hoxuan_tai

New Member
Link tải miễn phí luận văn

MỤC LỤC
Phần mở đầu 1
Nội dung 2
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người 2
1. Khái quát 2
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về yêu thương con người 3
II. Vận dụng 6
1. Thực trạng việc giáo dục lòng nhân ái cho học sinh, sinh viên hiện nay. 6
2.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm : 8
2.2. Đối với tổ chức Đoàn thanh niên: 9
2.3. Đối với gia đình: 9
2.4. Đối với tổ chức chính trị xã hội (Chính quyền địa phương, tổ dân phố.): 10
2.5. Nhà trường kiểm tra, đánh giá, xử lý kịp thời đúng đắn và hiệu quả cả về học tập và ý thức. 10
2.6. Đối với cá nhân mỗi học sinh, sinh viên: 10
Kết luận 12
Tài liệu tham khảo 13

Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là nhằm thuấn nhầm sâu sắc hệ thống quan điểm và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, nâng cao thêm lòng yêu nước, tinh thần phục vụ nhân dân, đạo đức cách mạng của mỗi người, để làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam trong hành động của mỗi chúng ta.
Tình yêu có nhiều khía cạnh khác nhau yêu thương gia đình, tình yêu đất nước, tình yêu đôi lứa, tình cảm bạn bè... Dù là tình cảm gì đi nữa thì tình cảm đó cũng xuất phát từ trái tim, từ tình yêu thương con người, yêu thương đồng loại. Tình yêu đó luôn luôn thường trực trong mỗi chúng ta, luôn gần gũi bên ta. Nên vì thế Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người là một khía cạnh quen thuộc với mỗi người học sinh, sinh viên; nhưng làm thế nào để vận dụng nó vào giáo dục lòng nhân ái cho học sinh, sinh viên là một câu hỏi khó.
Vì vậy em chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người và vận dụng vào việc giáo dục lòng nhân ái cho học sinh, sinh viên hiện nay.”
Nội dung
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người
1. Khái quát
Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, một lãnh tụ cách mạng thế giới đã bàn nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh do đó rất sâu sắc, phong phú cả về lý luận và thực tiễn, đã trở thành một bộ phận vô giá của văn hóa dân tộc và nhân loại, một sức mạnh to lớn làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Trong di sản tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều những ý kiến đánh giá về người, về việc, về tập thể cũng như về cá nhân. Đó là những lời khen ngợi, biểu dương hay phê bình nhắc nhở. Đó là những lời khuyên nên tránh hay nên làm, cần xây hay cần chống. Bao giờ Người cũng phân biệt mặt tốt với mặt xấu, mặt thiện với mặt ác trong động cơ cũng như trong hành vi của con người, trong mối quan hệ xã hội vô cùng đa dạng, để làm rõ những phẩm chất đạo đức cần xây dựng. Người làm công việc ấy rất thường xuyên, gần như một người làm vườn cần mẫn, hàng ngày bắt sâu, nhặt cỏ, tỉa lá cắt cành, vun xới cho những mầm cây. Phải chăng bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể thấy những vấn đề đạo đức mà Hồ Chí Minh đặt ra rất gần gũi với mình, những phẩm chất cần tu dưỡng, những định hướng để vươn tới cái chân, thiện, mỹ của cuộc sống con người. Đó là những vấn đề đạo đức Người rút ra từ cuộc đời thực của con người và xã hội Việt Nam, khái quát thành tư tưởng lý luận đạo đức, từ đó trở lại cải tạo con người làm biến đổi hiện thực xã hội
- Đạo đức là cái gốc của người cách mạng
Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống, từ rất sớm Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.” Người cho rằng làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng là một nhiệm vụ rất nặng nề.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả thực tế.
Như vậy, trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực thống nhất làm một. Trong đó: đức là gốc của tài, hồng là gốc của chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực. Tài là thể hiện cụ thể đạo đức trong hiệu quả hành động.
- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội
Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu lý tưởng đó trở thành hiện thực.
Hồ Chí Minh cho rằng, phong trào cộng sản của công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của loài người không chỉ do chiến lược và sách lược thiên tài của cách mạng vô sản, mà còn do những phẩm chất đạo đức cao đẹp làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành một sức mạnh vô địch.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh những phẩm chất đạo đức được nêu ra là phù hợp với từng đối tượng, hơn nữa Hồ Chí Minh nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ nhất định. Từ đó Hồ Chí Minh đã khái quát thành những phẩm chất chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới.
Có 4 phẩm chất chung cơ bản là
- Trung với nước
- Hiếu với dân
- Thương yêu con người
- Tinh thần quốc tế trong sáng
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về yêu thương con người
Trong hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó tư tưởng yêu thương con người chiếm giữ một vị trí rất quan trọng trong mối quan hệ với đạo đức. Bởi vì Hồ Chí Minh quan niệm tư tưởng và đạo đức là một; suy nghĩ và hành động là thống nhất. Toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Người là lo cho dân, cho nước, đó là tư tưởng xuyên suốt, là đạo đức của Người. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta thấy rõ sự thể hiện nhất quán giữa tư tưởng trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, dìu dắt con người, lo cho mọi người, phục vụ tận tụy vì Đảng, vì dân. Đó là cốt lõi tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
Năm 1911, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, ngoài chút kiến thức học được ở nhà trường và đôi bàn tay sẵn sàng làm đủ nghề “miễn là lương thiện” để sống và hoạt động, hành trang của Anh chỉ là lòng yêu nước và thương yêu con người sâu sắc. Hành trang giản dị đó là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, được bổ sung bẳng mồ hôi và máu của những phu Cửa Rào, phu đồn điền cao su Lộc Ninh, của hàng loạt những sĩ phu đã bỏ mình vì nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầu thế kỷ, của những Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám, truyền thống ấy có những buổi nói chuyện của cha, lời dạy của cha, lời hát ru của mẹ với làn điệu ngọt ngào, da diết của dân ca xứ Nghệ... Tất cả sâu lắng trong lòng Anh, được chính Anh bổ sung, nâng cao và hoàn thiện suốt đời, trở thành lòng nhân ái bao la Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và đặc biệt là nhận thức từ thực tiễn đấu tranh của dân tộc, có dịp so sánh những người Pháp ở Pháp với những tên thực dân Pháp ở Đông D...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: tu tuong hồ chi minh về Yêu thuong con nguoi, vận dụng yêu thương con người đối với sinh viên, sự vận dụng tư tưởng hồ chí minh về những chuẩn mực đạo đức cơ bản của người cách mạng vào giải quyết tình huống sư phạm, phẩm chất yêu thương con người liên hệ bản thân, những người có tình yêu thương con người trong cách mạng việt nam, trong tư tưởng hcm tình yêu thương con người là gì, phân tích phẩm chất yêu thương con người, khái quát về tình yêu thương thương con người tư tưởng hồ chí minh, hồ chí minh lòng nhân ái cho học sinh, tư tưởng hcm về lòng yêu thương con người và sống có tình có nghĩa, tư tưởng hồ chí minh về tình yêu thương con người, TTHCM về con người trong giáo dục đạo đức cho Sinh Viên., liên hệ bản thân bài 12 yêu thương con người theo tư tưởng hồ chí minh, Có bốn chuẩn mực chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới. Đó là các chuẩn mực: Trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng., tư tưởng hcm về tình yêu thương con người, trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh về thương yêu con người, giải pháp thực hiện vận dụng tư tưởng Hồ Chí minh về lòng yêu thương con người, quan niệm về lòng yêu thương con người theo hồ chí minh, phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về thương yêu con người, sống có tình có nghĩa tư tưởng hcm, Vận dụng phẩm chất yêu thương con người theo tthcm vào trong cuộc sống, vận dụng chuẩn mực đạo đức Yêu thương con người của hồ chí minh trong cuộc sống của sinh viên, YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI trong tu tuong ho chi minh, tiểu luận về yêu thương con người tư tưởng HCM, tình yêu thương con người theo quan điểm truyền thống, LUẬN VĂN phẩm chất yêu thương con người của hồ chí minh, tiểu luận tình yêu thương con người của hồ chí minh

PhVnL

New Member
Re: Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người và vận dụng vào việc giáo dục lòng nhân ái cho học sinh, sinh viên hiện nay

tui rất cần tài liên này nó rất có ích
 

PhVnL

New Member
Re: Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người và vận dụng vào việc giáo dục lòng nhân ái cho học sinh, sinh viên hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người và vận dụng vào việc giáo dục lòng nhân ái cho học sinh, sinh viên hiện nay rất hay
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tóm tắt tư tưởng Hồ Chí Minh Môn đại cương 1
D giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người Văn hóa, Xã hội 0
D Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Môn đại cương 0
D TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Môn đại cương 0
H Giáo trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh Môn đại cương 0
D những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những nguyên tắc đó để rèn luyện đạo đức cá nhân Môn đại cương 0
D Tư tưởng hồ chí minh vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đảng cộng sản vào công cuộc xây dựng và chỉnh đốn đảng hiện nay Môn đại cương 0
D Tìm hiểu sự vận dụng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản trong việc chỉnh đốn và đổi mới Đảng hiện nay Môn đại cương 0
D Những phẩm chất đạo đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh Vận dụng những phẩm chất này vào xây dựng đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay? Môn đại cương 0
D tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của đảng ta, liên hệ bản thân Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top