Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Ứng dụng lưới địa kỹ thuật trong thiết kế tường chắn có cốt cho công trình đường dẫn đầu cầu kênh nước mặn - Huyện Cần Đước, tỉnh Long An

ỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ....................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ............................................................................................... vii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ....................................................................................................... x
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH LONG AN ................................................................. 1
1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................................. 1
1.2. Địa hình. ..................................................................................................................... 1
1.3. Khí hậu ....................................................................................................................... 2
1.3.1. Nhiệt độ ................................................................................................................. 2
1.3.2. Độ ẩm .................................................................................................................... 2
1.3.4. Lượng mưa ............................................................................................................ 2
1.3.4 Lượng bốc hơi ....................................................................................................... 3
1.4. Diện tích ..................................................................................................................... 3
1.5. Cơ sở hạ tầng. ............................................................................................................. 3
1.6. Đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu. ....................................................................... 5
1.6.1. Đặc điểm địa chất công trình khu vực. ................................................................... 5
1.6.2. Đặc điểm địa chất thủy văn. ................................................................................... 9
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ LƯỚI ĐỊA KỸ THUẬT .................................................... 10
2.1. Lịch sử phát triển. ..................................................................................................... 10
2.2. Cấu tạo và đặc điểm. ................................................................................................. 10
2.2.1. Cấu tạo. ............................................................................................................... 10
2.2.2. Đặc điểm.............................................................................................................. 12
2.3. Cơ chế hoạt động. ..................................................................................................... 12
2.3.1. Cơ chế interlock. .................................................................................................. 12
2.3.2. Phân bố tải trọng. ................................................................................................ 14
2.4. Hiệu quả của việc sử dụng lưới địa kỹ thuật. ............................................................. 15
2.4.1. Giảm độ dày lớp vật liệu. ..................................................................................... 15
2.4.2. Tăng vòng đời công trình. .................................................................................... 15
2.4.3. Tăng khả năng chịu lực. ....................................................................................... 15
2.4.4. Kiểm soát lún chênh lệch. .................................................................................... 16
2.5. Ứng dụng lưới Địa kỹ thuật trong xây dựng. ............................................................. 16
2.5.1. Ứng dụng của lưới Địa kỹ thuật 1 trục. ................................................................ 16
2.5.2. Ứng dụng của lưới Địa kỹ thuật 2 trục và 3 trục................................................... 19
2.5.3. Ứng dụng lưới Địa kỹ thuật trong điều kiện Việt Nam. ......................................... 21
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................... 25
3.1. Giới thiệu .................................................................................................................. 25
3.2. Xác định thông số cơ bản .......................................................................................... 26
3.2.1. Hệ số áp lực của đất ........................................................................................... 26
3.2.2. Thông số tường: ................................................................................................... 26
3.3. Kiểm toán ổn định bên ngoài ..................................................................................... 26
3.3.1. Kiểm định an toàn trượt ngang bên ngoài: ........................................................... 26
3.3.2. Kiểm định an toàn ổn định lật bên ngoài: ............................................................. 27
3.3.3. Kiểm định sức chịu tải của đất nền: ..................................................................... 28
3.3.4. Kiểm định trượt tổng thể: ..................................................................................... 29
3.4. Kiểm toán ổn định bên trong ..................................................................................... 29
3.4.1. Kiểm toán kéo đứt lưới ......................................................................................... 29
3.4.2. Kiểm toán kéo tuột lưới ........................................................................................ 31
3.4.3. Kiểm toán mối nối ................................................................................................ 31
3.5. Sử dụng phần mềm MSEW thiết kế.......................................................................... 32
CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG LƯỚI ĐỊA KỸ THUẬT TRONG THIẾT KẾ TƯỜNG CHẮN
CÓ CỐT CHO CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG DẪN ĐẦU CẦU KÊNH NƯỚC MẶN ............... 40
4.1. Quy mô hạng mục thiết kế. ....................................................................................... 40
4.2. Giới thiệu dự án ........................................................................................................ 40
4.2.1. Phương án 1: Tường chắn bằng bê tông cốt thép. ................................................ 41
4.2.2. Phương án 2:Tường chắn có cốt gia cố bằng lưới địa kỹ thuật, bề mặt gạch block
BOSTD .......................................................................................................................... 42
4.2.3. So sánh hai phương án thiết kế. ............................................................................ 43
4.3. Tính toán chi tiết. ...................................................................................................... 46
4.4. Tính toán thiết kế nhánh phải .................................................................................... 48
4.4.1. Chiều cao thiết kế 4.6m ........................................................................................ 48
4.4.2. Chiều cao thiết kế 4.0m ........................................................................................ 53
4.4.3. Chiều cao thiết kế 3.0m ........................................................................................ 58
4.5. Tính toán thiết kế nhánh trái. ..................................................................................... 62
4.5.1. Chiều cao thiết kế 4.4 m ....................................................................................... 62
4.5.2. Chiều cao thiết kế 3.8 m ....................................................................................... 67
4.5.3. Chiều cao thiết kế 2.8 m ....................................................................................... 71
4.6. Yêu cầu vật liệu. ....................................................................................................... 76
4.6.1. Lưới địa kỹ thuật 1 trục ....................................................................................... 76
4.6.2. Vật liệu tự nhiên ................................................................................................... 77
4.6.3. Vải địa kỹ thuật .................................................................................................... 78
4.6.4. Yêu cầu thi công. .................................................................................................. 78
4.7. Biện pháp thi công. ................................................................................................... 81
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 87
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 88
Giai đoạn hiện nay, đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Một đòi hỏi cấp
thiết của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là phải xây dựng cơ sở hạ
tầng hoàn chỉnh và hiện đại. Với đặc điểm đất yếu phân bố rộng rãi ở nước ta nhất là
các tỉnh phía nam, việc xây dựng cơ sở hạ tầng gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, một
vấn đề cấp bách được đặt ra là phải làm sao chọn những giải pháp xử lý nền đất yếu
phù hợp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của công trình và tránh ảnh hưởng đến những công
trình xung quanh.
Hiện nay, việc áp dụng công nghệ mới là hướng đi phù hợp với xu thế của thời
đại. Do đó, nhiều giải pháp kỹ thuật tiên tiến đang từng bước đưa vào áp dụng trong
điều kiện VN. Một trong những giải pháp đó là áp dụng Lưới địa kỹ thuật trong thiết
kế, thi công các công trình xây dựng.
Với hướng nghiên cứu trong đề tài của mình, sinh viên muốn làm sáng tỏ
những vấn đề về cơ sở lý thuyết, cách tính toán thiết kế lưới địa kỹ thuật nhằm mục
đích đưa lưới địa kỹ thuật vào những ứng dụng rộng rải hơn trong ngành xây dựng.
Sinh viên đã cố gắng hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất, tuy nhiên
những sai sót là không thể tránh khỏi. Kính mong các thầy cô và các bạn chân thành
góp ý để sinh viên có thể khắc phục những thiếu sót của mình, hoàn thiện vấn đề
nghiên cứu được tốt hơn.
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn nghiên cứu về việc ứng dụng lưới địa kỹ thuật trong thiết kế tường
chắn có cốt. Nội dung của luận văn đi sâu tìm hiểu về cơ sở lý thuyết và những ưu
điểm khi thiết kế tường chắn có cốt sử dụng lưới địa kỹ thuật và áp dụng tính toán cho
công trình đường dẫn vào đầu cầu Kênh Nước Mặn – huyện Cần Đước – tỉnh Long
An.
Luận văn gồm 5 chương
 Chương 1: Khái quát về tỉnh Long An
Trong chương này, sinh viên tập trung giới thiệu sơ lược về tỉnh Long An và
điều kiện địa chất công trình của khu vực.
 Chương 2: Giới thiệu về lưới Địa kỹ thuật
Trong chương này, sinh viên giới thiệu về lưới địa kỹ thuật, những tính chất, ưu
điểm và những ứng dụng của lưới địa kỹ thuật trong kỹ thuật xây dựng nói chung và
trong thực tế xây dựng Việt Nam nói riêng.
 Chương 3: Cơ sở tính toán thiết kế lưới Địa kỹ thuật
Trong chương này, sinh viên trình bày cơ sở lý thuyết trong tính toán tường
chắn có cốt.
 Chương 4: Ứng dụng lưới Địa kỹ thuật trong thiết kế tường chắn có cốt
cho công trình đường dẫn đầu cầu Kênh Nước Mặn.
Trong chương này, sinh viên sẽ trình bày quá trình tính toán thiết kế tường chắn
có cốt gia cố bằng lưới địa kỹ thuật E’GRID cho đường dẫn vào cầu tại Mố 2 của cầu
Kênh Nước Mặn.
 Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH LONG AN
1.1. Vị trí địa lý.
Long An là một tỉnh thuộc đồng bằng song Cửu Long, miền nam Việt Nam,
được giới hạn bởi tọa độ địa lý:
Từ 10°21'00” đến 12°19'00” vĩ độ Bắc
Từ 105°30'00” đến 106°59'00” kinh độ Đông
Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia trên chiều dài biên
giới 137,5 km, phía nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía
đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2. Địa hình.
Tỉnh Long An mang đặc điểm địa hình đồng bằng thấp với bề mặt khá bằng
phẳng. Độ cao địa hình thay đổi từ 0,5 – 5m. Dù được xếp vào vùng đồng bằng sông
Cửu Long nhưng Long An là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam
Bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần từ phía Bắc - Đông Bắc xuống phía Tây - Tây
Nam. Phía Bắc và Đông Bắc tỉnh có một số gò đồi thấp, giữa tỉnh là vùng đồng bằng
và phía tây nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười (gồm có 6 huyện chiếm 66,4%
diện tích tự nhiên toàn tỉnh) thường xuyên bị ngập hang năm, trong đó có khu rừng
tràm ngập phèn rộng 46.300 ha.
Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt
với tổng chiều dài lên tới 8.912 km. Trong đó có mặt các dạng địa hình sau:
Địa hình tích tụ các trầm tích Holocen, địa hình này xuất hiện dưới dạng bãi bồi
dọc theo hệ thống song Vàm Cỏ tạo ra các đồng bằng tích tụ sông – biển hỗn hợp.
Trên bề mặt của dạng địa hình này phát triển hệ thống sông rạch chằng chịt. Dạng địa
hình này phân bố chủ yếu ở phía Bắc của tỉnh.
Các đồng bằng tích tụ sông – đầm lầy phân bố chủ yếu ở phía Tây của tỉnh.
Dạng địa hình này cũng bị chia cắt bởi hệ thống sông và kênh rạch chính trong vùng.
Hình 1-1: Sơ đồ vị trí tỉnh Long An
1.3. Khí hậu.
Tỉnh Long An chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt
là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng kéo dài
từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Sau đây là vài nét đặc trưng về khí hậu của tỉnh Long
An.
1.3.1. Nhiệt độ
Long An có nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 27,4°C. Thường vào
tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,9°C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp
nhất là 25,2°C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 37,7°C và thấp nhất tuyệt đối là 16,8°C.
1.3.2. Độ ẩm
Độ ẩm trong vùng thay đổi theo mùa trong năm. Mùa mưa độ ẩm trung bình từ
79% đến 86% và mùa nắng từ 70% đến 79%. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng
80% đến 82%.
1.3.4. Lượng mưa
Mùa mưa trong vùng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa rơi chiếm từ
90-94% lượng mưa cả năm, lượng mưa cao nhất vào tháng 8 và tháng 9. Lượng mưa
trung bình hàng năm là 1.620mm, lượng mưa năm nhiều nhất là 1.698,8 mm, lượng
mưa năm thấp nhất là 1.349,8 mm. Lượng mưa phân bố không đều, giảm dần từ khu
vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh xuông phía Tây và Tây Nam. Các huyện phía
Hình 2-19: Hạng mục đường băng sân bay Riga - Latvia.
2.5.3. Ứng dụng lưới Địa kỹ thuật trong điều kiện Việt Nam.
a. Khu vực đất yếu
Đối với điều kiện địa chất Việt Nam, tầng đát yếu phân bố phổ biến và tương
đối dày.
Điều đó gây khó khăn trong xây dựng công trình và tiềm ẩn nguy cơ lớn. Chính
vì vậy. việc sử dụng lưới địa kỹ thuật ở Viêt Nam là cần thiết. Nó giúp rút ngắn thời
gian thi công công trình và đảm bảo an toàn kết cấu đồng thời đảm bảo một chi phí
hợp lý.
b. Khu vực đồi núi
Sạt lở mái dốc đang là hiện tượng đáng báo động ở đường Hồ Chí Minh. Nó không chỉ
gây thiệt hại về vật chất, con người mà còn làm gián đoạn giao thông ảnh hưởng đến nền kinh
tế khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Ngoài đường Hồ Chí Minh, Việt Nam còn rất nhiều
khu vực khác nhất là ở Miền Bắc. Để phát triển kinh tế những vùng đầy tiềm năng đó, không
còn cách nào khác là phải mở những con đường giao thông huyết mạch. Tường chắn là một
trong những yêu cầu bắt buộc nếu muốn mở những con đường như vậy. Với những ứng dụng
của lưới địa kỹ thuật cho giải pháp mái dốc, tường chắn sẽ giúp đảm bảo sự an toàn của công
trình, tiết kiệm chi phí.
Vì những lý do trên, cần thiết phải nghiên cứu và ứng dụng lưới địa kỹ thuật trong kỹ
thuật xây dựng ở Việt Nam.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu nâng cao chất lượng điện năng và giảm tổn thất trong lưới điện phân phối, ứng dụng vào lưới điện của công ty điện lực Lào Khoa học kỹ thuật 0
S Ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT xác định phương thức vận hành tối ưu cho lưới phân phối 22kV (Ninh Kiều - Cần Thơ) Khoa học kỹ thuật 0
M Nghiên cứu ứng dụng tính toán mạng lưới tại Việt Nam dựa trên máy tính cá nhân Luận văn Sư phạm 0
H Tính toán mạng lưới và ứng dụng Luận văn Sư phạm 0
T NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC Khoa học kỹ thuật 0
T Ứng dụng logic mơ điều khiển nối lưới cho tuabin gió sử dụng máy phát điện không đồng bộ nguồn kép Khoa học kỹ thuật 2
T Mô hình số giải hệ phương trình nước nông hai chiều trên lưới không cấu trúc. kiểm nghiệm và ứng dụng Khoa học Tự nhiên 0
N Các phương pháp tạo lưới tự động và ứng dụng trong tính toán cơ học Khoa học Tự nhiên 0
T Điều chế mã hoá mạng lưới và ứng dụng trong truyền dẫn với kênh RAYLEIGH Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top