Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất đồng thời cũng là nhà giáo dục vĩ
đại của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời Người là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ muôn đời
sau noi theo. Tư tưởng của Người có vai trò, ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với cách
mạng Việt Nam. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng
định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng nước Việt Nam theo con đường xã hội
chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [21, tr. 20].
Với cách nhìn khách quan khoa học, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai
trò, vị trí, khả năng của thanh niên (TN) đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân
tộc. Người cho rằng: “TN là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh
hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các TN” [49, tr.185]. Chính vì thế trước lúc đi
xa Người không quên căn dặn Đảng ta: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một
việc rất quan trọng và rất cần thiết” [56, tr. 510]
Trong nội dung bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Hồ Chí Minh đặt lên
hàng đầu vấn đề bồi dưỡng lý tưởng và đạo đức cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, để
xứng đáng là lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cha anh thì phẩm
chất hàng đầu cần có ở TN là sự trung thành tuyệt đối với lý tưởng, ý chí kiên định đấu
tranh cho thắng lợi của lý tưởng và đạo đức cách mạng để làm gương lôi cuốn quần
chúng. Lý tưởng mà Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục cho TN là suốt đời làm cách mạng
phấn đấu cho đất nước hoàn toàn độc lập, làm cho chủ nghĩa xã hội (CNXH) và chủ
nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn trên Tổ quốc ta và trên thế giới. Tuy nhiên, lý tưởng
và ý chí cách mạng chỉ có thể duy trì và phát triển trên nền tảng đạo đức cách mạng.
Thiếu đi nền tảng này, tuổi trẻ chưa trải qua dạn dày đấu tranh sẽ không đủ sức vượt qua
những thăng trầm, khó khăn của hoàn cảnh để kiên trì phấn đấu đến cùng cho lý tưởng.
Trong Di chúc, Người lưu ý “Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ,
đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên”” [56, tr.
510].
Lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Hội nghị lần thứ
tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1993) khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có
thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ
nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng TN, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế
hệ TN, công tác TN là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết
định sự thành bại của cách mạng” [18, tr.82].
Cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới và trong nước diễn biến rất
phức tạp. Nhiều nhân tố tiêu cực từng ngày, từng giờ ảnh hưởng đến TN nói chung và
sinh viên (SV) nói riêng. Trước hết là sự khủng hoảng niềm tin vào tương lai của
CNXH sau sự kiện Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ. Sau 20 năm đổi mới chuyển
sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đạt được
nhiều thành tựu đáng tự hào. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có mặt trái. Đây là
mảnh đất màu mỡ nảy sinh nhiều yếu tố tiêu cực. Các tác động của kinh tế thị trường đã
can thiệp, phá vỡ nhiều nét đẹp của văn hóa truyền thống, chà đạp lên những khuôn mẫu
đạo đức cách mạng. Chủ nghĩa cá nhân – kẻ thù nguy hiểm nhất của đạo đức cách mạng
theo cách gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giờ đây có cơ hội trỗi dậy và phát triển. Chủ
nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta xác định giữ vị trí chủ đạo
trong đời sống tinh thần của xã hội, là nền tảng tư tưởng, kim chỉ Nam cho hành động
của Đảng đang bị các thế lực thù địch chống phá, công kích. Ngoài tư tưởng, chúng còn
đẩy mạnh tiến công trên lĩnh vực văn hóa, đạo đức, lối sống mà đối tượng chủ yếu là
SV – đội ngũ trí thức tương lai. Tất cả những điều đó đã tác động xấu đến việc hình
thành và phát triển nhân cách của SV.
Nghị quyết Trung ương hai khóa VIII của Đảng (1997) đã gióng lên hồi chuông
báo động toàn xã hội khi cho rằng tình trạng một bộ phận học sinh, SV suy thoái đạo
đức, mờ nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp
vì tương lai của bản thân và đất nước là điều “đặc biệt đáng lo ngại” [19, tr.24]. Trong
xu thế chung của SV cả nước, một bộ phận không nhỏ SV các trường đại học ở Thành
phố Hồ Chí Minh có những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và hành vi đạo đức như:
xác định động cơ học tập không đúng. Mục đích của việc học không phải là nâng cao
kiến thức mà nhằm kiếm điểm cao để có học bổng. Hiện tượng bỏ học không lý do, đi
muộn, quay cóp trong thi cử đã trở nên khá phổ biến, cá biệt còn có một số SV tham gia
đường dây thi thuê, thi hộ trong các mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng. SV thờ ơ với các
vấn đề chính trị, các hoạt động xã hội, còn mơ hồ về lý tưởng cách mạng, ham ăn chơi
đua đòi chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, xa rời đạo đức truyền thống, tiếp thu
lối sống, văn hóa phương Tây không chọn lọc, quá coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ
giá trị tinh thần, sùng bái đồng tiền, có hành vi vi phạm pháp luật, sa vào các tệ nạn xã
hội: trộm cướp, rượu chè, cờ bạc, ma túy, mại dâm…
Trong khi đó, do yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới toàn diện, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các thế hệ
SV đã, đang và nhất định sẽ gánh vác những trọng trách to lớn nhưng vô cùng khó khăn
phức tạp. Chính vì thế, tại Đại hội IX, Đảng ta lại nhấn mạnh: “Đối với thế hệ trẻ, chăm
lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối
sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức
sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [21,
tr.126].
Như vậy, trước yêu cầu khách quan và cấp bách của công cuộc đổi mới, việc giáo
dục đạo đức cách mạng cho TN, SV theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nội dung quan trọng
hàng đầu trong việc rèn luyện nhân cách tuổi trẻ, là sự chuẩn bị cực kỳ hệ trọng giúp họ
vào đời, lập thân, lập nghiệp.
Với lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối
sống cho thanh niên và vận dụng vào việc giáo dục sinh viên các trường đại học ở Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Hồ Chí Minh
học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề TN và giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho TN, SV được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu theo những khía cạnh, cách tiếp cận khác nhau.
+ Nhóm tác giả đề cập đến vai trò TN và tầm quan trọng của công tác giáo dục TN:
-Lê Duẩn,Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1978.
- Đỗ Mười, Lý tưởng của Thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, Nxb
Thanh niên, Hà Nội, 1995.
- Thành Duy, Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam
phát triển toàn diện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
- Đoàn Nam Đàn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Thanh niên, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2002.
- Đặng Xuân Kỳ (chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con
người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
- Phạm Đình Nghiệp, Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong
tình hình mới, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2000.
- Trần Quy Nhơn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò Thanh niên trong cách mạng
Việt Nam, Nxb Thanh niên, 2004 (in lần thứ hai).
- Trần Quy Nhơn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau, Nxb Giáo dục, 2004.
- Đặng Quang Thành, Xây dựng lối sống có văn hóa của Thanh niên Thành phố Hồ
Chí Minh, Luận án tiến sĩ, 2005, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Song Thành, Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội,
2005 (Chương XV: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp giáo dục – đào tạo và bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau).
- Văn Tùng, Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Thanh niên, Nxb Thanh
niên, Hà Nội, 1999…
+ Nhóm các công trình nghiên cứu về đạo đức và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:
- Nguyễn Trọng Chuẩn–Nguyễn Văn Phúc, Mấy vấn đề về đạo đức trong điều kiện
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
- Vũ Khiêu, Đạo đức mới, Nxb Khoa học xã hội, 1974.
- Trần Hậu Kiêm – Đoàn Đức Hiếu, Hệ thống phạm trù đạo đức học và giáo dục
đạo đức cho sinh viên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
- Tương Lai, Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới, Nxb Sự thật, 1983.
- Nguyễn Ngọc Long (chủ biên), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2001.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất đồng thời cũng là nhà giáo dục vĩ
đại của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời Người là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ muôn đời
sau noi theo. Tư tưởng của Người có vai trò, ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với cách
mạng Việt Nam. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng
định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng nước Việt Nam theo con đường xã hội
chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [21, tr. 20].
Với cách nhìn khách quan khoa học, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai
trò, vị trí, khả năng của thanh niên (TN) đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân
tộc. Người cho rằng: “TN là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh
hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các TN” [49, tr.185]. Chính vì thế trước lúc đi
xa Người không quên căn dặn Đảng ta: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một
việc rất quan trọng và rất cần thiết” [56, tr. 510]
Trong nội dung bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Hồ Chí Minh đặt lên
hàng đầu vấn đề bồi dưỡng lý tưởng và đạo đức cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, để
xứng đáng là lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cha anh thì phẩm
chất hàng đầu cần có ở TN là sự trung thành tuyệt đối với lý tưởng, ý chí kiên định đấu
tranh cho thắng lợi của lý tưởng và đạo đức cách mạng để làm gương lôi cuốn quần
chúng. Lý tưởng mà Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục cho TN là suốt đời làm cách mạng
phấn đấu cho đất nước hoàn toàn độc lập, làm cho chủ nghĩa xã hội (CNXH) và chủ
nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn trên Tổ quốc ta và trên thế giới. Tuy nhiên, lý tưởng
và ý chí cách mạng chỉ có thể duy trì và phát triển trên nền tảng đạo đức cách mạng.
Thiếu đi nền tảng này, tuổi trẻ chưa trải qua dạn dày đấu tranh sẽ không đủ sức vượt qua
những thăng trầm, khó khăn của hoàn cảnh để kiên trì phấn đấu đến cùng cho lý tưởng.
Trong Di chúc, Người lưu ý “Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ,
đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên”” [56, tr.
510].
Lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Hội nghị lần thứ
tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1993) khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có
thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ
nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng TN, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế
hệ TN, công tác TN là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết
định sự thành bại của cách mạng” [18, tr.82].
Cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới và trong nước diễn biến rất
phức tạp. Nhiều nhân tố tiêu cực từng ngày, từng giờ ảnh hưởng đến TN nói chung và
sinh viên (SV) nói riêng. Trước hết là sự khủng hoảng niềm tin vào tương lai của
CNXH sau sự kiện Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ. Sau 20 năm đổi mới chuyển
sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đạt được
nhiều thành tựu đáng tự hào. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có mặt trái. Đây là
mảnh đất màu mỡ nảy sinh nhiều yếu tố tiêu cực. Các tác động của kinh tế thị trường đã
can thiệp, phá vỡ nhiều nét đẹp của văn hóa truyền thống, chà đạp lên những khuôn mẫu
đạo đức cách mạng. Chủ nghĩa cá nhân – kẻ thù nguy hiểm nhất của đạo đức cách mạng
theo cách gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giờ đây có cơ hội trỗi dậy và phát triển. Chủ
nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta xác định giữ vị trí chủ đạo
trong đời sống tinh thần của xã hội, là nền tảng tư tưởng, kim chỉ Nam cho hành động
của Đảng đang bị các thế lực thù địch chống phá, công kích. Ngoài tư tưởng, chúng còn
đẩy mạnh tiến công trên lĩnh vực văn hóa, đạo đức, lối sống mà đối tượng chủ yếu là
SV – đội ngũ trí thức tương lai. Tất cả những điều đó đã tác động xấu đến việc hình
thành và phát triển nhân cách của SV.
Nghị quyết Trung ương hai khóa VIII của Đảng (1997) đã gióng lên hồi chuông
báo động toàn xã hội khi cho rằng tình trạng một bộ phận học sinh, SV suy thoái đạo
đức, mờ nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp
vì tương lai của bản thân và đất nước là điều “đặc biệt đáng lo ngại” [19, tr.24]. Trong
xu thế chung của SV cả nước, một bộ phận không nhỏ SV các trường đại học ở Thành
phố Hồ Chí Minh có những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và hành vi đạo đức như:
xác định động cơ học tập không đúng. Mục đích của việc học không phải là nâng cao
kiến thức mà nhằm kiếm điểm cao để có học bổng. Hiện tượng bỏ học không lý do, đi
muộn, quay cóp trong thi cử đã trở nên khá phổ biến, cá biệt còn có một số SV tham gia
đường dây thi thuê, thi hộ trong các mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng. SV thờ ơ với các
vấn đề chính trị, các hoạt động xã hội, còn mơ hồ về lý tưởng cách mạng, ham ăn chơi
đua đòi chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, xa rời đạo đức truyền thống, tiếp thu
lối sống, văn hóa phương Tây không chọn lọc, quá coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ
giá trị tinh thần, sùng bái đồng tiền, có hành vi vi phạm pháp luật, sa vào các tệ nạn xã
hội: trộm cướp, rượu chè, cờ bạc, ma túy, mại dâm…
Trong khi đó, do yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới toàn diện, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các thế hệ
SV đã, đang và nhất định sẽ gánh vác những trọng trách to lớn nhưng vô cùng khó khăn
phức tạp. Chính vì thế, tại Đại hội IX, Đảng ta lại nhấn mạnh: “Đối với thế hệ trẻ, chăm
lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối
sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức
sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [21,
tr.126].
Như vậy, trước yêu cầu khách quan và cấp bách của công cuộc đổi mới, việc giáo
dục đạo đức cách mạng cho TN, SV theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nội dung quan trọng
hàng đầu trong việc rèn luyện nhân cách tuổi trẻ, là sự chuẩn bị cực kỳ hệ trọng giúp họ
vào đời, lập thân, lập nghiệp.
Với lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối
sống cho thanh niên và vận dụng vào việc giáo dục sinh viên các trường đại học ở Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Hồ Chí Minh
học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề TN và giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho TN, SV được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu theo những khía cạnh, cách tiếp cận khác nhau.
+ Nhóm tác giả đề cập đến vai trò TN và tầm quan trọng của công tác giáo dục TN:
-Lê Duẩn,Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1978.
- Đỗ Mười, Lý tưởng của Thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, Nxb
Thanh niên, Hà Nội, 1995.
- Thành Duy, Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam
phát triển toàn diện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
- Đoàn Nam Đàn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Thanh niên, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2002.
- Đặng Xuân Kỳ (chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con
người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
- Phạm Đình Nghiệp, Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong
tình hình mới, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2000.
- Trần Quy Nhơn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò Thanh niên trong cách mạng
Việt Nam, Nxb Thanh niên, 2004 (in lần thứ hai).
- Trần Quy Nhơn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau, Nxb Giáo dục, 2004.
- Đặng Quang Thành, Xây dựng lối sống có văn hóa của Thanh niên Thành phố Hồ
Chí Minh, Luận án tiến sĩ, 2005, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Song Thành, Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội,
2005 (Chương XV: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp giáo dục – đào tạo và bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau).
- Văn Tùng, Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Thanh niên, Nxb Thanh
niên, Hà Nội, 1999…
+ Nhóm các công trình nghiên cứu về đạo đức và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:
- Nguyễn Trọng Chuẩn–Nguyễn Văn Phúc, Mấy vấn đề về đạo đức trong điều kiện
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
- Vũ Khiêu, Đạo đức mới, Nxb Khoa học xã hội, 1974.
- Trần Hậu Kiêm – Đoàn Đức Hiếu, Hệ thống phạm trù đạo đức học và giáo dục
đạo đức cho sinh viên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
- Tương Lai, Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới, Nxb Sự thật, 1983.
- Nguyễn Ngọc Long (chủ biên), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2001.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: giáo dục đạo đức cách mạng theo tư tưởng hồ chí minh cho sinh viên, thu hoạch tt HCM về đạo đức cách mạng quân nhân, tư tưởng hồ chí minh giáo dục đạo đức cho thanh niên, Bài thu hoạchgiáo dục đạo dức, tư tưởng hồ chí minh cho học sinhlớp 9, lý do chọn đề tài giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên, vận dungjtuw tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo, bài viết bồi dưỡng lý tưởng cách mạng đạo đức sối sống theo lý tưởng HCM, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên Việt Nam hiện nay, Sự cần thiết của việc vận dụng tư tưởng Triết học Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho sinh viên, vận dụng tư tưởng đại đoàn kết để giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, bài thu hoạch môn tư tưởng hồ chí minh về lối sống mới và sự vận dụng trong việc xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên hiện nay, đề tài về TTHCM về chăm lo, giáo dục thiếu nhi, tính cấp thiết của đề tài tư tưởng hồ chí minh, tư tưởng hồ chí minh về thanh niên với việc rèn luyện đạo đức, lối sống cho sinh viên trường đại học thủ dầu 1