daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1.Lý do chọn đề tài:
Đất nước Việt Nam ta đã trải qua một thời kì phát triển lâu đời. Do quá trình hình
thành và phát triển dân cư, do điều kiện thiên nhiên địa lí và cách sản xuất, do
truyền thống tín ngưỡng và tập tục lâu đời …Trên đất nước ta đã hình thành những
vùng văn hoá khác nhau. Đó là dạng văn hoá mang đậm sắc thái tâm lý cộng đồng,
thể hiện trong sinh hoạt, trong ngôn ngữ, trong thái độ đối với các di sản, các giá trị
tinh thần, trong sự cảm thụ và thửơng thức nghệ thuật trong phong thái ứng xử, quan
hệ giữa con người với con người, giữa con nguười với những gì ràng buộc chung
quanh nó…
Màu sắc địa phương đã trở nên một cái gì rất bền vững trong nhân dân, không
quan tâm tới nó, khó mà xây dựng văn hoá mới hiện đại và dân tộc. Hiện nay trên tinh
thần thống nhất nên ta sẽ xây dựng một nền văn hoá thống nhất trong cả nước. Nhưng
có lẽ những màu sắc địa phương sẽ còn tồn tại lâu dài trong sự thống nhất và điều đó
làm phong phú thêm nền văn hoá thống nhất trên cả đất nước. Hiện tượng đó là một tất
yếu và cũng là sự cần thiết.
Chính những lí do đó, tui đã quyết định chọn đề tài “từ địa phương trong tác
phẩm Lê Vĩnh Hoà” để làm một chuyên luận ngiên cứu. Bởi từ địa phương không phải
là một vấn đề nằm ngoài phạm vi văn hoá dân tộc. mà nó cũng là một khía cạnh về
mặt ngôn ngữ trong quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành nên nền văn
hoá chung của dân tộc. Ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là lời ăn tiếng nói của con
người mà thông qua việc nghiên cứu ngôn ngữ chúng ta có thể hiểu được phần nào về
tính cách của con người. Ngôn ngữ một phần do yếu tố bẩm sinh một phần do tác động
bởi các yếu tố từ bên ngoài. Ẩn sau ngôn ngữ là cả một nền văn hoá thể hiện trong
cách ăn mặc, cách ở, cách xây dựng nhà cửa, xóm làng, các phương tiện sản xuất, giao
thông…
Việc khảo sát nghiên cứu trên những tác phẩm cụ thể của nhà văn Lê Vĩnh Hoà
sẽ là cơ hội để tui có thể tìm hiểu những điều vừa nói trên. Đồng thời học hỏi nhiều
điều thú vị từ mảnh đất Nam Bộ, mảnh đất đã sinh ra tui và những người dân Nam Bộ
giàu tình cảm. Đồng thời vừa là điều kiện để tui học hỏi, trau dồi thêm kiến thức
chuyên môn nói riêng và một phần tìm hiểu cách sáng tác văn chương nghệ thuật.Thấy
được cái hay, cái đẹp trong việc dùng từ là chất liệu cấu thành nên một tác phẩm nghệ
thuật. Học hỏi cách sử dụng khéo léo, linh hoạt của nhà văn trong việc sử dụng từ địa
phương trong tác phẩm của mình.
2. Lịch sử vấn đề:
Phương ngữ nói chung và từ địa phương nói riêng là đề tài khá hấp dẫn với
các nhà ngôn ngữ học, và trên thực tế cũng có nhiều nghiên cứu đáng kể về đề tài
này. Các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Thiện Chí, Hồng Dân, Cù Đình Tú, Trần
Thị Ngọc Lang, Hoàng Thị Châu, Nguyễn Kim Thản, Hoàng Dũng, Nguyễn Thiện
Giáp, Huỳnh Công Tín, Nguyễn Văn Ái.... Mỗi tác giả lại có một khuynh hướng
nghiên cứu và cách tìm hiểu riêng về bức tranh đa dạng của phương ngữ. Ở đây
chúng tui sẽ nêu một vài công trình tiêu biểu:
Trong luận án tiến sĩ của tác giả Huỳnh Công Tín: “ Hệ thống ngữ âm của
tiếng Sài Gòn” (so với phương ngữ Hà Nội và một số phương ngữ khác ở Việt
Nam). Theo ông, các công trình nghiên cứu phương ngữ từ trước đến nay chủ yếu
theo ba khuynh hướng – có thể tóm tắt quan điểm của tác giả Huỳnh Công Tín như
sau:
Khuynh hướng thứ nhất là: Khuynh hướng nghiên cứu phương ngữ gắn với
nghiên cứu ngôn ngữ. Theo khuynh hướng này có các tác giả: Nguyễn Văn Tu, Cù
Đinh Tú, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Tài Cẩn, Đoàn Thiện Thuật,
Nguyễn Kim Thản....
Trong chương: Những sự khác nhau về thổ âm trong tiếng Việt Nam (tiếng
Bắc và tiếng Nam) trong công trình Việt Nam văn học sử yếu (1986) của tác giả
Dương Quảng Hàm đã miêu tả phương ngữ qua một số hiện tượng sai lệch phổ biến
của vùng .
Trong các công trình tiếng việt của tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp,
Lê Văn Lý, Nguyễn Kim Thản, Đoàn Thiện Thuật, Cù Đình Tú, đều có thể cập
đến một số vấn đề của phương ngữ như: Cách phát âm địa phương của tiếng Việt,
hay ranh giới và việt phân vùng phương ngữ trong tiếng Việt.
Riêng trong, “cơ cấu ngữ âm tiếng việt” của Đinh Lệ Thu, Nguyễn Văn Huệ,
ngoài phần miêu tả ngữ âm của tiếng Việt trên từng phần âm vị của âm tiết, các
tác giả còn đề cập đến sự khác biệt giữa các phương ngữ .
Khuynh hướng thứ hai là: Nghiên cứu phương ngữ gắn với yêu cầu chuẩn hóa
và ứng dụng tiếng Việt vào cuộc sống xã hội, được các nhà ngôn ngữ tập trung
nghiên cứu nhiều hơn và các vấn đề nghiên cứu này cũng được các tác giả khâi
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách địa phương tỉnh Bắc Giang Luận văn Kinh tế 2
H Khảo sát từ ngữ địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa Văn hóa, Xã hội 2
T Đặc điểm từ địa phương Quảng Bình Văn hóa, Xã hội 0
N Bước đầu nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của thú biển dựa trên bộ sưu tập mẫu vật được lưu trữ tại các bảo tàng và đền thờ cá ông ở các địa phương ven biển từ Quảng Ninh tới Khánh Hòa Khoa học Tự nhiên 0
T Hiệu lực chế phẩm nấm xanh (Metarhizium anisopliae Sorokin) phân lập từ 5 địa phương Nông Lâm Thủy sản 0
V Các biện pháp quản lý Trung tâm Hướng nghiệp và Dạy nghề huyện Từ Liêm Hà Nội đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương Luận văn Sư phạm 0
T Sử dụng di tích lịch sử- cách mạng ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 lớp 12 THPT tỉnh Tuyên Quang ( Chương trình chuẩn) Luận văn Sư phạm 3
Y Quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội cấp địa phương ví dụ nghiên cứu tại xã Đình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2015 Luận văn Kinh tế 0
Q Nghiên cứu đặc tính nông sinh học của các mẫu giống đậu tương địa phương thu thập từ các tỉnh miền núi phía Bắc Tài liệu chưa phân loại 0
Y Cấu trúc địa chất vùng An Hải - Ninh Thuận, thiết kế phương án tìm kiếm đánh giá quặng titan sa khoáng ven biển khu Từ Thiện Tài liệu chưa phân loại 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top