Arno

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỞ ĐẦU
Đất ngập nước (ĐNN) của Việt Nam rất đa dạng và phong phó bao gồm những vùng cửa sông châu thổ cùng với những đầm lầy, rừng ngập mặn bát ngát, các bãi triều, các đầm phá ven biển, nhiều đảo nhỏ ở ngoài khơi, rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, là nước mặn hay nước lợ, nhiều cánh đồng muối và đầm nuôi trồng thuỷ sản, nhiều hồ nước ngọt và các hồ chứa nhân tạo, và sau cùng là rất nhiều sông suối kênh mương [6].
Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam Trung Quốc, kết thúc tại cửa Ba lạt đổ ra Biển Đông. Cửa Ba lạt là nơi tiếp giáp về mặt địa giới hành chính giữa hai huyện Giao Thuỷ (Nam Định) và Tiền Hải (Thái Bình). Đây là khu vực đất ngập nước cửa sông mang ý nghĩa rất quan trọng về mặt kinh tế xã hội, sinh học cũng như nghiên cứu khoa học. Khu bảo tồn thiên nhiên Giao Thuỷ (Ramsar) và khu bảo tồn đất ngập nước Tiền Hải đều nằm trong khu vực này. Trong những năm gần đây, cùng với đà phát triển của nền kinh tế quốc dân, rất nhiều dự án phát triển kinh tế xã hội cũng như các đề tài khoa học về khai thác, bảo tồn và phát triển tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất ngập nước đã được nghiên cứu và triển khai trên khu vực hết sức nhạy cảm này. Điều này cùng với tác động của các quá trình tự nhiên (sóng, dòng chảy, bồi tụ, thuỷ triều ) đã gây ra những biến động đáng kể về trữ lượng cũng như chất lượng tài nguyên trong khu vực, đặc biệt là các biến động về diện tích sử dụng tài nguyên đất.
Hệ sinh thái cửa sông Hồng thuộc vào đới duyên hải, là loại cửa sông châu thổ. Đây là một vùng biến động nhanh các yếu tố tài nguyên và môi trường cả về mặt không gian và thời gian, mà ở đó các mâu thuẫn giữa kinh tế và môi trường rất phức tạp và đan xen nhau, không thể giải quyết riêng rẽ được. Hệ thông tin địa lý (GIS) là một công cụ khoa học với các phần mềm chuyên dụng có khả năng phân tích không gian chính xác, khả năng tổ hợp thông tin, cung cấp thông tin nhanh và cập nhật, có thể giải quyết được các vấn đề trên một cách hiệu quả hơn.

Khoá luận tốt nghiệp với đề tài "Ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) trong đánh giá biến động sử dụng tài nguyên đất ngập nước khu vực cửa sông Hồng" được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiện trạng và mức độ thay đổi sử dụng đất qua các thời kỳ, phân tích các nguyên nhân cơ bản, dẫn đến sự thay đổi này từ đó đề xuất các biện pháp nhằm sử dụng hợp lý, bền vững nguồn tài nguyên đất ngập nước.
Đề tài tập trung nghiên cứu trong các Khu bảo tồn thiên nhiên Giao Thuỷ (Nam định) và Khu bảo tồn đất ngập nước Tiền Hải (Thái Bình), cùng nằm trong khu vực cửa Ba lạt (sông Hồng). Đây là một khu vực ven biển điển hình cho qúa trình bồi tụ xảy ra mạnh mẽ.
Kết quả của khoá luận có thể được sử dụng làm cơ sở khoa học trong quản lý tài nguyên và môi trường vùng nghiên cứu.
Khoá luận bao gồm các nội dung chính sau:
- Thu thập các loại dữ liệu (dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính) liên quan tới vùng nghiên cứu. Dựa vào đó để xây dựng một hệ cơ sở dữ liệu GIS về sử dụng đất ở vùng nghiên cứu
- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở khu vực nghiên cứu tại hai thời điểm 1992 và 2001 bằng phương pháp áp dụng công cụ Hệ thông tin địa lý kết hợp với kĩ thuật viễn thám (giải đoán ảnh viễn thám).
- Sử dụng chức năng chồng lớp (overlay) và khả năng phân tích không gian (spatial analys) của phần mềm GIS Arcview để đánh giá sự biến động tài nguyên đất tại khu vực nghiên cứu giữa hai thời điểm 1992 và 2001
- Tham khảo các loại tài liệu để tìm ra nguyên nhân của sự biến động nói trên. Dựa trên cơ sở những kết quả nghiên cứu này đưa ra các kiến nghị nhằm sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên tại vùng nghiên cứu, đặc biệt là tài nguyên đất ngập nước.


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1 . Đặc điểm các điều kiện tự nhiên
1.1.1. Các điều kiện địa-lý-hoá
a. Phạm vi nghiên cứu, vị trí địa lý:
Vùng nghiên cứu thuộc phạm vi hành chính của hai huyện Giao Thuỷ (Nam Định) và Tiền Hải (Thái Bình). Khoá luận tập trung nghiên cứu dải đất ngập nước ven biển có tổng diện tích khoảng 15.000 ha, có toạ độ địa lý nằm trong khoảng từ 20¬0 16’ 24’’ đến 20023’ 24’’ vĩ độ Bắc và từ 1060 28’ 48’’ đến 1060 37’48” kinh độ Đông, phía bắc giáp sông Lân (Thái Bình), phía nam giáp ranh giới giữa hai xã Giao Xuân và Giao Hải (Giao Thuỷ). Ranh giới về phía đất liền của khu vực nghiên cứu là đường đê biển quốc gia thuộc các xã Giao Xuân, Giao Lạc, Giao An, Giao Thiện (Giao Thuỷ) và Nam Hưng, Nam Phó, Nam Thịnh, (Tiền Hải)., còn ranh giới về phía biển của khu vực nghiên cứu được tính theo mức thuỷ triều thấp nhất. Khu bảo tồn thiên nhiên đấtt ngập nước Giao thuỷ và Khu bảo tồn đất ngập nước Tiền Hải nằm trong vùng nghiên cứu này. Đây cũng là hai khu vực chiếm hầu nh­ toàn bộ diện tích của vùng đất ngập nước cửa sông Ba lạt.
Mặc dù khu vực dân cư và đất nông nghiệp phía trong đê Quốc gia không thuộc giới hạn nghiên cứu biến động diẹn tích nhưng các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong vùng đó có ảnh hưởng rất lớn tới biến động sử dụng tài nguyên đất ngập nước trong vùng nghiên cứu. Do đó, các đặc điểm về kinh tế, xã hội, dân cư và lao động cần được đề cập tới trong khoá luận này.
Khu bảo tồn thiên nhiên Giao Thuỷ (KBTTNGT) nằm về bờ phía nam của cửa Ba Lạt có diện tích khoảng 7.000 ha [5], bao gồm các cồn cát bồi tụ, các bãi triều và các bãi bùn. Các cồn Lu và Ngạn được hình thành cách đây khoảng 40-50 năm về trước do quá trình bồi tụ của phù sa sông Hồng mang từ đất liền ra vì lượng phù sa của sông Hồng rất lớn (khoảng 115 triệu tấn năm [7] ). Sau khi được hình thành các cồn này lại thúc đẩy quá trình bồi tụ ở vùng cửa sông. Những vật liệu bồi tụ được sắp xếp lại nhờ hoạt động của sóng và thuỷ triều. Chiều khuất sóng được hình thành bởi các vật liệu mịn, độ dốc nhỏ thuận lợi cho cây ngập mặn phát triển. Còn chiều hướng sóng được hình thành bởi nguyên liệu thô, độ dốc lớn và cây ngập mặn không phát triển được hay phát triển rất kém. Nhìn chung độ dốc giảm dần vào đất liền.
Cồn Ngạn nằm phía đông nam sông Vọp và phía tây nam sông Trà chạy dài từ cửa Ba lạt đến xã Giao lạc dài 8 km. Chỗ hẹp nhất là 1.000m, chỗ rộng nhất là 2.500 m, diện tích 1.500 ha [7]
Cồn Lu nằm song song với cồn Ngạn, phía tây nam giáp sông Trà, đông nam giáp biển đông, chạy từ cửa Thới đến xã Giao Xuân dài khoảng 10 km. Chỗ rộng nhất là 2.500 m, chỗ hẹp nhất khoảng 1.500m, diện tích khoảng 4.500 ha. [7]
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

vietquoc88

New Member
Re: [Free] Ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) trong đánh giá biến động dùng tài nguyên đất ngập nước khu vực cửa sông Hồng

không có links ạ
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) trong đánh giá biến động dùng tài nguyên đất ngập nước khu vực cửa sông Hồng

link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nghiên cứu các phương pháp phân lớp dữ liệu và ứng dụng trong bài toán dự báo thuê bao rời mạng viễn thông Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu, phân tích giải pháp mobile backhaul và ứng dụng triển khai trên mạng viễn thông của VNPT tuyên quang Công nghệ thông tin 0
D Ứng dụng mô hình phân tích SWOT dể hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực internet tại tổng công ty viễn thông quân đội Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá biến đổi địa hình và phân tích ảnh hưởng của nước biển dâng Khoa học Tự nhiên 1
D ứng dụng viễn thám và gis trong nghiên cứu sự phát triển của ruộng bậc thang huyện sa pa trong bối cảnh biến đổi khí hậu Nông Lâm Thủy sản 0
C Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) và viễn thám để phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất đô thị quận 2, tp Hồ Chí Minh Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu quy trình ETL trong kho dữ liệu ứng dụng vào hệ thống dữ liệu kinh doanh trong doanh nghiệp viễn thông Công nghệ thông tin 0
A Nghiên cứu biến đổi sử dụng đất và ảnh hưởng của nó đến rác thải nông thôn huyện Duy Tiên - Hà Nam trên cơ sở ứng dụng viễn thám và GIS Luận văn Sư phạm 0
K Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám để giám sát và cảnh báo những tác động của biến đổi khí hậu Luận văn Sư phạm 3
C Ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý trong nghiên cứu biến động đường bờ biển khu vực cửa Ba Lạt và phụ cận Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top