Howe

New Member

Download miễn phí Từ rượu trong văn hóa Tây Nam Bộ nhìn về sự ảnh hưởng và tiếp biến của nó trong văn hóa Thăng Long – Hà Nội





Lễcưới, hỏi của nam nữthanh niên, rượu luôn luôn có mặt. Cách đây gần
thếkỷ, khi đi mời khách đến dự đám cưới, đám hỏi, nhiều gia đình khá giả,
hiểu lễnghĩa thường cho người mặc áo dài, chít khăn đóng, mang theo mâm
trầu rượu đến nơi thì kính cẩn rót rượu mời gia chủvà sau đó mới trình thưa
chuyện. Ngày nay, trong thiệp hồng báo tin vui, người ta vẫn dùng câu
Vui lòng đến dựtiệc RƯỢU, chung vui cùng gia đình chúng tôi, . Trong
mọi hoạt động lẽnghi của đám cưới, đám nói, luôn luôn có một chiếc bình
nhỏvà hai chiếc chung nhỏ(gọi là mâm trầu rượu). Muốn nói gì, thưa
chuyện gì chủlễ đều phải rót rượu đểtrình rồi mới thưa chuyện,



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Từ Rượu Trong Văn Hoá Tây Nam Bộ ...
Ban Biên Tập Binhtrung.net xin hân hạnh giới thiệu đến tất cả quý bạn loạt
bài biên khảo của Thạc Sĩ Trần Mạnh Thương. Bài 1: Từ Rượu Trong Văn
Hoá Tây Nam Bộ Nhìn Về Sự Ảnh Hưởng Và Tiếp Biến Của Nó Trong Văn
Hoá Thăng Long - Hà Nội. Bài 2: Ca Dao Dưới Góc Nhìn Giọng Điệu. Bài
3: Vài Cảm Nhận Về Môtip "Đôi Ta..." Trong Ca Dao Tây Nam Bộ. Hôm
nay Binhtrung.net gởi đến quý bạn bài 1 trong loạt bài đó. Binhtrung.net xin
chân thành Thank Thạc sĩ Trần Minh Thương đã có một tấm tình rất tốt đẹp
dành cho Binhtrung.net. Quý bạn muốn trao đổi tham khảo ý kiến với Thạc
Sĩ Trần Minh Thương xin liên lạc : Th.S Trần Minh Thương
Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam
Địa chỉ: Trường THPT Mai Thanh Thế, Ngã Năm, huyện Ngã Năm, Sóc
Trăng;
ĐT: 0988092618. email: [email protected]
TỪ RƯỢU TRONG VĂN HÓA TÂY NAM BỘ NHÌN VỀ SỰ ẢNH
HƯỞNG VÀ TIẾP BIẾN CỦA NÓ TRONG VĂN HÓA THĂNG
LONG – HÀ NỘI
1.Rượu trong văn hóa dân gian Tây Nam Bộ
1.1. Thời điểm rượu xuất hiện …
Khó có thể biết được rượu ra đời từ lúc nào, ở đâu, song nói về rượu, về tác
dụng chữa bệnh, về văn hóa uống rượu thì tất cả các dân tộc trên thế giới đều
có. Ở Việt Nam, rượu gắn với sinh hoạt cộng đồng, với các nghi lễ, hội hè,
đình đám, với những lời thề ước, nhưng nếu uống rượu quá đà cũng gây
nhiều phiền lụy...
Lĩnh Nam chích quái cho rằng: Buổi mới dựng nước, đồ ăn của dân chưa đủ.
Lấy vỏ cây làm áo, dệt cói làm chiếu, lấy hèm gạo làm rượu, lấy bột quan
lang (cây dao) làm bánh, lấy thịt chim muông làm mắm, lấy gừng làm muối,
cấy bằng dao, đốt cỏ làm lửa, lấy ống tre để nấu cơm, gác gỗ làm nhà để
tránh khỏi hổ lang làm hại.
Và có lẽ cũng từ đó, rượu đã đi đời sống văn hóa của người bình dân và
bằng cách này hay cách khác nó đã tồn tại trong cộng đồng người Việt nói
chung, trong đó có người dân đồng bằng sông nước Cửu Long.
Theo Cơ sở văn hoá Việt Nam của Trần Quốc Vượng (chủ biên), phần được
coi là Tây Nam Bộ có diện tích khoảng 4.000 km2, chủ yếu là vùng đồng
bằng sông Cửu Long, một số đảo (lớn nhất là đảo Phú Quốc) cùng một vài
dãy núi thấp ở phía Tây An Giang, Kiên Giang. Lịch sử hình thành vùng đất
này gắn liền với bước chân những người đi mở cõi thế kỷ XVII – XVIII
Tới đây xứ sở lạ lùng
Con chim kêu cũng sợ con cá vùng cũng kinh
Cư dân vùng đất này chủ yếu là người Việt, bên cạnh đó có đồng bào các
dân tộc Khmer, Hoa, Chăm, … sinh sống trong tình thần đoàn kết, thân ái.
Và giữa các cộng đồng dân cư ấy, sự ảnh hưởng và giao thoa văn hóa diễn ra
một cách tất yếu.
Người Việt (kinh) có mặt ở vùng đồng bằng do phù sa sông Cửu Long bồi
đắp này, tính đến nay đã hơn ba thế kỷ. Theo nhiều tài liệu đánh tin cậy,
những người đầu tiên đến đây mở cõi cùng lúc với các sắc chỉ của chúa
Nguyễn cho di dân vào phương Nam để khẩn hoang lập làng lập ấp. Cùng
với những nét văn hoá vật chất còn truyền lại thì những nét văn hoá tâm linh
cũng được con cháu hậu sinh bảo tồn lưu giữ.
Khi mới chen chân đến vùng đất này, Tây Nam bộ từ miền đất hoang vu rừng
rậm, nhiều sông rạch, đầm lầy "muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội tợ bánh canh ,
trên rừng nhiều thú dữ, rắn độc và động vật quý. Dưới nước tôm cá bạt ngàn,
còn có cá sấu, cá mập, …
Người nông dân Tây Nam bộ lao động cần cù, dũng cảm. Thế hệ sau tiếp nối
thế hệ trước cải tạo những mảng đất bát ngát nhưng phèn chua và ngập
nước, phòng chống thú dữ trên rừng, chống lam chướng dưới nước để trồng
lúa, đánh bắt cá tôm, … Ở vùng đất giồng cao hơn thì trồng cây hái trái, …
trồng tỉa hoa màu, …Ðể tồn tại và phát triển tất yếu các gia đình nông dân
trong xóm ấp liên kết lại, lao động dần công (đổi cồng) cưu mang đùm bọc
trong cái nghĩa “bán anh em xa mua láng giềng gần”, giúp đỡ nhau chén
cơm manh áo, hột gạo của khoai, “tối lửa tắt đèn” có nhau.
Tuy cuộc sống vô cùng cơ cực ngày ngày lao động trên đồng ruộng, đêm
đêm nam nữ quây quần xay lúa, giã gạo, chài đôi, chài ba, rồi ca hát hay hò
đối đáp dưới ánh trăng, tình quê tuy mộc mạc nhưng thấm đậm nghĩa tình.
Những người nông dân có mặt ở vùng đất Tây Nam bộ này hơn 300 năm
trước đây là những nông dân đến từ nhiều vùng ở miền Trung, miền Bắc.
Một số ít người Hoa (nhó Minh Hương), chạy bỏ nhà Thanh, đến định cư
nơi này (theo Trần Thượng Xuyện, Dương Ngạn Địch, …), nhóm của dòng
họ Mạc ở Hà Tiên là hùng mạnh nhất.
Buổi đầu lập nghiệp trên vùng đất hoang sơ gặp muôn vàn khó khăn, thiếu
thốn, vất vả, … mồ hồi và cả máu của họ đã đổ xuống, thành quả đạt được là
những cánh đồng lúa vàng cò bay thẳng cánh, những vườn cây mát mắt trĩu
quả quanh năm, …Theo đó, mối quan hệ giữa người với người từ bốn
phương tụ hội trên mảnh đất này càng thêm ấm áp nghĩa tình. Tấm lòng
người nông dân Tây Nam bộ xưa nay luôn đức độ bao dung, sẵn sàng tha
thứ cho những ai biết hối cải lỗi lầm, nhưng cũng không tha thử kẻ gian ác,
điêu ngoa. Họ coi trọng nhân – nghĩa – trí – dũng – liêm, lòng thương người
bao la vô tận, nhưng rất ghét bọn gian tà, xu nịnh, những kẻ "tham phú phụ
bần". Tính cách khí khái “trọng nghĩa khinh tài”, “giữa đường dẫu thấy bất
bằng mà tha”, sự cứng rắn “ăn ngay, nói thẳng”, … đã góp phần tạo nên
bản sắc riêng trong đời sống của người dân miệt sông nước Cửu Long.
Gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày thức uống của họ ngoài nước
mưa, nước giếng, họ còn dùng trà hay các thứ rễ cây, lá cây pha nước để giải
khát. Rượu cũng là loại đồ uống không thể thiếu đối với người lao động bình
dân. Rượu là đồ uống, nhưng không phải là nước, chức năng của nó không
đơn thuần chỉ là giải khát, và đương nhiên rượu cũng được chế biến kỳ công
hơn là nước có sẵn từ tự nhiên. Xét về góc độ văn hóa, rượu đã tạo nên một
đặc trưng thú vị!
1.2. Cách nấu rượu
Để có được rượu ngon tuyệt hảo người ta phải chăm chút từng hạt nếp, cục
men, từng động tác chưng cất, pha chế để được loại rượu ngon nhất. Chọn
nếp là bước quan trọng đầu tiên. Muốn được rượu trong thì nếp phải ''rặt'',
tuyệt đối không được lộn hạt gạo nào. Thường là nếp mỡ và nếp mù u và
nếp than đen tuyền, ... Sau khi chọn nếp ngon, đem nấu thành cơm nếp, để
nguội (còn âm ấm) thì rắc men vào (giã nhuyễn) vào ủ kín. Men rượu
nguyên thủy được mài rễ thảo mộc hay men bí truyền chế từ các vị thuốc
bắc: quế khâu, đinh hương, trần bì, quế chi, đại hồi cộng thêm nhãn lồng,
trầu hương... Sau ba đêm, men đã lên, người ta chan nước vào ủ kín lại như
lúc đầu, để thêm ba đêm sau nữa thì nấu.
Lò nấu rượu đắp bằng đất sét. Cơm rượu được cho vào trã (loại nồi bằng đất
nung lớn), dùng rơm, rạ, cũi khô đun lên, hỗn hợp cơm rượu có nước bay
hơi, người ta cho hơi nước ấy gặp lạnh (nước lạnh này chứa trên cái diệm
sành) thì ngưng l...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top