minhla_codong
New Member
Download miễn phí Đồ án Ứng dụng Marketing nhằm thúc đẩy tiêu thụ ở Công ty Dệt 8-3
Mục lục
Trang
Lời nói đầu. 3
Chương I. Lý luận chung về Marketing trong hoạt động 5
sản xuất KD
1.1. Kn vai trò và các chức năng của Marketing 6
1.1.1. Kn Marketing. 6
1.1.2. Vai trò và mục đích nghiên cứu. 7
1.1.3. Các chức năng chủ yếu của hoạt động Marketing. 8
1.2. Marketing mục tiêu 11
1.2.1. Phân đoạn thị trường. 12
1.2.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu. 17
1.2.3. Định vị hàng hoá trên thị trường. 22
1.3. Hệ thống Marketing-Mix 25
Chương II. Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất KD 29
và hoạt động Marketing ở công ty Dệt 8-3.
2.1. Khái quát chung về Công ty Dệt 8-3 29
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 29
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp. 31
2.1.3. Đặc điểm về dây chuyền công nghệ 34
2.1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của DN 36
2.1.5. Đặc điểm về lao động. 37
2.1.6. Tình hình tài sản cố định. 38
2.1.7. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp. 40
2.2. Ngành Dệt may Việt Nam, thực trạng và xu thế phát triển 43
2.2.1. Đặc điểm về cầu của thị trường dệt may. 43
2.2.2. Cung và cạnh tranh. 49
2.2.3. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 54
2.2.4. Định hướng chiến lược của các Công ty Dệt May VN 60
2.3. Thực trạng KD, đặc điểm thị trường tiêu thụ và phân tích 61
kết quả tiêu thụ của công ty Dệt 8-3.
2.3.1.Tình hình sản xuất kinh doanh. 61
2.3.2. Thị trường tiêu thụ. 64
2.3.3. Phân tích kết quả tiêu thụ 66
2.3.4. Kết quả tiêu thụ theo kênh phân phối 68
2.4. Thực trạng ứng dụng Marketing của công ty. 72
2.4.1 Marketing trong định hướng chiến lược. 72
2.4.2. Marketing-Mix của công ty. 73
2.4.2.1. Chính sách sản phẩm. 73
2.4.2.2. Chính sách giá cả. 78
2.4.2.3. Chính sách phân phối. 83
2.4.2.4. Chính sách xúc tiến. 86
2.4.3. Đánh giá chung về hoạt động Marketing của 87
Công ty Dệt 8-3.
2.5. Đánh giá về việc ứng dụng Marketing nhằm thúc đẩy 88
tiêu thụ ở Công ty Dệt 8-3.
2.5.1. Những căn cứ chung. 88
2.5.2. Áp dụng phân tích SWOT. 91
2.5.3. Bản kế hoạch Marketing của Công ty Dệt 8-3 cho năm 2002 92
Chương III. Một giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy 95
tiêu thụ ở Công ty Dệt 8-3.
3.1. Các giải pháp. 95
3.2. Một số kiến nghị. 110
Kết luận. 114
Phụ lục. 115
Danh mục tài liệu tham khảo. 119
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-04-02-do_an_ung_dung_marketing_nham_thuc_day_tieu_thu_o.wCRyu7K6tY.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-65730/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
hủ yếu là các hình thức cạnh tranh sau:- Cạnh tranh nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp dệt may trong nước đều có kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách đổi mới thiết bị, tiếp thu công nghệ mới đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Các công ty dẫn đầu ngành may mặc là công ty may 10, May Thăng Long, May Nhà Bè... Trong lĩnh vực dệt có Công ty Dệt 8-3, Công ty Dệt Nam Định, Công ty Dệt Hà Nội, Công ty Dệt Thái Tuấn...
Trong hoạt động cạnh tranh về chất lượng sản phẩm , các công ty trong nước gặp phải những đối thủ cạnh tranh quốc tế có ưu thế hơn hẳn về công nghệ, thiết bị như Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Đức... sản phẩm của công ty nước ngoài này chiếm lĩnh khu vực thị trường sản phẩm cao cấp, giá cao.
- Cạnh tranh về giá: Tương tự hoạt động cạnh tranh về chất lượng, các Công ty Dệt - may Việt Nam đều có kế hoạch giảm giá thành sản phẩm qua việc tìm kiếm các loại nguyên vật liệu mới, đổi thiết bị công nghệ sản xuất. Giá thành thấp là cơ sở để các Công ty giảm giá bán, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
Về mặt giá cả ngành Dệt May Việt Nam phải chịu sự đối mặt với một đối thủ lớn là sản phẩm nhập lậu từ Trung Quốc thường rẻ hơn rất nhiều hàng trong nước chỉ bằng 20%. Đến khi Việt Nam tham gia đầy đủ vào khu vực thương mại từ do ASEAN (AFTA) thì cạnh tranh về giá sẽ càng trở nên khốc liệt.
Cạnh tranh về phân phối: Hiện nay cạnh tranh về phân phối cũng đang diễn ra hết sức quyết liệt. Các Công ty một mặt duy trì, củng cố mạng lưới phân phối hiện có, một mặt tăng cường hoạt động tìm kiếm các trung gian và các hình thức phân phối mới, trong đó hoạt động phân phối trực tiếp qua hệ thống cửa hàng bán lẻ thuộc công ty đang được thúc đẩy mạnh. Các Công ty còn thực hiện giảm giá chiết khấu cho khách hàng mua với số lượng lớn và thực hiện các hoạt động hỗ trợ phân phối như quảng cáo, khuyến mại, giới thiệu sản phẩm của mình ở các hội trợ.
2.2.2.3. Tính chất cạnh tranh.
Có thể kết luận ngay rằng, cạnh tranh trong ngành Dệt may Việt Nam hiện nay mang tính cạnh tranh gay gắt. Điều này được chứng minh bởi một số lượng lớn các công ty, các cá nhân có quy mô khác nhau tham gia vào sản xuất và phân phối các sản phẩm của mình để đáp ứng một nhu cầu tương tự nhau như các công ty may thuộc sở hữu nhà nước, các công ty liên doanh, các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân và các hộ cá thể. Tính chất cạnh tranh gay gắt của cạnh tranh trong ngành còn thể hiện ở các hình thức cạnh tranh rất đa dạng về chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, bao bì cạnh tranh về giá, hình thức phân phối, về việc thu mua nguyên vật liệu...
Tính chất cạnh tranh này làm cho sản phẩm dệt may hết sức đa dạng phong phú. Người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn được một sản phẩm phù hợp với nhu cầu mong muỗn của mình.
2.2.2.4. Những vấn đề cơ bản mà ngành Dệt may Việt nam phải đối mặt trong cạnh tranh.
Hiện nay, ngành Dệt may Việt nam phải đối mặt vớimột số vấn đề khó khăn cơ bản:
- Năng lực cạnh tranh của các Công ty Dệt may Việt nam thấp, tình trạng này do hai nguyên nhân:
+ Hầu hết các Công ty Dệt may Việt nam đều có công gnhệ sản xuất lạc hậu, quy mô chưa lớn, nhiều máy móc thiết bị được chế tạo từ rất lâu vào những năm 1960 hay sớm hơn. Máy móc thiết bị lạc hậu làm cho giá thành sản xuất ra sản phẩm cao, mẫu mã không đa dạng, màu sắc chưa thực sự đẹp và chất lượng chưa cao mới chỉ đạt ở mức độ trung bình, ngoài ra còn làm cho năng suất lao động không cao...
+ Gần như toàn bộ các Công ty Dệt may Việt nam hoạt động trên thị trường quốc tế chưa có uy tín, nhãn hiệu nổi tiếng được chưa được nhiều người nước ngoài biết đến. Các Công ty trong nước chỉ dừng lại ở việc gia công, làm thuê và gắn nhãn hiệu của các Công ty nước ngoài. Điều này cho thấy thực tế là các Công ty Dệt may Việt Nam chưa xây dựng được vị thế của mình trên thị trường quốc tế.
- Các Công ty Dệt may Việt nam đang phải cạnh tranh không bình đẳng với các sản phẩm nhập lậu từ Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan...Đặc biệt là từ Trung Quốc.
Hiện nay các sản phẩm nhập lậu từ Trung Quốc với giá rất rẻ, mẫu mã rất đa dạng chiếm ưu thế trên thị trường Việt nam.
- Các Công ty Dệt may Việt nam chưa có sự chuẩn bị đầy đủ vho quảtình hội nhập quốc tế trước hết là AFTA. Điều này thể hiện ở chỗ giá thành sản phẩm còn cao dẫn đến giá bán cao, kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quốc tế còn hạn chế.
2.2.3. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
Trong xu thế chung của mậu dịch hàng Dệt may Thế giới, Việt nam chủ yếu xuất khẩu hàngmay mặc bán thành phẩm, thành phẩm, một số sản phẩm dệt và nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu để sản xuất hàng may mặc.
Sau khi hiệp định về hợp tác sản xuất và xuất khẩu hàng Dệt may giữa chính phủ Việt nam và Liên Xô cũ được kí kết ngày 19-5-1987. Ngày nay, công nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi lớn dể theo hướng sản xuất hàng xuất khẩu. Trong những năm 1990-1991 do tác động của những thay đổi về chính trị xã hội ở các nước Đông Âu và Liên Xô, xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, ngành Dệt may Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể, vượt qua giai đoạn khó khăn này, bước vào giai đoạn phát triển mới. Từ năm1992, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực và thế giới. Đặc biệt từ sau hiệp định buôn bán hàng Dệt may giữa Việt Nam và EU được kí kết ngày 15/12/1992, có hiệu lực trong 5 năm kể từ ngày 1/1/1993 xuất khẩu hàng Dệt may đã tăng trưởng nhanh chóng, đưa hàng dệt may trở thành nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai (sau dầu thô). Với tốc độ tăng trưởng bình quân 43,5%/ năm kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Bảng 2-8. Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam.
Đơn vị: Triệu USD
Năm
1996
1997
1998
2000
Kim ngạch
1349
1448
1650
1880
Như vậy, mới chỉ qua vài năm nhưng ngành Dệt may Việt Nam đã chiếm một vị trí khá vững chắc, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng cao.
Sản lượng xuất nhập khẩu hàng dệt may trong toàn ngành hầu hết là xuất khẩu hàng may mặc và các loại vải, sợi còn nhập khẩu là các loại quần áo, sợi các loại, Bông dành cho sản xuất, vải gia công, hoá chất...
Bảng 2-9. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc Việt nam
Đơn vị: USD
Chủng loại
Ngành
Vinatex
Hàng may
1395.923.528
320.371.253
Sợi các loại
62.448.272
3.659.646
Vải các loại
51.262.387
865.930
Tổng cộng
1.509.634.187
324.896.829
Bảng 2-10. Tình hình nhập khẩu
Đơn vị: USD
Chủng loại
Ngành
Vinatex
Quần áo các loại
7.427.467
206.925
Bông
78.342.644
29.721.359
Sợi các loại
147.223.142
9.786.206
Vải gia công
410.596.080
86.922.402
Vải kinh doanh
11.891.724
894.003
Xơ các loại
56.141.405
16.980.790
Hoá chất
67.392.536
4.886.439
Tổng cộng
779.014.998
149.398.142
(Theo: TK Hải Quan)
Như vậy, ta thấy ngành dệt may của Việt Nam tuy khá lớn mạnh với quy mô lớn. Toàn ngành có 9 công ty phía Bắc, 5 công ty phía Nam,...