vu_quocthanh

New Member
Download Tiểu luận Ứng dụng phép biện chứng duy vật vào tuyển dụng và đào tạo nhân sự miễn phí
CHƯƠNG 1 .
CỦA VIỆC ỨNG DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀO TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO NHÂN SỰ

1.1. Giới thiệu về phép biện chứng duy vật
Khái niệm: thuật ngữ “biện chứng” có gốc từ tiếng Hy Lạp nghĩa là nghệ thuật tranh luận nhằm tìm ra chân lý bằng cách phát hiện các mâu thuẫn trong lập luận của đối phương và bảo vệ những lập luận của mình. Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phương pháp biện chứng, giữa lý luận nhân thức với logic biện chứng.
Hệ thống lý luận nền tảng của phép biện chứng duy vật bao gồm 2 nguyên lý, 3 quy luật và 6 cặp phạm trù như sau:
- Hai nguyên lý cơ bản:
o Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
o Nguyên lý của sự phát triển.
- Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật:
o Quy luật đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập.
o Quy luật từ những biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại.
o Quy luật phủ định của phủ định.
- Sáu cặp phạm trù:
o Cái riêng – cái chung.
o Tất nhiên – ngẫu nhiên.
o Nguyên nhân – kết quả.
o Bản chất – hiện tượng.
o Khả năng – hiện thực.
o Nội dung – hình thức.
Mỗi nguyên lý, quy luật và cặp phạm trù đều có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng, có thể được vận dụng tổng hợp trong quá trình nhận thức của mọi lĩnh vực trong đời sống. Quá trình vận dụng phối hợp hệ thống lý luận của phép biện chứng duy vật tạo ra ba nguyên tắc cơ bản mà khi vận hành bất cứ một quá trình nào tồn tại trong tự nhiên hay trong xã hội loài người chúng ta cũng cần quan tâm:
- Thứ nhất là nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn. Nguyên tắc này đòi hỏi ta phải xem xét mọi sự vật, hiện tượng, quá trình với tất cả các mặt, các mối liên hệ đồng thời phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ, nắm được mối liên hệ chủ yếu có vai trò quyết định.
- Thứ hai là nguyên tắc lịch sử - cụ thể trong nhận thức và thực tiễn. Nguyên tắc này nhấn mạnh về việc khi phân tích bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào tồn tại trong thế giới vật chất cũng cần đặt nó trong mối quan hệ với không gian và thời gian, nói một cách khác là xem xét nó trong quá trình vận động không ngừng của chính bản thân nó và thế giới vật chất.
- Thứ ba là nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải nhìn vào khuynh hướng phát triển trong tương lai khi xem xét mọi sự vật hiện tượng với quan điểm: cái cũ, cái lạc hậu sẽ mất đi; cái mới, cái tiến bộ ra đời thay thế cái cũ, cái lạc hậu.
1.2. Lý thuyết về tuyển dụng nhân sự
1.2.1. Khái niệm
Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút và tuyển chọn từ nhiều nguồn khác nhau những nhân viên đủ khả năng đảm nhiệm những vị trí mà doanh nghiệp cần tuyển.
Tuyển dụng nhân sự không chỉ là nhiệm vụ của phòng tổ chức nhân sự, và cũng không chỉ là công việc đơn giản bổ sung người lao động cho doanh nghiệp, mà đó thực sự là quá trình tìm kiếm và lựa chọn cẩn thận. Nó đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau, phải có định hướng rõ ràng, phù hợp của lãnh đạo doanh nghiệp.
1.2.2. Vai trò
Quá trình tuyển dụng nhân sự có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp sau này. Doanh nghiệp nhận được một nguồn nhân lực xứng đáng, hoàn thành tốt công việc được giao góp phần vào việc duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bản thân những người được tuyển vào công việc phù hợp với năng lực và sở trường của mình sẽ rất hứng thú và an tâm với công việc. Ngược lại nếu tuyển dụng nhân sự không được thực hiện đúng thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tác động trực tiếp tới công ty và người lao động .
1.2.3. Các nguồn nhân sự tuyển dụng
Các doanh nghiệp thường tuyển dụng nhân lực từ hai nguồn: ở bên trong doanh nghiệp và ở thị trường lao động bên ngoài doanh nghiệp. Nguồn nhân lực bên trong thường được ưu tiên hơn, nhưng nguồn nhân lực bên ngoài lại có quy mô rộng lớn hơn nên được tuyển dụng nhiều hơn.
1.2.3.1. Nguồn nhân lực từ bên trong doanh nghiệp
Là những người đang làm việc cho doanh nghiệp. Họ thường được lựa chọn cho những vị trí công việc cao hơn mà họ đang đảm nhận. Với nguồn nhân lực này, doanh nghiệp hiểu rất rõ về khả năng, tính cách của họ nên việc chọn lựa dễ hơn, chính xác hơn. Khi lựa chọn nguồn nhân lực này, doanh nghiệp không mất thời gian đào tạo, chi phí tuyển dụng và vẫn duy trì được công việc như cũ, và kích thích được tinh thần, khả năng làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, khi sử dụng nguồn nhân lực này, doanh nghiệp sẽ không thay đổi được chất lượng nguồn nhân lực.
1.2.3.2. Nguồn nhân lực bên ngoài doanh nghiệp
Nguồn nhân lực bên ngoài doanh nghiệp rất đa dạng, phong phú như sinh viên các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm dạy nghề, những lao động tự do hay những lao động đang làm việc trong những tổ chức khac. Với nguồn nhân lực rộng lớn này, doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn hơn, nhưng lại cũng khó khăn lựa chọn hơn. Khi tuyển dụng từ bên ngoài, doanh nghiệp phải mất chi phí tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn…. Nguồn nhân lực này sẽ làm thay đổi chất lượng lao động của doanh nghiệp.
1.2.4. Quy trình tuyển dụng nhân sự
Mọi quy trình tuyển dụng đều thực hiện theo các bước: lập kế hoạch tuyển dụng, xác định phương pháp và các nguồn tuyển dụng, xác định thời gian và địa điểm tuyển dụng, tìm kiếm ứng cử viên, đánh giá quá trình tuyển dụng, hướng dẫn nhân viên mới hòa nhập với môi trường doanh nghiệp.
Bước 1: Lập kế hoạch tuyển dụng
Doanh nghiệp cấn xác định: số lượng nhân viên cần tuyển, các vị trí cần tuyển và các tiêu chuẩn đặt ra đối với ứng viên.
Bước 2: Xác định phương pháp và các nguồn tuyển dụng
Doanh nghiệp cần xác định vị trí nào nên tuyển người ở trong, và vị trí nào nên tuyển người ở ngoài doanh nghiệp và các hình thức tuyển dụng sẽ được áp dụng.
Bước 3: Xác định địa điểm và thời gian tuyển dụng
Doanh nghiệp cần xác định được những địa điểm cung cấp nguồn lao động thích hợp và thời gian tuyển dụng dài hạn, ngắn hạn, phù hợp với nhu cầu của mình.
Bước 4: Tìm kiếm, lựa chọn ứng viên
Dùng nhiều hình thức đa dạng để thu hút các ứng viên, đặc biệt là phải xây dựng được hình ảnh tốt đẹp và đúng với thực tế của doanh nghiệp. Tổ chức các vòng tuyển chọn và các buổi gặp gỡ, phỏng vấn cởi mở với các ứng viên. Công việc này liên quan trực tiếp tới cán bộ tuyển dụng, vì vậy cán bộ tuyển dụng đòi hỏi phải là người có chuyên môn tốt, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm phỏng vấn ….
Bước 5: Đánh giá quy trình tuyển dụng
Doanh nghiệp cần đánh giá xem quá trình tuyển dụng có gì sai sót không và kết quả tuyển dụng có đáp ứng được nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp hay không. Phải xem xét các chi phí cho quá trình tuyển dụng, tiêu chuẩn, phương pháp và các nguồn tuyển dụng … có hợp lý không.
Bước 6: Hướng dẫn nhân viên mới hòa nhập
Để giúp nhân viên mới nhanh chóng nắm bắt được công việc, hòa nhập với môi trường làm việc, doanh nghiệp cần áp dụng những chương trình đào tạo, huấn luyện đối với nhân viên mới.
1.3. Lý thuyết về đào tạo nhân sự
1.3.1. Khái niệm
Đào tạo: là hoạt động làm cho con người trở thành có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Là quá trình học tập để làm cho người lao động có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ.
Đào tạo nhân sự là một trong những hoạt động có tổ chức, được thực hiện trong một thời gian nhất định và nhằm đem đến sự thay đổi nhân cách và nâng cao năng lực của con người. Kết quả của quá trình đào tạo nguồn nhân lực sẽ nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực đó.
1.3.2. Mục tiêu
Mục tiêu rõ nhất của đào tạo là việc đầu tư ngắn hạn nhưng mang lại lợi ích lâu dài. Khi kỹ năng của nhân viên được phát triển thì việc giám sát sẽ ít hơn, tăng thêm thời gian vàng cho các nhà quản trị. Ngoài ra huấn luyện nhằm phát huy tính chủ động của mọi nhân viên, khai thác những khả năng tiềm ẩn của họ. Đây cũng là động lực và cơ sở để tạo cơ hội thăng tiến cho từng cá nhân.
1.3.3. Các phương pháp đào tạo nhân lực
1.3.3.1. Huấn luyện trực tiếp
Gần giống như việc chỉ đạo. Áp dụng trong giai đoạn đầu phát triển nhân viên khi họ thiếu kinh nghiệm hay năng lực cần được cải thiện nhanh chóng. Đối với phương pháp này người huấn luyện nói nhiều để truyền đạt những kiến thức.
1.3.3.2. Huấn luyện trợ giúp
Áp dụng hữu hiệu với những người có tác phong làm việc chuyên nghiệp, mang tính lâu dài. Khi đó người huấn luyện trong vai trò người hướng dẫn hay tạo ra các điều kiện thuận lợi cho người được huấn luyện. Họ động viên và chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế của nhân viên. Đối với phương pháp này người huấn luyện phải đặt nhiều câu hỏi và lắng nghe để hỗ trợ.
1.3.3.3. Huấn luyện bằng cách ủy nhiệm
Mục tiêu sẽ tìm những người kế cận hay đảm trách các vị trí cao, quan trọng hơn. Người huấn luyện giao cho họ những nhiệm vụ khó khăn hơn, trao quyền hạn và các yếu tố hỗ trợ, đồng thời phải tin tưởng người được huấn luyện và cùng tạo cơ hội để nhân viên đó có khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
1.3.3.4. Huấn luyện từ xa
Vận dụng cho những tổ chức, đơn vị có nhiều chi nhánh, các thành viên cách xa nhau. Các cách huấn luyện linh hoạt và phù hợp: qua điện thoại, qua thư điện tử và quay video.
1.3.3.5. Theo dõi

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

huynhtrung

New Member
Re: Tiểu luận Ứng dụng phép biện chứng duy vật vào tuyển dụng và đào tạo nhân sự

tui muốn load tài liệu này xin cho load với
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Ứng dụng phép biện chứng duy vật vào tuyển và đào tạo nhân sự

Link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top