manhtruong_z

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tư tưởng hồ chí minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, sự vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
- Kinh tế tư bản nhà nước.
Trong đó kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc doanh. Đồng thời kinh tế quốc doanh "thực hiện vai trò chủ đạo và chức năng của một công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước".
Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế nước ta có bước phát triển mạnh mẽ. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xét trên tổng thể việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua cơ bản là đúng đắn. Đại hội VIII (1996) tiếp tục nhấn mạnh: "thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần".
Đại hội khẳng định nền kinh tế quốc dân Việt Nam có 5 thành phần kinh tế, tuy cách xác định thành phần và tên gọi có khác Đại hội VII.
- Kinh tế nhà nước thay cho kinh tế quốc doanh.
- Kinh tế hợp tác thay cho kinh tế tập thể.
- Kinh tế tư bản nhà nước.
- Kinh tế cá thể tiểu chủ.
- Kinh tế tư bản tư nhân.
Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng phát triển thêm một bước quan điểm về nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Đại hội nhấn mạnh: "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân". Đại hội IX của Đảng xác định nền kinh tế chúng ta có những thành phần kinh tế sau:
- Kinh tế Nhà nước.
- Kinh tế tập thể.
- Kinh tế cá thể tiểu chủ.
- Kinh tế tư bản tư nhân.
- Kinh tế tư bản nhà nước.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
ở đây ngoài thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài do chế độ mới ngày nay đem lại, ta thấy có sự gặp nhau về sự xác định số lượng, cũng như vai trò, vị trí của các thành phần kinh tế đối với chế độ xã hội chủ nghĩa của Đại hội IX của Đảng với tư tưởng của Hồ Chí Minh đã nêu từ 1953.
Tóm lại, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu "dân giàu, nước manh, xã hội công bằng dân chủ văn minh" ở nước ta một mặt chính là sự tiếp tục lôgíc khách quan của nền kinh tế, mặt khác còn là sự tiếp tục tư tưởng của Lênin và Hồ Chí Minh về nền kinh tế nhiều thành phần trên một nền tảng và trong một hoàn cảnh khác và được phát triển lên một trình độ mới và hình thức mới. Điều đó được thể hiện ở các nội dung:
Thứ nhất: Các thành phần kinh tế không chỉ phát triển bên cạnh nhau mà còn thâm nhập vào với nhau nhiều hình thức kinh tế hỗn hợp, đa dạng kể cả hình thức kinh tế cổ phần, tạo thành một chỉnh thể của nền kinh tế quá độ.
Thứ hai: Trong các thành phần kinh tế, quyền sở hữu và quyền sử dụng tư liệu sản xuất được tách biệt và có cơ chế đảm bảo để huy động động lực của sự phát triển.
Thứ ba: Trong cơ chế kinh doanh, thừa nhận quyền tự chủ sản xuất và hoạt động kinh tế của các đơn vị kinh tế kể cả hộ gia đình.
Thứ tư: Cơ chế thị trường tác động mạnh mẽ, các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau để cùng phát triển dưới tác động của luật pháp và theo luật pháp của nhà nước, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
Thứ năm: Phát triển kinh tế nhiều thành phần là lực lượng và sức mạnh để công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trên cơ sở đó mà các thành phần kinh tế cùng phát triển.
Như vậy, tư tưởng của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã được phát triển lên trình độ mới với một hình thức mới, phù hợp với quy luật vận động của sự phát triển kinh tế và xu thế phát triển của thế giới. Tuy nhiên xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực vừa tạo ra những thời cơ thuận lợi đồng thời cũng có nhiều thử thách gay go đặt ra cho các thành phần kinh tế.
Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta nhằm giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa các nguồn lực cho phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho công bằng xã hội, dân chủ hóa nền kinh tế, tăng sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc theo tinh thần của Hồ Chí Minh: "Công tư đều lợi, chủ thợ đều lợi, lưu thông trong ngoài".
Sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn, toàn diện, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội; kinh tế tăng trưởng khá nhanh, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu được xây dựng; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đẩy mạnh. Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta còn những hạn chế đó là nước ta chưa ra khỏi tình trạng kém phát triển và vẫn tồn tại nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Quá trình hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần cũng nảy sinh những hạn chế, mâu thuẫn cần được khắc phục như: Sự mâu thuẫn giữa việc phân định các thành phần kinh tế trên đường lối, chủ trương với sự hình thành và tồn tại của chúng trên thực tế; mâu thuẫn giữa vai trò chủ đạo được trao cho thành phần kinh tế nhà nước với hiệu quả hoạt động kém của nó; mâu thuẫn giữa yêu cầu bình đẳng trước pháp luật với chính sách ưu đãi riêng đối với từng thành phần kinh tế; mâu thuẫn giữa tư bản và lao động...
Từ công cuộc đổi mới, Đảng ta có thể rút ra những bài học quý báu trong rất nhiều bài học mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta:
Một là: Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, coi đó là nguyên tắc là "cái bất biến" trong sự nghiệp đổi mới, nhưng phải biết vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta mà Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về sự trung thành đổi mới và sáng tạo. Chính điều đó đã mang lại những thắng lợi vẻ vang cho cách mạng Việt Nam.
Hai là: Phải luôn gắn lý luận với thực tiễn, mọi tư tưởng và hoạt động luôn gắn với quy luật phát triển khách quan của lịch sử, phải đáp ứng yêu cầu do thực tiễn đặt ra như Hồ Chí Minh đã nói: "Lý luận cốt áp dụng vào công việc thực tế", "lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận" (16).

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại, nhà chính trị, quân sự thiên tài, người thầy của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, tư tưởng của Người đã soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi từ hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước hiện nay, tư tưởng đó vẫn là ngọn cờ hướng đạo cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh là ánh sáng soi đường cho sự nghiệp đổi mới và trong sự nghiệp đổi mới chúng ta hướng gần đến tư tưởng Hồ Chí Minh hơn.
Chính vì vậy, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa to lớn. Riêng về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, Người đã để lại cho chúng ta nhiều di sản quý báu.
Tuy nhiên trong thực tế, có quan niệm cho rằng Hồ Chí Minh không phải là nhà kinh tế, nên "Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế" không có gì để nói nhiều; hay có quan niệm cho rằng: kinh tế nước ta hiện nay đang đổi mới theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, còn tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ nói nhiều về mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu trước đây... và một số ngộ nhận, sai lầm khác nữa.
Từ lý do trên, chúng ta thấy rằng cần tập trung nhiều hơn nữa trí lực và sức lực để nghiên cứu một cách toàn diện hơn, sâu sắc hơn tư tưởng kinh tế của Người để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận đặt ra, lý giải những quan niệm chưa đúng, hiểu rõ hơn và vận dụng đúng đắn tư tưởng của Người vào công cuộc đổi mới xây dựng đất nước.
Một trong những vấn đề có ý nghĩa thiết thực đối với chúng ta hiện nay là xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chính sách kinh tế nhiều thành phần đã được thực tế chứng minh là đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển của đất nước. Tuy nhiên chúng ta xác định những thành phần kinh tế nào? Có cơ chế như thế nào để các thành phần kinh tế hoạt động một cách cân đối nhịp nhàng đúng định hướng xã hội chủ nghĩa lại là vấn đề không phải đã có lời giải đáp trọn vẹn. Để giải quyết vấn đề đó yêu cầu chúng ta phải luôn có sự tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận. Chính vì thế tui quan tâm tới vấn đề: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ. Sự vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay".
Phần II. Nội dung

1. Quan niệm của Lênin về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ đầu của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
Cuối năm 1920, nội chiến kết thúc, nước Nga chuyển sang thời kỳ xây dựng chế đô mới. Chính sách "kinh tế cộng sản thời chiến" đã làm xong vai trò lịch sử bất đắc dĩ của nó. Đại hội lần thứ X, Đảng Cộng sản Bôn sê vích Nga (3/1921) quyết định thay chính sách "kinh tế cộng sản thời chiến" bằng "chính sách kinh tế mới" (NEP).
Thực chất, tinh thần của NEP đã được Lênin đưa ra từ năm 1918. Với NEP, Lênin là người đầu tiên trong lịch sử lý luận Mác xít giải quyết một cách toàn diện về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, thể hiện sự sáng tạo và bản lĩnh của một nhà chiến lược kiệt xuất.
Theo Lênin: "Danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay, những thành phần, những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa xã hội lẫn chủ nghĩa tư bản? Bất cứ ai cũng thừa nhận là có... (1).

Phần III. Kết luận

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần hiện nay vẫn có ý nghĩa thời sự và ý nghĩa phương pháp luận cần được quán triệt và vận dụng sáng tạo để định hướng cho sự nghiệp tiếp tục đổi mới nền kinh tế đất nước. Dự thảo văn kiện trình Đại hội X đã rút ra một trong những bài học lớn của quá trình 20 năm đổi mới là "Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời luôn nhạy bén với cái mới, với những phát triển mới của thực tiễn" (18). Về phát triển các thành phần kinh tế, dự thảo nêu rõ: "nước ta có ba chế độ sở hữu là: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân; thể hiện dưới bốn hình thức cơ bản: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp" và "tương ứng với bốn hình thức sở hữu cơ bản trên, nền kinh tế nước ta có bốn thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và kinh tế hỗn hợp. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo' (18).
Như vậy, phát triển kinh tế nhiều thành phần vẫn là 'vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên CNXH". Một lần nữa, chúng ta lại thấy sáng ngời tư duy sáng tạo của Hồ Chí Minh và của Đảng ta trong tư tưởng về sự phát triển nền kinh tế - xã hội theo phép biện chứng khách quan của lịch sử trong những hoàn cảnh cụ thể nhất định. Với đường lối lãnh đạo của Đảng, dưới ánh sáng tư tưởng của Người, chúng ta có quyền hy vọng trong tương lai không xa, nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển lên một tầm cao mới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: anh, chị hãy tìm hiểu và phân tích quan điểm của hồ chí minh về cơ cấu nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên cnxh? đảng cộng sản việt nam đã vận dụng quan điểm nêu trên như thế nào trong xây dựng nền kinh tế nước ta hiện nay?, Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế thành phần thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Anh, chị hãy tìm hiểu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH? Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng quan điểm nêu trên như thế nào trong xây dựng nền kinh tế nước ta hiện nay?, phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH? Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng quan điểm nêu trên như thế nào trong xây dựng nền kinh tế nước ta hiện nay?, tìm hiểu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH?, hãy tìm hiểu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH, quan điểm hồ chí minh về kinh tế, quản điểm hồ chí minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, Sự vận dụng quan điểm nêu trên của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc phát triển cơ cấu nền kinh tế ở nước ta hiện nay?, tư tưởng hồ chí minh về xây dựng cơ cấu kinh tes nhiều thành phần, vai trò của quan điểm hồ chí minh về cơ cấu kinh tế, . Vận dụng tư tưởng HCM về vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay., cơ cấu thành phần kinh tế tư tưởng hồ chí minh
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tóm tắt tư tưởng Hồ Chí Minh Môn đại cương 1
D giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người Văn hóa, Xã hội 0
D Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Môn đại cương 0
D TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Môn đại cương 0
H Giáo trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh Môn đại cương 0
D những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những nguyên tắc đó để rèn luyện đạo đức cá nhân Môn đại cương 0
D Tư tưởng hồ chí minh vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đảng cộng sản vào công cuộc xây dựng và chỉnh đốn đảng hiện nay Môn đại cương 0
D Tìm hiểu sự vận dụng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản trong việc chỉnh đốn và đổi mới Đảng hiện nay Môn đại cương 0
D Những phẩm chất đạo đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh Vận dụng những phẩm chất này vào xây dựng đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay? Môn đại cương 0
D tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của đảng ta, liên hệ bản thân Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top