langtu_daohoa1994
New Member
Download miễn phí Luận văn Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương
Trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái nghiêng về yếu tố Nhân
thần thì Chu Phúc Uy sau khi chống cự quyết liệt với kẻ thù thì ông đã hy mất
tại sông Thiên Đức.
Mục đích của truyện cổ tích là mô tả và diễn tả nhiều nhân vật và cuộc
sống đời thường, truyền thuyết luôn nhấn mạnh tính phi thƣờng của nhân
vật. Việc sử dụng yếu tố thần kỳ để xây dựng hình tượng, tạo tình tiết là một
việc thông thường trong sáng tác dân gian. Những người anh hùng có nguồn
gốc thần bí, ra đi cũng thần bí tạo ra không khí bí mật và linh thiêng cho sáng
tác truyền thuyết. Tác giả dân gian có niềm tin vào người anh hùng trong
nhân dân là bất tử. Họ sinh ra từ tự nhiên, trở về với tự nhiên, thành khí thiêng
sông núi, hồn thiêng dân tộc.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-luan_van_truyen_thuyet_phi_bong_nguyen_soai_o_le_l.U6YkztF6mt.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-57129/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
như mặt trời mùa hạ, cậu bé cất tiếng khóc làm chuyển động trời đất,núi non, cây cỏ. Rồi trời quang, mây tạnh, mọi người lấy làm kỳ lạ. Sinh được
một trăm ngày cậu bé khôi ngô kỳ lạ như trong mộng, cha mẹ đặt tên là Hạo
tự là Phúc Uy và nuôi dưỡng rất chu đáo. Ngày tháng trôi qua, cậu bé thường
ngồi trong phòng yên lặng nghiền ngẫm văn chương, ban đêm luyện võ, thảo
binh thư, rồi mọi kinh sách đều thông hiểu…” [36/176].
Hình dáng khác thường của hình tượng, nhân vật đã tạo thành dấu ấn
đậm nét trong lòng nhân dân. Người ta ngỡ ngàng trước dung mạo và tài năng
của các hình tượng, nhân vật trong truyền thuyết. Điều đó xuất hiện từ niềm
tin với những con người tài giỏi, họ sinh ra và mất đi cũng vì chính cộng đồng
của họ. Nhân dân vốn sùng kính những người anh hùng nên họ muốn những
người anh hùng của mình trở thành phi thường về tất cả: diện mạo, tài năng,
hành động.
3. Môtíp về sự hoá thân.
Việc ra đi khi người anh hùng đã hoàn thiện sự nghiệp của mình nhằm
tôn vinh thêm tầm vóc thần thánh của họ và nó hết sức phổ biến trong các
truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm, truyền thuyết lịch sử. Môtíp hoá
thân hay chính là sự ra đi mang ý nghĩa chuẩn bị cho diễn biến tiếp theo của
câu chuyện. Đặc biệt trong truyền thuyết khi nhân vật hoá chưa phải là kết
thúc. Nhân vật hoá là sự chuẩn bị cho những kỳ tích tiếp theo, những cuộc lập
công mới mà ý nghĩa, hiệu quả của nó đem lại to lớn không kém những chiến
công mà nhân vật lập được khi còn sống.
Môtíp về sự hoá thân ta thường hay gặp trong truyện cổ tích ở hai dạng
thức: Hình tượng, nhân vật hoá thân tạm thời và hình tượng, nhân vật hoá
thân vĩnh viễn. Trong các truyền thuyết hình tượng, nhân vật hoá thân vĩnh
viễn là sự “thiêng hoá” về cái chết của người anh hùng. Truyền thuyết Hai
Bà Trưng kể rằng: Hai Bà do đám mây ngũ sắc cuộn lên trời, hay gieo mình
xuống sông tự tận, khí anh linh kết thành tượng đá. Quý Minh trong Sự tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41
Cao Sơn, Quý Minh sau khi đánh giặc Thục thua tan tác, ngài về bái tạ chỗ
trú sở đóng quân trước; trời nổi mưa gió, một đám mây sa xuống dinh ngài.
Truyền thuyết bà Triệu kể rằng: Bà Triệu lên đỉnh núi Tùng Sơn mà
chết, anh hồn của bà quyện với thanh gươm báu biến thành ánh hào quang
bay vụt lên trời.
Sự tích Trình An Tể thời Đinh, nhân vật Trình An một hôm thấy trời
mưa gió, Ngài thấy trong mình hiện ra con rồng trắng bay lên trời và Ngài hoá.
Trong Truyền thuyết Phi Bồng nhà Lý thì sau khi được vua thăng
chức Sơn Nam đạo Chúa tể quan. Sau đó ông không bệnh tự hoá.
Cô gái Vân xinh đẹp trong Giếng Vân thì hoá thành con chim bồ câu
bay lên cao giữa mây trắng bay bổng, còn người yêu nàng là Hoàng Tốn cũng
hoá thành chim vàng anh vỗ cánh bay lên một đám mây vàng…
Trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái nghiêng về yếu tố Nhiên
thần thì khi bị trẻ chăn trâu phát hiện, chúng lấy tay làm kiệu định rước ngài
về làng thì bỗng nhiên gió mưa, sấm chớp đùng đùng, cát bay đá cuộn khắp
nơi. Đứa trẻ đó hét lên một tiếng rồi vọt thẳng lên trời.
Trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái nghiêng về yếu tố Nhân
thần thì Chu Phúc Uy sau khi chống cự quyết liệt với kẻ thù thì ông đã hy mất
tại sông Thiên Đức.
Mục đích của truyện cổ tích là mô tả và diễn tả nhiều nhân vật và cuộc
sống đời thường, truyền thuyết luôn nhấn mạnh tính phi thƣờng của nhân
vật. Việc sử dụng yếu tố thần kỳ để xây dựng hình tượng, tạo tình tiết là một
việc thông thường trong sáng tác dân gian. Những người anh hùng có nguồn
gốc thần bí, ra đi cũng thần bí tạo ra không khí bí mật và linh thiêng cho sáng
tác truyền thuyết. Tác giả dân gian có niềm tin vào người anh hùng trong
nhân dân là bất tử. Họ sinh ra từ tự nhiên, trở về với tự nhiên, thành khí thiêng
sông núi, hồn thiêng dân tộc.
Hình tượng Phi Bồng Nguyên soái sinh ra từ khe đá khi bị phát hiện đã
vụt bay lên trời và còn nói vọng lại: “Ta là Phi Bồng Hạo Thiên Đại tướng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42
quân giáng hạ, nhưng đã lộ trong cõi trần thế nên lại phụng chiếu về chầu
Thượng đế” [35/19] là một cách nhân hoá, ca ngợi mục đích và sứ mạng cao
cả của Phi Bồng Nguyên soái. Đó là một siêu nhiên, một thiên tướng được
nhân dân xây dựng theo nguyên tắc điển hình hoá. Trong mọi cách kết thúc
thì cách hoá về trời “tối ưu” hơn cả, làm cho hình tượng, nhân vật có thể
thông tỏ mọi việc trong trần thế như trong lòng bàn tay, có thể hô phong, hoán
vũ để cứu giúp nhân dân thoát khỏi đại nạn, đó mới chính là mơ ước của nhân
dân. Mơ ước đó chứng tỏ nghệ thuật sáng tạo của dân tộc ta thời xưa thật tế
nhị, tinh tuý, thanh cao.
Trong cuộc sống thực tế con người không thể vượt qua được cái chết,
đó là điều mà không ai phủ nhận. Nhưng tác giả dân gian lại không chấp nhận
điều đó với những hình tượng mà họ ngưỡng mộ, hay những người anh hùng
vì dân vì nước. Vì vậy, nhân dân đã lựa chọn truyền thuyết, thêm vào đó
những yếu tố kỳ ảo và ước mơ để họ sống mãi. Nói như tác giả Trần Thị An:
“Chết tức là mở ra một đời sống mới với cấp độ và tinh thần cao hơn, người
anh hùng được xây dựng để vượt qua sự hữu hạn của một cá nhân, trở thành
bất tử” [8/42]. Mặc dù trong thực tế điều đó không hề có thực nhưng chính vì
sự hữu hạn của con người, người xưa càng tuyệt đối hoá các vị thần. Tuyệt
đối hoá cũng là mơ ước, khao khát vươn lên tầm vóc của các vị thần, có sức
mạnh và khả năng thần linh, và một trong những ước mơ đó là có cuộc sống
bất tử, cũng là tín ngưỡng thờ tổ tiên của dân tộc ta.
Sự hoá thân của các hình tượng, nhân vật trong truyền thuyết không
phải là họ mất đi mà đây có khi mới là điểm khởi đầu cho những chiến công
và những kỳ tích mới. Họ hoá thân vào trời đất nhưng vẫn canh cánh bên lòng
tình yêu nước, phẩm chất anh hùng, khi đất nước cần họ luôn sẵn sàng trợ
giúp và họ xứng đáng được đời đời con cháu tôn thờ, ngưỡng vọng.
4. Môtíp hiển linh, âm phù.
Như trên đã nói, sự hoá thân của các hình tượng, nhân vật trong truyền
thuyết có khi mới là điểm khởi đầu cho những chiến công oai hùng của họ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43
Đó là niềm tin tuyệt đối của nhân dân vào những người anh hùng sẽ còn tiếp
tục âm phù cho cộng đồng, cho xã tắc, vào những lúc thiên tai hay giặc giã.
Đến thế kỷ thứ XIX nhà văn mù Nguyễn Đình Chiểu vẫn tin rằng khi con
người mất đi vẫn có thể trợ giúp đánh kẻ thù xâm lược, nên trong Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc ông đã viết: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh
hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác
cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó”.
Hiển linh, âm phù là môtíp chiếm số lượng nhiều nhất trong thể loại
truyền thuyết. Giáo s