hoa_tigon139
New Member
Download miễn phí Tiểu luận Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp
Khi phân tích xã hội của các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lê-nin một cách sáng tạo, chủ yếu xuất phát từ mâu thuẫn cơ bản của các nước thuộc địa, đó là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc, thực dân thống trị và bè lũ tay sai với toàn thể nhân dân, dân tộc, không phân biệt giai cấp, tôn giáo. Theo Người, ở Việt Nam cũng như ở các nước phương Đông, do trình độ sản xuất kém phát triển nên sự phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp không giống như ở các nước phương Tây. Từ đó, Người có quan điểm hết sức sáng tạo là gắn chủ nghĩa dân tộc chân chính với chủ nghĩa quốc tế, và nêu lên luận điểm: "Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước". Người còn cho rằng, chủ nghĩa dân tộc nhân danh Quốc tế Cộng sản là "một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời".
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-08-02-tieu_luan_tu_tuong_bien_chung_ho_chi_minh_ve_moi_q.R6enVXfnLA.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-70456/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
g những nhân tố đảm bảo thành công của cách mạng Việt Nam, một trong những đóng góp xuất sắc của Người vào kho tàng lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Quá trình hình thành tư tưởng về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh đã gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Như mọi người đều thấy rõ, trước khi học thuyết Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam thì các phong trào yêu nước của người Việt Nam chống thực dân Pháp liên tục nổ ra, nhưng kết cục đều thất bại. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho các phong trào đó thất bại chính là do bế tắc về đường lối, mặc dù các bậc lãnh tụ của những phong trào yêu nước ấy đã dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp của mình, nhưng do họ không nhận thức được xu thế của thời đại, nên không thấy được giai cấp trung tâm của thời đại lúc này là giai cấp công nhân - giai cấp đại biểu cho một cách sản xuất mới, một lực lượng tiến bộ xã hội. Do đó, mục tiêu đi tới của những phong trào ấy không phản ánh đúng xu thế vận động của lịch sử và thời đại, nên không thể đem lại kết quả và triển vọng tốt đẹp cho sự phát triển của xã hội Việt Nam.Trước yêu cầu bức xúc của vấn đề giải phóng dân tộc, từ chủ nghĩa yêu nước, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước. ''Công lao to lớn đầu tiên của Bác đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam là đã tìm ra con đường cứu nước, khai phá con đường giải phóng dân tộc và các dân tộc bị áp bức trên thế giới''.
Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, qua khảo sát thực tế ở các nước trên các châu lục Âu, Phi, Mỹ và ngay cả trên đất Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra nhận xét: chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân là nguồn gốc mọi sự đau khổ của công nhân, nông dân lao động ở cả “chính quốc” cũng như ở thuộc địa. Nghiên cứu các cuộc cách mạng dân chủ tư sản Mỹ (1776); Pháp (1789), Nguyễn Ái Quốc nhận thấy các cuộc cách mạng này tuy nêu khẩu hiệu ''tự do'', ''bình đẳng'', nhưng không đưa lại tự do, bình đẳng thực sự cho quần chúng lao động. Người viết: Tiếng là cộng hoà, dân chủ kì thực trong thì nó bóc lột công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Tuy khâm phục các cuộc cách mạng ấy, nhưng Nguyên Ái Quốc cho rằng đó là cách mạng chưa đến nơi. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia hoạt động đấu tranh trong phong trào giải phóng của các dân tộc bị áp bức, phong trào giải phóng giai cấp công nhân ở các nước tư bản. Chính vì vậy mà Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến với cách mạng Tháng Mười Nga, đến với V.I. Lênin; như một tất yếu lịch sử. Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi là một sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạt động tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Đặc biệt, sau khi đọc ''Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về dân tộc và thuộc địa” của V.I. Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã thấy rõ hơn con đường đúng đắn mà cách mạng Việt Nam sẽ trải qua. Người khẳng định: ''Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ''; rằng: ''Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản''. Kết luận trên đây của Nguyễn Ái Quốc là sự khẳng định một hướng đi mới, nguyên tắc chiến lược mới, mục tiêu và giải pháp hoàn toàn mới, khác về căn bản so với các lãnh tụ của các phong trào yêu nước trước đó ở Việt Nam; đưa cách mạng giải phóng dân tộc vào quỹ đạo của cách mạng vô sản, tức là sự nghiệp cách mạng ấy phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng. Vì vậy, con đường phát triển tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng XHCN. Người chỉ rõ: ''Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn''.
NỘI DUNG
I. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc:
Sơ lược quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc:
Dân tộc là vấn đề rộng lớn, bao gồm những quan hệ kinh tế chính trị, lãnh thổ, pháp lí, tư tưởng và văn hóa giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ tộc.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Mác-Ănghen đã đặt nền móng tư tưởng cho việc giải quyết vấn đề dân tộc một cách khoa học.
Hình thức cộng đồng tiền dân tộc như thị tộc, bộ lạc. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của các dân tộc tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc thi hành chính sách vũ trang xâm lược, cướp bóc, nô dịch các dân tộc nhỏ, từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa. Mác và Ănghen nêu lên quan điểm cơ bản có tính chất phương pháp luận để nhận thức và giải quyết vấn đề nguồn gốc, bản chất cảu dân tộc, những quan hệ cơ bản của dân tộc, thái độ của giai cấp cônh nhân và Đảng của nó về vấn đề dân tộc.
Lênin đã phát triển quan điểm này thành hệ thông lí luận toàn diện và sâu sắc về vấn đề dân tộc, làm cơ sở cho cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng Cộng Sản về vấn đề dân tộc. Trong đó đáng chú ý là các vấn đề:
- Sự thức tỉnh ý thức dân tộc, phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc sẽ dẫn đến hình thành các quốc gia dân tộc độc lập.
- Với việc tăng cường và phát triển các mối quan hệ giữa các dân tộc sẽ dẫn đến việc phá hủy hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, thiết lập sự thống nhất quốc tế của CNTB, của đời sống KT-CT-XH...
- Lênin đã chỉ ra hai hướng phát triển khách quan của dân tộc: Độc lập dân tộc và liên kết dân tộc.
- Cương lĩnh dân tộc của Lênin:
+ Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
+ Các dân tộc có quyền tự quyết
+ Đoàn kết giai cấp công nhân giữa các dân tộc
Như đã nói ở trên, dân tộc là một vấn đề rộng lớn. C.Mác, Ph.Ăngghen không đi sâu giải quyết vấn đề dân tộc, vì thời đó ở Tây Âu vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cách mạng tư sản; hơn nữa, các ông chưa có điều kiện nghiên cứu sâu về vấn đề dân tộc thuộc địa.
Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, V.I. Lênin có cơ sở thực tiễn để phát triển vấn đề dân tộc thuộc địa thành một hệ thống lý luận. Tuy cả C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin đã nêu lên những quan điểm cơ bản về mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc xác định chiến lược, sách lược của các Đảng Cộng sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa, nhưng từ thực tiễn cách mạng vô sản ở châu Âu, các ông vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp. Điều kiện những năm đầu thế kỷ XX trở đi đặt ra yêu cầu cần vận dụng và phá...