Download Đề tài Ứng dụng phần mềm Hydsim để mô phỏng hệ thống nhiên liệu động cơ Kubota RK125-2X-NB-GE

Download Đề tài Ứng dụng phần mềm Hydsim để mô phỏng hệ thống nhiên liệu động cơ Kubota RK125-2X-NB-GE miễn phí





LỜI NÓI ĐẦU
1. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 1
2. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM HYDSIM 2
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM 2
2.1.1. Tạo mô hình trong không gian hai chiều 2
2.1.2. Nhập thông số ban đầu 3
2.1.3. Chạy phần mềm để tính toán 3
2.1.4. Bộ xử lý PP2 4
2.1.5. Bộ xử lý PP3 (Post-Processor PP3) 5
2.2. GIỚI THIỆU CÁC NHÓM PHẦN TỬ TRONG PHẦN MỀM 5
2.2.1. Nhóm phần tử biên 8
2.2.1.1. Biên áp suất (Pressure Boundary) 9
2.2.1.2 Biên cơ khí (Mechanical Boundary) 10
2.2.2. Nhóm phần tử cam 12
2.2.3. Nhóm phần tử piston 17
2.2.4. Nhóm phần tử thể tích 20
2.2.5. Nhóm phần tử đường ống 25
2.2.6. Sự rò rỉ (leakage). 28
2.2.8. Nhóm phần tử kim phun. 35
2.2.9. Van cao áp có vành giảm áp.(Constant volume valve). 39
2.2.10. Bơm piston (Plunger) 41
2.2.11. Cửa 41
3. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ KUBOTA RK125-2X-NB-GE 48
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ DIESEL CÔNG SUẤT NHỎ 48
3.2. KHẢO SÁT CỤ THỂ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ KUBOTA RK125-2X-NB-GE 53
3.2.1. Giới thiệu chung 53
3.2.1.1. Nhiệm vụ và yêu cầu đối với hệ thống nhiên liệu Kubota RK125-2X-NB-GE 53
3.2.1.2. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ KUBOTA RK125-2X-NB-GE 54
3.2.2. Cấu tạo bơm cao áp 55
3.2.2.1. Hành trình đẩy nhiên liệu tới vòi phun 56
3.2.2.2. Điều khiển lượng nhiên liệu phun 57
3.2.2.3. Phần tử bơm 58
3.2.2.4.Cụm van cao áp. 58
3.2.3. Cấu tạo vòi phun 59
4. SỬ DỤNG PHẦN MỀM HYDSIM ĐỂ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU CỦA ĐỘNG CƠ KUBOTA RK125-2X-NB-GE 60
4.1. PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ KUBOTA RK125-2X-NB-GE. 60
4.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ KUBOTA RK125-2X-NB-GE 63
4.3. KHAI BÁO DỮ LIỆU ĐẦU VÀO CHO CÁC PHẦN TỬ 67
4.3.1. Khai báo dữ liệu đầu vào cho phần tử cam nghiêng 68
4.3.2. Khai báo dữ liệu đầu vào cho phần tử Piston Plunger 69
4.3.3. Khai báo dữ liệu đầu vào cho phần tử Cửa nạp/ tràn thẳng hàng. 70
4.3.4. Khai báo dữ liệu đầu vào cho phần tử rò rỉ số 1 71
4.3.5. Khai báo dữ liệu đầu vào cho phần tử Áp suất ban đầu của nhiên liệu. 71
4.3.6. Khai báo dữ liệu đầu vào cho phần tử Buồng áp suất 72
4.3.7. Khai báo dữ liệu đầu vào cho phần tử van cao áp có vành giảm áp 72
4.3.8. Khai báo dữ liệu đầu vào cho phần tử Khoang sau van cao áp 73
4.3.9. Khai báo dữ liệu đầu vào cho phần tử Đường ống cao áp 73
4.3.10. Khai báo dữ liệu đầu vào cho phần tử Đường ống dọc thân vòi phun 74
4.3.11. Khai báo dữ liệu đầu vào cho phần tử Khoang chuyển tiếp số 1 74
4.3.12. Khai báo dữ liệu đầu vào cho phần tử Đường ống chuyển tiếp(2 ống). 75
4.3.13. Khai báo dữ liệu đầu vào cho phần tử Khoang chuyển tiếp số 2 75
4.3.14. Khai báo dữ liệu đầu vào cho phần tử Đường ống xiên dẫn đến khoang nâng kim phun(3 đường) 76
4.3.15. Khai báo dữ liệu đầu vào cho phần tử Khoang nâng kim phun 76
4.3.16. Khai báo dữ liệu đầu vào cho phần tử Kim phun 77
4.3.17. Khai báo dữ liệu đầu vào cho phần tử Vòi phun 77
4.3.18. Khai báo dữ liệu đầu vào cho phần tử Rò rỉ số 2 78
4.3.19. Khai báo dữ liệu đầu vào cho phần tử Biên áp suất (dầu hồi) 78
4.3.20. Khai báo dữ liệu đầu vào cho phần tử lò xo kim phun 79
4.3.21. Khai báo dữ liệu đầu vào cho phần tử lò xo piston plunger 79
4.3.22. Khai báo dữ liệu đầu vào cho phần tử Buồng cháy 79
4.4. KHAI BÁO DỮ LIỆU BAN ĐẦU CHO CÁC PHẦN TỬ 80
4.4.1. Khai báo điều kiện ban đầu cho phần tử Cam nghiêng 80
4.4.2. Khai báo điều kiện ban đầu cho phần tử Piston Plunger 80
4.4.3. Khai báo điều kiện ban đầu cho phần tử Buồng áp suất 80
4.4.4. Khai báo điều kiện ban đầu phần tử đường ống cao áp, ống dọc theo thân vòi phun, ống thẳng trên thân vòi phun, các đường ống chuyển tiếp. 81
4.4.5. Khai báo điều kiện ban đầu phần tử Kim phun 81
4.4.6. Khai báo điều kiện ban đầu phần tử Khoang sau van cao áp 81
4.5. LỰA CHỌN THÔNG SỐ ĐẦU RA. 82
4.5.1. Thông số đầu ra của phần tử Cam nghiêng 82
4.5.2. Thông số đầu ra của phần tử Piston Plunger 83
4.5.3. Thông số đầu ra của phần tử Rò rỉ số 1 83
4.5.4. Thông số đầu ra của phần tử Cửa nạp/ tràn thẳng đứng 83
4.5.5. Thông số đầu ra của phần tử Buồng áp suất 84
4.5.6. Thông số đầu ra của phần tử van cao áp 84
4.5.7. Thông số đầu ra của phần tử Đường ống cao áp 85
4.5.8. Thông số đầu ra của phần tử Khoang nâng kim phun 85
4.5.9. Thông số đầu ra của phần tử Kim phun 86
4.5.10. Thông số đầu ra của phần tử Vòi phun 86
4.5.11. Thông số đầu ra của phần tử Rò rỉ số 2 87
4.6. KHAI BÁO TÍNH CHẤT KHÍ NẠP TRONG BUỒNG CHÁY. 87
4.7. CHẠY CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN 88
4.7.1. Khai báo hộp thoại điều khiển tính toán 88
4.7.2. Chạy chương trình tính toán 89
4.8. XUẤT KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ NHẬN XÉT 90
4.8.1. Cách xuất kết quả 90
4.8.2. Nhận xét kết quả thu được 91
4.8.2.1. Thông số đầu ra của cam nghiêng 91
4.8.2.2. Thông số vận tốc nâng của biên dạng cam 92
4.8.2.3. Thông số ứng suất Hertz giữa cam nghiêng và piston plunger 93
4.8.2.4. Thông số vận tốc của piston plunger 93
4.8.2.5. Thông số áp suất trong buồng áp suất 94
4.8.2.6. Thông số đầu ra của van cao áp 95
4.8.2.7. Thông số vận tốc van cao áp 95
4.8.2.8. Thông số độ nâng của kim phun 96
4.8.2.9. Thông số tiết diện lưu thông đế kim phun 96
4.8.2.10. Thông số áp suất khoang nâng 97
4.8.2.11. Thông số lượng nhiên liệu rò rỉ tại sự rò rỉ số 2 98
4.8.2.12. Thông số góc côn của tia phun 98
4.8.2.13. Thông số độ xuyên thấu của tia phun 99
4.8.2.14. Thông số đường kính trung bình của hạt nhiên liệu 99
4.9. ĐÁNH GIÁ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN KẾT CẤU CHẤT LƯỢNG PHUN NHIÊN LIỆU 100
4.9.1. Thông số tiết diện lưu thông tại đế kim phun 101
4.9.2. Thông số độ nhấc kim phun 101
4.9.3. Thông số góc côn của tia phun 102
4.9.4. Thông số độ xuyên thấu của tia phun 102
4.9.5. So sánh độ xuyên thấu khi thay đổi áp suất buồng cháy 103
5. KẾT LUẬN 103
5.1. MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ PHẦN MỀM HYDSIM 103
5.2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 104
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

1. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Động cơ Diesel nói chung được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Kể từ khi ra đời cho đến nay, qua nhiều công cuộc cải cách công nghiệp đã làm cho việc cải tiến và thiết kế mới ra những hệ thống, bộ phận nhằm giúp động cơ Diesel thích hợp hơn trong thời điểm hiện đại ngày nay, cụ thể như là phải tiết kiệm nhiên liệu, hạn chế tối thiểu việc gây ô nhiễm môi trường ,…

Một trong những hệ thống ảnh hưởng không nhỏ đến các chỉ tiêu đó là hệ thống nhiên liệu và cụ thể là việc phun nhiên liệu. Để cải tiến và thiết kế mới ra các hệ thống và bộ phận thì đòi hỏi người thiết kế phải tính toán rất nhiều dựa vào những kiến thức chuyên ngành đã có. Hiện nay với sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin và cụ thể là tin học thì việc tính toán chỉ còn nhờ vào máy tính, còn người thiết kế chỉ việc dựa vào những kiến thức chuyên ngành động lực để lập trình ban đầu cho máy tính, và phần mềm Hydsim (Hydraulic Simulation) không là ngoại lệ.

Đề tài là việc ứng dụng phần mềm trên để mô phỏng-tính toán hệ thống nhiên liệu của động cơ Diesel có tên Kubota RX125-2X-NB-GE. Phần mềm này được xây dựng trên cơ sở là thuyết động lực học và dao động chất lỏng của những hệ thống đa phần tử. Có nhiều cách để ứng dụng phần mềm này, ta có thể kết nối các biểu tượng và sau đó nhập các thông số đầu vào của các chi tiết và lấy ra các thông số của việc phun nhiên liệu để khảo sát và kiểm nghiệm hay là ngược lại để có nhanh các thông số chính xác của các chi tiết cần thiết kế.

Từ việc mô phỏng, tính toán việc phun nhiên liệu của động cơ Kubota nói riêng, tức là hệ thống nhiên liệu Diesel, ta có thể mở rộng ứng dụng của phần mềm ra cho hệ thống nhiên liệu dùng xăng hay các loại nhiên liệu thay thế khác, và rộng hơn nữa là phân tích động lực học của những hệ thống thủy lực và thủy cơ.

Mô phỏng ở đây không đơn thuần là mô phỏng bằng các biểu tượng (icon) mà đề tài này nói lên việc mô phỏng để tính toán-thiết kế cho việc phun nhiên liệu, điều này rất thuận lợi cho công việc tính toán và thiết kế nhanh cho việc phun của hệ thống nhiên liệu Diesel mà kết quả lại rất chính xác.

Đề tài là sự ứng dụng công nghệ phần mềm tin học vào lĩnh vực thủy lực-cơ khí nhằm giải quyết công việc nhanh, chính xác, từ đó làm giảm cường độ lao động cho cán bộ kỹ thuật, một điều rất hữu ích trong thời điểm công nghiệp phát triển cần nhiều thời gian hiện nay.

2. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM HYDSIM

2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM

Hydsim là một chương trình phân tích động lực học của những hệ thống thuỷ lực và thuỷ cơ. Nó được xây dựng trên cơ sở thuyết động lực học và dao động chất lỏng của những hệ thống đa phần tử. Lĩnh vực ứng dụng chính của Hydsim là mô phỏng việc phun nhiên liệu. Chủ yếu, chương trình được phát triển để mô phỏng những hệ thống phun nhiên liệu Diesel. Tuy nhiên, Hydsim cũng có thể ứng dụng một cách dễ dàng trong việc mô phỏng cho những hệ thống phun nhiên liệu xăng hay nhiên liệu thay thế khác (như cồn). Hơn thế nữa, chương trình cũng hữu ích trong nhiều lĩnh vực liên quan đến việc phân tích động lực học của những hệ thống thủy lực hay cơ khí. Chẳng hạn như việc mô phỏng động lực học của những thiết bị điều khiển thuỷ lực-cơ khí cũng như sự dao động trong quá trình truyền động.

Hydsim là một công cụ được kết hợp trong không gian làm việc của AVL với cách xử lý và đồ hoạ thân thiện với người sử dụng. Sự thể hiện hai chiều của mô hình Hydsim cung cấp một cái nhìn tổng quát về hệ thống được định nghĩa bởi người sử dụng. Một cách cơ bản, mỗi phần tử riêng biệt của hệ thống được thể hiện bằng một biểu tượng (icon) trên màn hình GUI. Những biểu tượng này có thể được kết nối một cách cơ khí hay một cách thuỷ lực hay một cách lôgic. GUI điều khiển quy trình xây dựng mô hình và không cho phép những liên kết không phù hợp cũng như những đặc điểm kỹ thuật đầu vào không hợp lí.

2.1.1. Tạo mô hình trong không gian hai chiều

Mục đích của sự trình bày mô hình Hydsim hai chiều là cung cấp một cái nhìn chung của hệ thống được định nghĩa bởi người sử dụng. Một cách cơ bản, mỗi phần tử riêng biệt của hệ thống được trình bày bằng một biểu tượng trên màn hình GUI. Những biểu tượng này chứa đựng những hình ảnh dưới dạng giản đồ của những phần tử vật lý. Những biểu tượng này được kết nối bằng những đường thẳng có mũi tên màu đỏ hay màu xanh. Màu đỏ thể hiện liên kết cơ khí (lò xo hay bộ giảm chấn) và màu xanh da trời thể hiện liên kết thủy lực (hướng dòng chảy). Một số phần tử khác có thể được kết nối bằng đường màu xanh lá cây (liên kết đặc biệt).

2.1.2. Nhập thông số ban đầu

Để làm điều này, phải kích đôi vào một biểu tượng được chọn bằng chuột trái, hay có thể được mở ra bằng cách kích sáng biểu tượng với chuột trái, sau đó kích chuột phải để mở menu rồi chọn “Properties” (Những tính chất), lúc đó hộp thoại đầu vào sẽ hiện ra. Thêm vào nữa, bằng cách mở những hộp thoại khác nhau từ thanh menu, người sử dụng có thể ghi rõ những điều kiện ban đầu, những thông số đầu ra theo yêu cầu và định nghĩa một trong những thông số khác liên quan đến phần tử. Những tính chất của liên kết cơ khí cũng được ghi rõ giống như vậy. Liên kết thuỷ lực và liên kết đặc biệt không có những tính chất được định nghĩa bởi người sử dụng.

2.1.3. Chạy phần mềm để tính toán

Chương trình Hydsim có thể được chạy trực tiếp từ GUI bằng cách nhấn một trong những nút sau trong menu Pulldown/ Simulation trên thanh menu. “Run” và “Run Sets” sẽ chạy với sự tối ưu hoá một chiều nếu nó được định nghĩa trong Search Adjust (Tìm kiếm hiệu chỉnh).

+ Run: chạy bình thường.

+ Run Sets: chạy hàng loạt phép tính với Data Sets (những tập hợp dữ liệu).

+ Restart: bắt đầu lại hệ thống được lưu trước đó.

Lưu ý : Việc chạy Hydsim chỉ có thể được bắt đầu nếu tất cả những dữ liệu cần thiết được cung cấp chính xác. Thêm vào nữa, hàng loạt phép kiểm tra tính tương thích giữa các dữ liệu được thực hiện bởi GUI trước khi việc tính toán bắt đầu. Nếu việc tính toán không thể được bắt đầu thì một thông báo lỗi được đưa ra.

Nếu không có thông báo lỗi nào xuất hiện trên màn hình GUI, thì Hydsim bắt đầu chạy mô hình. Trạng thái thật sự của quá trình mô phỏng được thể hiện trong cửa sổ “Simulation Status” (Trạng thái mô phỏng) và cửa sổ này tự động xuất hiện nếu quá trình mô phỏng thành công. Trong suốt quá trình tính toán, những thông báo lỗi được hiển thị cụ thể trong cửa sổ này. Những thông báo này được lưu trong một tệp tin và có thể xem được bằng cách nhấn nút “View Logfile” trong cửa sổ trạng thái mô phỏng hay menu PullDown/ Simulation. Cuối cùng thì nên sử dụng tuỳ chọn này sau mỗi lần bắt đầu chương trình (đặc biệt với một mô hình khác). Bất cứ một h...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thiết kế máy ép đáy bình dạng chỏm cầu bằng thủy lực và ứng dụng phần mềm gia công bộ chày cối Khoa học kỹ thuật 0
D Ứng dụng phần mềm ClassPoint trong tổ chức dạy học theo mô hình 5E chương Chất khí - Vật lí 10 Luận văn Sư phạm 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thạc sĩ kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng hệ thống quản trị mạng dựa trên phần mềm mã nguồn mở Cacti và ứng dụng tại trường Đại học Hải Phòng Công nghệ thông tin 0
A Phần mềm SDL Trados Studio Pro 2019 Full - Ứng dụng dịch thuật nâng cao Văn phòng - Office 6
D ứng dụng mô hình hệ thống lạnh water chiller vào giảng dạy học phần thực tập lạnh công nghiệp tại trường trung cấp kinh tế Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế tiến trình dạy học bài thuộc chương Cảm ứng điện từ Vật lý 11 Ban cơ bản có sử dụng thí nghiệm kết hợp với phần mềm dạy học Luận văn Sư phạm 0
B Tìm hiểu phương pháp phân tích các thành phần chính, ứng dụng trích chọn các đặc trưng cho bài toán phát hiện khuôn mặt trong ảnh Luận văn Kinh tế 0
B Ứng dụng của Microsoft Access vào kế toán tổng hợp của công ty cổ phần vận tải An Giang Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top