báo cũng mang nhiều yếu tố đánh giá
như thái độ, phản ứng của người viết báo đối với vấn đề được đề cập đến.
2.2.2. Về tiêu đề của văn bản nghệ thuật
TĐ là một trong những thành phần quan trọng của văn bản nghệ thuật. Trong
nhà trường, khi giảng dạy về một tác phẩm văn học, giáo viên thường chú ý đến ý
nghĩa nhan đề của tác phẩm. Nhưng so với TĐ trong văn bản báo chí thì không có
nhiều công trình viết về TĐ trong tác phẩm văn chương.
Trịnh Sâm, trong công trình nghiên cứu Tiêu đề văn bản tiếng Việt, đã đánh giá
một cách đầy đủ và toàn diện về TĐVB. Trong đó, Trịnh sâm có khảo sát về TĐ của
một vài tác phẩm văn học. Qua đó, ông đã đưa ra một số đặc điểm về TĐ của thể loại
này. Khi đề cập đến TĐ đúng và hay trong phong cách nghệ thuật. Trịnh Sâm cho
rằng, trong phong cách nghệ thuật thì sự thể hiện cái đúng và hay rất phức tạp và đa
dạng. Tuy nhiên, dù đó là TĐ của thơ, tiểu thuyết hay truyện ngắn, về cơ bản là chúng
có những yêu cầu thống nhất về mặt ngôn ngữ.
Trong luận văn tốt nghiệp Đại học ngành ngữ văn Tiêu đề trong tác phẩm văn
chương, Hồ Hương Huyền có đi vào phân tích và khảo sát TĐ trong một số tác phẩm
văn chương qua nhiều giai đoạn. Lấy cơ sở lí thuyết từ Tiêu đề văn bản tiếng Việt của
Trịnh Sâm, Hồ Hương Huyền đã tiến hành khảo sát và đưa ra một số đặc trưng tiêu
biểu của TĐ trong một số tác phẩm văn chương.
Qua tình hình trên, chúng tui nhận thấy rằng, cho đến nay, có rất nhiều bài viết,
nhiều công trình nghiên cứu về TĐVB. Thế nhưng những bài viết của họ chủ yếu chỉ
xoay quanh về các vấn đề chung trong TĐVB chứ chưa thật sự đi sâu vào nghiên cứu
đặc điểm TĐ của từng thể loại cụ thể. Và khi đi vào nghiên cứu đặc điểm TĐ của từng
thể loại, các tác giả chỉ tập trung đi vào nghiên cứu TĐ trong các văn bản báo chí. Còn
số lượng bài viết về TĐ trong tác phẩm văn chương chiếm tỉ lệ quá ít ỏi. Quả thực,
việc nghiên cứu TĐ trong tác phẩm văn chương hiện nay vẫn chưa được quan tâm chú
ý đúng mực.
3. Mục đích yêu cầu
Thực hiện đề tài: “Tiêu đề truyện ngắn hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 –
1945”, người viết nhằm làm rõ tầm quan trọng của TĐ trong tác phẩm cũng như thấy
được mối quan hệ mật thiết giữa TĐ và nội dung của tác phẩm. Đồng thời, qua đây,
người viết nhằm góp phần nhận diện và làm rõ thêm những đặc điểm của Tiêu đề
truyện ngắn hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 nói riêng và TĐ trong tác
phẩm nghệ thuật nói chung.
4. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Tiêu đề truyện ngắn hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 –
1945”, người viết chỉ đi sâu vào nghiên cứu và khảo sát một số truyện ngắn hiện thực
tiêu biểu của các tác giả như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Thạch
Lam, Nguyên Hồng, Từ Ngọc, Phạm Huy Thái, Nguyễn Khắc Mẫn, Vũ Bằng, Bùi
Hiển, Như Phong. Đồng thời, chúng tui còn tham khảo thêm một số tài liệu có liên
quan để làm nổi bật thêm vấn đề mình nghiên cứu. Cụ thể là tài liệu nghiên cứu về TĐ
và TĐVB của Trịnh Sâm, Hồ Lê, Chim Văn Bé..., là các sách phê bình nghiên cứu có
liên quan đến quá trình, quan điểm sáng tác của một vài tác giả kể trên (Nguyễn Công
Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Nguyên Hồng, Vũ Bằng…).
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Tiêu đề truyện ngắn hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 –
1945”, người viết sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và thống kê là
chủ yếu.
Chúng tui tiến hành tổng hợp và phân tích nhằm lược thuật một số ý kiến phân
loại về TĐ và TĐVB của các nhà nghiên cứu. Từ đó, xem xét và chọn lựa những ý
kiến, quan điểm đúng đắn để tiến hành đi vào nghiên cứu đề tài.
Thống kê, phân loại TĐ truyện ngắn hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945
của các tác giả Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Nguyên
Hồng, Từ Ngọc, Phạm Huy Thái, Nguyễn Khắc Mẫn, Vũ Bằng…. Từ đó dùng phương
pháp phân tích để phân tích một số tác phẩm truyện ngắn hiện thực tiêu biểu trong giai
đoạn 1930 – 1945 nhằm làm rõ thêm đặc điểm của TĐ truyện ngắn hiện thực Việt
Nam giai đoạn này.
CHƯƠNG I
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ TIÊU ĐỀ VĂN BẢN
I. Về khái niệm tiêu đề văn bản
TĐ là một trong những thành phần quan trọng trong cấu trúc hình thức cơ bản
của văn bản. Từ lâu, các nhà văn hóa đã nhận thức được vai trò to lớn của TĐ trong
văn bản: Phần nhiều văn bản trong các nền văn minh cổ Hi Lạp, cổ Trung Hoa, cổ Ấn
Độ, cổ La Mã, cổ Ả Rập…. đã có TĐ, và có nhiều cứ liệu cho thấy, từ rất lâu, người
xưa rất dụng công vào việc “chăm sóc” TĐVB về mặt nội dung cũng như hình thức.
Bàn về TĐVB, có nhiều quan điểm khác nhau. Sau đây, là quan điểm của một
số tác giả về TĐ và TĐVB.
1.1. Quan điểm của Hồ Lê
Hồ Lê trong Quy luật ngôn ngữ, quyển 2: Tính quy luật của cơ chế ngôn giao
đã trình bày khá nhiều quan điểm của mình về TĐ và TĐVB.
Hồ Lê cho rằng, “TĐ là tên riêng nêu lên nội dung hay đặc trưng của một văn
bản, một tập hợp nhiều văn bản (như tờ báo, tạp chí, kỷ yếu, tuyển tập…) hay của tác
phẩm nghệ thuật”. Vì vậy, TĐ có tư cách của một đơn vị ngôn giao. Còn “TĐVB là
tên riêng nêu lên nội dung hay đặc trưng của một văn bản hay của một chương,
mục… trong văn bản” [6; tr. 77]. Theo ông TĐVB khác với tên – ký hiệu của văn bản
hay của chương, mục… vì chúng không nêu lên được nội dung hay đặc trưng của
cái mà chúng gọi tên.
Theo Hồ Lê, đối với người sáng tác, TĐ – cả TĐVB và TĐ các tác phẩm nghệ
thuật phi văn bản (như TĐ của bản nhạc, TĐ bức họa, TĐ bức tượng, TĐ bộ phim, TĐ
vở kịch, TĐ vũ khúc…) là cái cột tiêu định hướng trong suốt quá trình tạo ra tác phẩm;
còn đối với toàn bộ tác phẩm, nó là cái tiêu biểu hay tượng trưng cho tác phẩm.
Từ những phân tích trên, Hồ Lê đã đưa ra một nhận định tổng quát về TĐVB
như sau: “TĐ là một loại tên riêng – tên riêng của văn bản hay của tập hợp văn bản
và của tác phẩm nghệ thuật nói chung; và nó mang những đặc điểm là làm cột tiêu
định hướng cho quá trình sáng tạo nội dung tác phẩm và tiêu biểu cho nội dung văn
bản.” [6; tr. 81].
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiêu đề (TĐ) là một trong những thành phần quan trọng trong cấu trúc hình
thức của văn bản. Nó là một tín hiệu nghệ thuật không chỉ quan trọng đối với người
lập văn bản mà còn đối với người giải văn bản. Do đó, TĐ là một trong những vấn đề
nghiên cứu khá thú vị trong ngôn ngữ học nói chung và Việt ngữ học nói riêng.
Bước sang thế kỷ XX, với quá trình hiện đại hoá văn học, với vai trò đặc biệt
quan trọng của chữ Quốc ngữ, các thể loại văn học, trong đó có truyện ngắn đã gặp
vận hội phát triển rực rỡ. Đặc biệt truyện ngắn hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 –
1945 đã đóng góp xứng đáng vào quá trình hiện đại hóa văn xuôi hiện đại cả về số
lượng và chất lượng. Do đó, có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn giai
đoạn này. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào dành riêng cho việc
nghiên cứu về TĐ truyện ngắn hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
Đó là lý do người viết chọn đề tài “Tiêu đề truyện ngắn hiện thực Việt Nam giai
đoạn 1930 – 1945” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Như đã nói trên, TĐ là một trong những thành phần quan trọng trong cấu trúc
hình thức cơ bản của văn bản. Từ lâu, các nhà văn hóa phương Tây cũng như phương
Đông đã nhận thức được vai trò to lớn của TĐ trong văn bản. Do đó, có rất nhiều ý
kiến, quan điểm khác nhau bàn về TĐ và tiêu đề văn bản (TĐVB). Nhưng những ý
kiến của họ thường chỉ là những nhận định mang tính chất tổng quát.
2.1. Về tiêu đề văn bản
Có nhiều ý kiến khác nhau bàn về TĐ và TĐVB. Tùy theo góc nhìn, các tác giả
đều có nhắc đến vai trò định hướng nội dung cũng như những yêu cầu thẩm mỹ cần có
của một TĐVB. Tuy nhiên dung lượng dành cho TĐVB trong các tài liệu vẫn chiếm vị
trí khá khiêm tốn.
Cao Xuân Hạo 1991, nhân việc phân loại câu theo quan điểm ngữ pháp chức
năng, đã xếp tất cả TĐ, trong đó có TĐVB vào loại câu đặc biệt. Ở đây, có một nhận
định đáng lưu ý: “Xét về chức năng thông báo, TĐ là một thứ chủ đề mà phần thuyết
là cả bài văn, bài báo kia” [10; tr. 8].
Hồ Lê, trong Quy luật ngôn ngữ, quyển 2: Tính quy luật của cơ chế ngôn giao
có đề cập đến khái niệm của TĐ và TĐVB. Ở đây, Hồ Lê đã chia TĐ thành TĐ chung
và TĐ bộ phận; TĐ chủng loại và TĐ chính văn; TĐ và TĐ phụ. Ngoài ra, đặt phát
ngôn trong bối cảnh chung của văn bản, xét trong mối quan hệ giữa ý nghĩa của phát
ngôn với ngữ huống, Hồ Lê chia phát ngôn TĐ ra làm hai cấp: vĩ mô và trung mô.
Trên cơ sở kế thừa, phát triển những gợi ý từ một số bài viết của các công trình
nghiên cứu về TĐ, đặc biệt là sử dụng bộ khái niệm trong các công trình của Hồ Lê
mới công bố để nghiên cứu TĐVB tiếng Việt trên hai bình diện: cấu trúc và chức
năng. Trịnh Sâm đã đưa ra một công trình nghiên cứu khảo sát về TĐVB Tiếng Việt
một cách có hệ thống. Trong công trình Tiêu đề văn bản tiếng Việt, Trịnh Sâm đã trình
bày khá nhiều quan điểm của mình về khái niệm, cấu trúc – chức năng của TĐVB.
Ngoài ra, trong công trình này, Trịnh sâm còn đưa ra một số nguyên tắc chung
về mặt ngôn ngữ để một TĐ đạt tới yêu cầu đúng và hay. Theo ông, những điều kiện
để thiết lập một TĐVB đúng đó là: TĐ phải có chứa những từ ngữ đúng chuẩn chính
tả, TĐ phải chứa những từ ngữ đúng chuẩn từ vựng, TĐ phải đúng chuẩn ngữ nghĩa –
cú pháp, trong kết cấu của TĐ phải có dấu hiệu hình thức phân biệt giữa chủ ngôn và
khách ngôn, TĐ phải được phân đoạn hình thức chính xác với ý nghĩa tương ứng của
nó, các ngữ đoạn trong TĐ phải sắp xếp một cách tương đối hài hòa, một TĐ phải phù
hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản mà nó định danh và ý nghĩa của TĐ phải
tương hợp với nội dung của văn bản. Còn cái hay của TĐ thì phải thỏa mãn ba điều
kiện: Tính tiêu biểu, tính hấp dẫn và tính hàm súc.
Chim Văn Bé, trong Văn bản và làm văn có trình bày ngắn gọn ý kiến của mình
về TĐVB. Dựa vào mối quan hệ của TĐ với nội dung cơ bản của văn bản, Chim Văn
Bé chia TĐVB thành hai dạng: TĐ mang tính chất dự báo và TĐ mang tính chất nghệ
thuật. Và xét về tổ chức nội tại, ChimVăn Bé cho rằng TĐ có thể được cấu tạo bằng
từ, ngữ hay bằng cú, câu. Còn xét về cấp độ của TĐ, thì ChimVăn Bé chia TĐ thành
TĐ toàn thể và TĐ bộ phận.
Đặc biệt, viết về TĐ, các tác giả còn đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu TĐVB
trong từng thể loại cụ thể. Trong đó, chủ yếu là TĐ trong văn bản báo chí và trong văn
bản nghệ thuật.
2.2. Về tiêu đề của văn bản báo chí
Trong những năm gần đây, khi mà báo chí đã phát triển vượt bậc và ngày càng
chứng tỏ được thế mạnh cũng như vị trí, tầm quan trọng đối với đời sống xã hội thì
càng có nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí. Trong đó TĐ trong tác
phẩm báo chí là một vấn đề được nhiều tác giả quan tâm. Các nhà nghiên cứu tiếp cận
TĐ báo chí từ nhiều góc độ khác nhau. Qua đó, các nhà nghiên cứu cũng đã trình bày
khá nhiều ý kiến, quan điểm của mình về TĐ trong văn bản báo chí.
Hoàng Anh trong Thử phân loại tiêu đề các văn bản báo chí – Tạp chí Báo chí
& Tuyên truyền tháng 5/1999) đã chia TĐ thành 7 kiểu, đó là: TĐ xác nhận, TĐ câu
hỏi, TĐ kêu gọi, TĐ trích dẫn, TĐ bình luận, TĐ giật gân, và TĐ gợi cảm.
Nguyễn Thanh Bình trong bài Về cách đặt tiêu đề bài báo - Tạp chí Nghề báo
số tháng 10 + 11/2001 cũng đã trình bày ý kiến của mình về TĐ. Trong bài viết này,
Nguyễn Thanh Bình đã chia TĐ thành hai vế: vế A và vế B. Xét mối quan hệ giữa 2 vế
này, Nguyễn Thanh Bình đã chia tít thành 10 dạng: Tít có 2 vế quan hệ tương phản
A> dựa vào quan hệ đồng nhất A=B; Tít có quan hệ nhân quả A→ B; Tít nêu kết quả dựa
vào một quá trình từ A trở thành B; Tít nêu bật tiêu điểm thông tin hay thuộc tính tiêu
biểu; Tít chơi chữ; Tít vận dụng thủ pháp đảo ngữ; Tít trích dẫn.
Nguyễn Thị Việt Thanh, trong Về một số hiện tượng ngôn ngữ đặc trưng của
văn bản tin tiếng Việt – Tạp chí ngôn ngữ, số 11, 2001 có đề cập đến TĐVB trong thể
loại tin tức. Ở đây, Nguyễn Thị Việt Thanh cho rằng đầu đề là một bộ phận hữu cơ của
văn bản có quan hệ nhất định với bộ phận nội dung chính của văn bản.
Trần Thu Nga, trong Thử tìm hiểu về đầu đề tác phẩm báo chí - Tạp chí Nghề
Báo xuân 2003 đã gọi tít là A và nội dung bài viết là B. Trong bài viết này, Trần Thu
Nga đã chia TĐ theo bốn mức độ quan hệ giữa A và B: A # B (tít không ăn nhập gì
với nội dung tác phẩm ), A A=B (tít thể hiện tinh thần nội dung tác phẩm), A>B (tít nâng cao tầm, sức hút của tác
phẩm).
Trần Huy Khánh, trong Khảo sát các phương tiện tu từ trong tiêu đề báo chí
tiếng Anh – Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5, 2010 đã tiến
hành điều tra việc sử dụng các phương tiện tu từ trong TĐ báo chí tiếng Anh. Qua đó,
Trần Huy Khánh cho rằng chức năng quan trọng nhất của TĐ báo chính là lôi kéo sự
chú ý của người đọc báo, đồng thời giới thiệu ngắn gọn trước cho người đọc biết bài
báo tương ứng nói về vấn đề gì. Tuy nhiên, TĐ báo cũng mang nhiều yếu tố đánh giá
như thái độ, phản ứng của người viết báo đối với vấn đề được đề cập đến.
2.2.2. Về tiêu đề của văn bản nghệ thuật
TĐ là một trong những thành phần quan trọng của văn bản nghệ thuật. Trong
nhà trường, khi giảng dạy về một tác phẩm văn học, giáo viên thường chú ý đến ý
nghĩa nhan đề của tác phẩm. Nhưng so với TĐ trong văn bản báo chí thì không có
nhiều công trình viết về TĐ trong tác phẩm văn chương.
Trịnh Sâm, trong công trình nghiên cứu Tiêu đề văn bản tiếng Việt, đã đánh giá
một cách đầy đủ và toàn diện về TĐVB. Trong đó, Trịnh sâm có khảo sát về TĐ của
một vài tác phẩm văn học. Qua đó, ông đã đưa ra một số đặc điểm về TĐ của thể loại
này. Khi đề cập đến TĐ đúng và hay trong phong cách nghệ thuật. Trịnh Sâm cho
rằng, trong phong cách nghệ thuật thì sự thể hiện cái đúng và hay rất phức tạp và đa
dạng. Tuy nhiên, dù đó là TĐ của thơ, tiểu thuyết hay truyện ngắn, về cơ bản là chúng
có những yêu cầu thống nhất về mặt ngôn ngữ.
Trong luận văn tốt nghiệp Đại học ngành ngữ văn Tiêu đề trong tác phẩm văn
chương, Hồ Hương Huyền có đi vào phân tích và khảo sát TĐ trong một số tác phẩm
văn chương qua nhiều giai đoạn. Lấy cơ sở lí thuyết từ Tiêu đề văn bản tiếng Việt của
Trịnh Sâm, Hồ Hương Huyền đã tiến hành khảo sát và đưa ra một số đặc trưng tiêu
biểu của TĐ trong một số tác phẩm văn chương.
Qua tình hình trên, chúng tui nhận thấy rằng, cho đến nay, có rất nhiều bài viết,
nhiều công trình nghiên cứu về TĐVB. Thế nhưng những bài viết của họ chủ yếu chỉ
xoay quanh về các vấn đề chung trong TĐVB chứ chưa thật sự đi sâu vào nghiên cứu
đặc điểm TĐ của từng thể loại cụ thể. Và khi đi vào nghiên cứu đặc điểm TĐ của từng
thể loại, các tác giả chỉ tập trung đi vào nghiên cứu TĐ trong các văn bản báo chí. Còn
số lượng bài viết về TĐ trong tác phẩm văn chương chiếm tỉ lệ quá ít ỏi. Quả thực,
việc nghiên cứu TĐ trong tác phẩm văn chương hiện nay vẫn chưa được quan tâm chú
ý đúng mực.
3. Mục đích yêu cầu
Thực hiện đề tài: “Tiêu đề truyện ngắn hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 –
1945”, người viết nhằm làm rõ tầm quan trọng của TĐ trong tác phẩm cũng như thấy
được mối quan hệ mật thiết giữa TĐ và nội dung của tác phẩm. Đồng thời, qua đây,
người viết nhằm góp phần nhận diện và làm rõ thêm những đặc điểm của Tiêu đề
truyện ngắn hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 nói riêng và TĐ trong tác
phẩm nghệ thuật nói chung.
4. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Tiêu đề truyện ngắn hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 –
1945”, người viết chỉ đi sâu vào nghiên cứu và khảo sát một số truyện ngắn hiện thực
tiêu biểu của các tác giả như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Thạch
Lam, Nguyên Hồng, Từ Ngọc, Phạm Huy Thái, Nguyễn Khắc Mẫn, Vũ Bằng, Bùi
Hiển, Như Phong. Đồng thời, chúng tui còn tham khảo thêm một số tài liệu có liên
quan để làm nổi bật thêm vấn đề mình nghiên cứu. Cụ thể là tài liệu nghiên cứu về TĐ
và TĐVB của Trịnh Sâm, Hồ Lê, Chim Văn Bé..., là các sách phê bình nghiên cứu có
liên quan đến quá trình, quan điểm sáng tác của một vài tác giả kể trên (Nguyễn Công
Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Nguyên Hồng, Vũ Bằng…).
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Tiêu đề truyện ngắn hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 –
1945”, người viết sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và thống kê là
chủ yếu.
Chúng tui tiến hành tổng hợp và phân tích nhằm lược thuật một số ý kiến phân
loại về TĐ và TĐVB của các nhà nghiên cứu. Từ đó, xem xét và chọn lựa những ý
kiến, quan điểm đúng đắn để tiến hành đi vào nghiên cứu đề tài.
Thống kê, phân loại TĐ truyện ngắn hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945
của các tác giả Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Nguyên
Hồng, Từ Ngọc, Phạm Huy Thái, Nguyễn Khắc Mẫn, Vũ Bằng…. Từ đó dùng phương
pháp phân tích để phân tích một số tác phẩm truyện ngắn hiện thực tiêu biểu trong giai
đoạn 1930 – 1945 nhằm làm rõ thêm đặc điểm của TĐ truyện ngắn hiện thực Việt
Nam giai đoạn này.
CHƯƠNG I
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ TIÊU ĐỀ VĂN BẢN
I. Về khái niệm tiêu đề văn bản
TĐ là một trong những thành phần quan trọng trong cấu trúc hình thức cơ bản
của văn bản. Từ lâu, các nhà văn hóa đã nhận thức được vai trò to lớn của TĐ trong
văn bản: Phần nhiều văn bản trong các nền văn minh cổ Hi Lạp, cổ Trung Hoa, cổ Ấn
Độ, cổ La Mã, cổ Ả Rập…. đã có TĐ, và có nhiều cứ liệu cho thấy, từ rất lâu, người
xưa rất dụng công vào việc “chăm sóc” TĐVB về mặt nội dung cũng như hình thức.
Bàn về TĐVB, có nhiều quan điểm khác nhau. Sau đây, là quan điểm của một
số tác giả về TĐ và TĐVB.
1.1. Quan điểm của Hồ Lê
Hồ Lê trong Quy luật ngôn ngữ, quyển 2: Tính quy luật của cơ chế ngôn giao
đã trình bày khá nhiều quan điểm của mình về TĐ và TĐVB.
Hồ Lê cho rằng, “TĐ là tên riêng nêu lên nội dung hay đặc trưng của một văn
bản, một tập hợp nhiều văn bản (như tờ báo, tạp chí, kỷ yếu, tuyển tập…) hay của tác
phẩm nghệ thuật”. Vì vậy, TĐ có tư cách của một đơn vị ngôn giao. Còn “TĐVB là
tên riêng nêu lên nội dung hay đặc trưng của một văn bản hay của một chương,
mục… trong văn bản” [6; tr. 77]. Theo ông TĐVB khác với tên – ký hiệu của văn bản
hay của chương, mục… vì chúng không nêu lên được nội dung hay đặc trưng của
cái mà chúng gọi tên.
Theo Hồ Lê, đối với người sáng tác, TĐ – cả TĐVB và TĐ các tác phẩm nghệ
thuật phi văn bản (như TĐ của bản nhạc, TĐ bức họa, TĐ bức tượng, TĐ bộ phim, TĐ
vở kịch, TĐ vũ khúc…) là cái cột tiêu định hướng trong suốt quá trình tạo ra tác phẩm;
còn đối với toàn bộ tác phẩm, nó là cái tiêu biểu hay tượng trưng cho tác phẩm.
Từ những phân tích trên, Hồ Lê đã đưa ra một nhận định tổng quát về TĐVB
như sau: “TĐ là một loại tên riêng – tên riêng của văn bản hay của tập hợp văn bản
và của tác phẩm nghệ thuật nói chung; và nó mang những đặc điểm là làm cột tiêu
định hướng cho quá trình sáng tạo nội dung tác phẩm và tiêu biểu cho nội dung văn
bản.” [6; tr. 81].
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: khái quát về truyện ngắn hiện đại việt nam giai 1930 - 1945, đặc điểm truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945 khóa luận tốt nghiệp, Đặc điểm của văn bản truyện Việt Nam giai đoạn 1930-1945, tổng hợp truyện việt nam giai đoạn 1930-1945, tiêu đề văn bản tiếng việt trịnh sâm, truyện ngắn việt nam giai đoạn 1930-1945