“Để tiết kiệm, một số lượng không nhỏ người nội trợ có thói quen sử dụng dầu ăn đã được chiên nhiều lần trước đó. Đây là một việc làm không tốt cho sức khỏe.”

Khi dầu bị đun nóng nhiều lần, thành phần hoá học sẽ thay đổi: vitamin A, E và một số chất dinh dưỡng trong dầu bị phá hủy và sẽ xuất hiện một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide...

Những chất này, khi đi vào cơ thể, sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, gây nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, huyết áp tăng cao,... Nếu thường xuyên sử dụng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần, nguy cơ ung thư sẽ rất cao.

Ngoài ra, dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ dễ bị oxy hóa do tiếp xúc với oxy từ bên ngoài môi trường. Điều này không chỉ dẫn đến sự thay đổi bất lợi về mùi vị và màu sắc của món ăn mà còn gây các bệnh lý mãn tính liên quan đến phản ứng oxy hóa như ung thư, tiểu đường, tim mạch, ….

Để nhận biết, thực phẩm khi chiên với dầu mới sẽ cho màu tươi, thơm ngon, còn với dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, thực phẩm chín có màu vàng sậm, không hấp dẫn và không an toàn cho sức khỏe.

Hiện nay, nhiều nhà sản xuất và chế biến thực phẩm cũng đã quan tâm đến vấn đề này. An toàn thực phẩm và lợi ích cho người tiêu dùng luôn được họ đặt lên hàng đầu. Cụ thể là vừa qua, trên thị trường đã xuất hiện loại mì ăn liền Tiến Vua mới, với sợi mì vàng tươi do không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần trong quá trình chế biến, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.

Có thể khẳng định, dầu ăn là một thực phẩm không thể thiếu trong mỗi căn bếp của gia đình Việt Nam. Vì vậy, chị em phụ nữ cần lưu ý cách sử dụng sao cho an toàn và hiệu quả, nhất là không nên sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần. Bên cạnh hương vị và sự hấp dẫn, tiêu chí tốt cho sức khỏe cũng rất quan trọng.

Dùng dầu ăn đúng cách có lợi cho sức khỏe

Dầu ăn và các chất béo nói chung giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Chúng là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng lớn nhất cho cơ thể: 9 kcal/g so với 4 kcal/g do các chất đạm, đường, bột cung cấp; là dung môi của các vitamin tan trong dầu, mỡ như vitamin A, D, E, K.

Ngoài ra, dầu ăn còn là nguồn cung cấp các acid béo thiết yếu cho cơ thể, giúp cơ thể tăng trưởng, da dẻ mịn màng, ít viêm nhiễm và hoàn thiện chức năng sinh sản của cơ thể.

Tâm lý ngại dầu ăn vì sợ chất béo là một quan niệm sai lầm. Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Kiều, chủ tịch Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TPHCM, việc hạn chế hoàn toàn dầu ăn nói riêng hay chất béo nói chung không hẳn đã tốt, mà hãy cân đối số lượng và chất lượng chất béo trong bữa ăn hằng ngày để đảm bảo lợi ích cho cơ thể. Nhu cầu chất béo chiếm từ 15% - 30% trên tổng năng lượng mang lại từ khẩu phần ăn là cân đối.

Dầu ăn là một loại chất béo có lợi cho cơ thể. Người nội trợ nên hiểu đúng để lựa chọn và tận dụng những đặc điểm có lợi mà dầu ăn mang lại. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý để khắc phục những sai lầm trong chế biến và sử dụng dầu ăn mà sai lầm này sẽ dẫn đến những tác hại cho cơ thể.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top