Link tải luận văn miễn phí cho ae
ĐẶT VẤN ĐỀ
Y học phát triển giúp nâng cao sức khỏe và tuổi thọ con người. Tuy
nhiên tuổi thọ trung bình tăng lên cùng với đó là tình trạng già hóa dân số,
khiến cho con người phải đương đầu với 1 loạt bệnh lý liên tuổi già như tim
mạch, xương khớp, thần kinh, chuyển hóa…
Gãy xương liên quan đến loãng xương là một trong những bệnh phổ
biến đối với người lớn tuổi đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Ở các nước phát
triển, nguy cơ gãy xương đối với phụ nữ lên đến 40% [74]. Ước tính 26% số
ca gãy xương đùi xảy ra ở châu Á tại thời điểm năm 1990, tỉ lệ này có xu
hướng tăng lên 37% vào năm 2025 và 45% vào năm 2050 [30]. Gãy xương là
hệ quả lớn nhất của loãng xương, loãng xương lại là vấn đề mang tính toàn
cầu, được xem là một “bệnh dịch âm thầm” lan rộng khắp thế giới, ngày càng
có xu hướng gia tăng. Gãy xương liên quan đến loãng xương là một gánh
nặng lớn đối với cá nhân và toàn xã hội trên khắp thế giới, không chỉ là
gánh nặng bệnh tật mà còn là gánh nặng kinh tế. Tỉ lệ gãy xương ở châu Á
ngày càng tăng, tác động đối với nền kinh tế sẽ tăng lên đáng kể [30].
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để đánh giá chi
phí điều trị gãy xương liên quan đến loãng xương. Trong đó chi phí trực tiếp
chiếm đến 99% tổng chi phí điều trị [13]. Tuy nhiên chất lượng cuộc sống sau
gãy xương của bệnh nhân bị ảnh hưởng, và chi phí vô hình do bệnh gây nên
ước tính còn lớn gấp nhiều lần chi phí trực tiếp [13]. Chính vì vậy ngoài ước
tính chi phí điều trị còn cần thiết phải ước tính chất lượng cuộc sống để có thể
đánh giá toàn bộ gánh nặng do bệnh gây nên. Ở Việt Nam quy mô loãng
xương và gãy xương liên quan đến loãng xương tương đương với các nước
Âu Mỹ [5] nhưng đánh giá về chi phí điều trị còn rất hạn chế. Chỉ có một
nghiên cứu ước tính chi phí điều trị trực tiếp gãy xương đùi, gãy xương cổ tay
đã được thực hiện. Tuy nhiên, số lượng mẫu nhỏ, nghiên cứu mới ước tính chi
phí y tế trực tiếp, chưa tính đến chi phí trực tiếp phi y tế, chi phí gián tiếp [4].
Vì thế chúng tui tiến hành nghiên cứu: “Ước tính chi phí điều trị gãy
xương liên quan đến loãng xương và chất lượng cuộc sống sau gãy xương
ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên” với các mục tiêu:
Mục tiêu 1: Ước tính chi phí điều trị gãy xương liên quan đến loãng
xương ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà
Nội trong thời gian từ 1/2014 - 6/2015.
Mục tiêu 2: Ước tính hệ số chất lượng cuộc sống sau gãy xương ở bệnh
nhân gãy xương liên quan đến loãng xương từ 40 tuổi trở lên tại một số bệnh
viện trên địa bàn Hà Nội trong thời gian từ 1/2015 - 8/2015.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách quyết định
trong việc phân bổ nguồn lực một cách hợp lý trong điều kiện hạn hẹp về
nguồn lực tài chính y tế hiện nay. Ngoài ra, nghiên cứu còn cung cấp thông
tin, bổ sung dữ liệu đầu vào cho các nghiên cứu về đánh giá chi phí - hiệu quả
của các phác đồ điều trị loãng xương và phòng ngừa gãy xương liên quan đến
loãng xương.
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Đại cương gãy xương
1.1.1. Khái niệm, chẩn đoán gãy xương
Gãy xương là sự phá huỷ đột ngột các cấu trúc bên trong của xương do
nguyên nhân cơ học, do đó gây ra sự gián đoạn về truyền lực qua xương [6] .
Gãy xương là tình trạng thương tổn làm mất tính liên tục của xương do
nguyên nhân chấn thương hay do bệnh lý [3].
Gãy xương được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng như
đau tại chỗ gãy, bất lực vận động chi, chi bị cong, vẹo cột sống. Chẩn đoán
chính xác gãy xương dựa trên hình ảnh X quang [3].
1.1.2. Gãy xương ở người lớn tuổi
Nghiên cứu tổng hợp số liệu từ 27 quốc gia châu Âu năm 2010 với đối
tượng từ 50 tuổi trở lên cho thấy tổng số 3.492.058 ca gãy xương xảy ra,
tương đương 9.560 ca mỗi ngày [31]. Ở châu Á ước tính đến năm 2025 có
khoảng 3,94 triệu ca gãy xương đùi, chiếm hơn 50% tổng số ca gãy xương đùi
trên toàn thế giới trong khi năm 1990 tỉ lệ này mới chỉ là 1/3 [25]. Một nghiên
cứu tại Cardiff, Wales thu được kết quả tỉ lệ gãy xương là 235/10.000 đối với
phụ nữ và 188/10.000 đối với nam giới hàng năm [37]. Tại Việt Nam, tuy
chưa có dữ liệu đầy đủ về quy mô gãy xương nhưng đã có nghiên cứu cho
thấy cứ 10 phụ nữ trên 50 tuổi thì có 2 đến 3 người có dấu hiệu gãy xương đốt
sống. Ở phụ nữ trên 70 tỉ lệ gãy xương đốt sống có thể lên đến 40% [33]. Đối
với người lớn tuổi gãy xương dễ dàng xảy ra sau một chấn thương nhẹ như
ngã thấp hơn tư thế đứng. Tuổi càng cao, nguy cơ ngã càng tăng. 1/3 những
người từ 65 tuổi trở lên bị ngã mỗi năm [67]. Theo một nghiên cứu dịch tễ
học, trong các quần thể người da trắng, cứ 2 phụ nữ sống đến tuổi 85 thì có 1
người bị gãy xương, tỉ lệ này ở đàn ông là 1/3 [53]. Tần suất này tương đương
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
ĐẶT VẤN ĐỀ
Y học phát triển giúp nâng cao sức khỏe và tuổi thọ con người. Tuy
nhiên tuổi thọ trung bình tăng lên cùng với đó là tình trạng già hóa dân số,
khiến cho con người phải đương đầu với 1 loạt bệnh lý liên tuổi già như tim
mạch, xương khớp, thần kinh, chuyển hóa…
Gãy xương liên quan đến loãng xương là một trong những bệnh phổ
biến đối với người lớn tuổi đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Ở các nước phát
triển, nguy cơ gãy xương đối với phụ nữ lên đến 40% [74]. Ước tính 26% số
ca gãy xương đùi xảy ra ở châu Á tại thời điểm năm 1990, tỉ lệ này có xu
hướng tăng lên 37% vào năm 2025 và 45% vào năm 2050 [30]. Gãy xương là
hệ quả lớn nhất của loãng xương, loãng xương lại là vấn đề mang tính toàn
cầu, được xem là một “bệnh dịch âm thầm” lan rộng khắp thế giới, ngày càng
có xu hướng gia tăng. Gãy xương liên quan đến loãng xương là một gánh
nặng lớn đối với cá nhân và toàn xã hội trên khắp thế giới, không chỉ là
gánh nặng bệnh tật mà còn là gánh nặng kinh tế. Tỉ lệ gãy xương ở châu Á
ngày càng tăng, tác động đối với nền kinh tế sẽ tăng lên đáng kể [30].
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để đánh giá chi
phí điều trị gãy xương liên quan đến loãng xương. Trong đó chi phí trực tiếp
chiếm đến 99% tổng chi phí điều trị [13]. Tuy nhiên chất lượng cuộc sống sau
gãy xương của bệnh nhân bị ảnh hưởng, và chi phí vô hình do bệnh gây nên
ước tính còn lớn gấp nhiều lần chi phí trực tiếp [13]. Chính vì vậy ngoài ước
tính chi phí điều trị còn cần thiết phải ước tính chất lượng cuộc sống để có thể
đánh giá toàn bộ gánh nặng do bệnh gây nên. Ở Việt Nam quy mô loãng
xương và gãy xương liên quan đến loãng xương tương đương với các nước
Âu Mỹ [5] nhưng đánh giá về chi phí điều trị còn rất hạn chế. Chỉ có một
nghiên cứu ước tính chi phí điều trị trực tiếp gãy xương đùi, gãy xương cổ tay
đã được thực hiện. Tuy nhiên, số lượng mẫu nhỏ, nghiên cứu mới ước tính chi
phí y tế trực tiếp, chưa tính đến chi phí trực tiếp phi y tế, chi phí gián tiếp [4].
Vì thế chúng tui tiến hành nghiên cứu: “Ước tính chi phí điều trị gãy
xương liên quan đến loãng xương và chất lượng cuộc sống sau gãy xương
ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên” với các mục tiêu:
Mục tiêu 1: Ước tính chi phí điều trị gãy xương liên quan đến loãng
xương ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà
Nội trong thời gian từ 1/2014 - 6/2015.
Mục tiêu 2: Ước tính hệ số chất lượng cuộc sống sau gãy xương ở bệnh
nhân gãy xương liên quan đến loãng xương từ 40 tuổi trở lên tại một số bệnh
viện trên địa bàn Hà Nội trong thời gian từ 1/2015 - 8/2015.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách quyết định
trong việc phân bổ nguồn lực một cách hợp lý trong điều kiện hạn hẹp về
nguồn lực tài chính y tế hiện nay. Ngoài ra, nghiên cứu còn cung cấp thông
tin, bổ sung dữ liệu đầu vào cho các nghiên cứu về đánh giá chi phí - hiệu quả
của các phác đồ điều trị loãng xương và phòng ngừa gãy xương liên quan đến
loãng xương.
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Đại cương gãy xương
1.1.1. Khái niệm, chẩn đoán gãy xương
Gãy xương là sự phá huỷ đột ngột các cấu trúc bên trong của xương do
nguyên nhân cơ học, do đó gây ra sự gián đoạn về truyền lực qua xương [6] .
Gãy xương là tình trạng thương tổn làm mất tính liên tục của xương do
nguyên nhân chấn thương hay do bệnh lý [3].
Gãy xương được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng như
đau tại chỗ gãy, bất lực vận động chi, chi bị cong, vẹo cột sống. Chẩn đoán
chính xác gãy xương dựa trên hình ảnh X quang [3].
1.1.2. Gãy xương ở người lớn tuổi
Nghiên cứu tổng hợp số liệu từ 27 quốc gia châu Âu năm 2010 với đối
tượng từ 50 tuổi trở lên cho thấy tổng số 3.492.058 ca gãy xương xảy ra,
tương đương 9.560 ca mỗi ngày [31]. Ở châu Á ước tính đến năm 2025 có
khoảng 3,94 triệu ca gãy xương đùi, chiếm hơn 50% tổng số ca gãy xương đùi
trên toàn thế giới trong khi năm 1990 tỉ lệ này mới chỉ là 1/3 [25]. Một nghiên
cứu tại Cardiff, Wales thu được kết quả tỉ lệ gãy xương là 235/10.000 đối với
phụ nữ và 188/10.000 đối với nam giới hàng năm [37]. Tại Việt Nam, tuy
chưa có dữ liệu đầy đủ về quy mô gãy xương nhưng đã có nghiên cứu cho
thấy cứ 10 phụ nữ trên 50 tuổi thì có 2 đến 3 người có dấu hiệu gãy xương đốt
sống. Ở phụ nữ trên 70 tỉ lệ gãy xương đốt sống có thể lên đến 40% [33]. Đối
với người lớn tuổi gãy xương dễ dàng xảy ra sau một chấn thương nhẹ như
ngã thấp hơn tư thế đứng. Tuổi càng cao, nguy cơ ngã càng tăng. 1/3 những
người từ 65 tuổi trở lên bị ngã mỗi năm [67]. Theo một nghiên cứu dịch tễ
học, trong các quần thể người da trắng, cứ 2 phụ nữ sống đến tuổi 85 thì có 1
người bị gãy xương, tỉ lệ này ở đàn ông là 1/3 [53]. Tần suất này tương đương
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links