Từ xa xưa, trà (hay chè) đã được biết đến không chỉ như một thứ nước giải khát thông dụng, bồi bổ sức khỏe mà còn có tác dụng chữa và ngăn ngừa một số lọai bệnh.

Trước đây, nguyên liệu dùng để chế biến trà chủ yếu lấy từ cây chè. Chúng ta hay gọi nôm na lọai trà nấu từ lá chè tươi là trà xanh, lọai lá trà đã qua chế biến là trà đen. Song, tùy thuộc vào từng vùng khí hậu (nhiệt đới, ôn đới…), miền thổ nhưỡng (chất liệu đất), cách chăm sóc, cách thu hái, chế biến (phương pháp sao tẩm, các lọai hương liệu dùng để ướp…) mà người ta chia trà ra nhiều lọai khác nhau. Ví dụ như trà ướp sen thì gọi là trà sen, ướp lài thì gọi trà lài, trà được sao chế từ những búp non là trà búp…Ở Trung Quốc có một lọai trà chỉ lấy những cái nõn mới nhú của cây trà để chế ra một thứ trà tiến vua gọi là trà Long tĩnh.

Chất lượng cây chè tùy thuộc rất nhiều vào vùng đất. Từ đó mà có những lọai trà nổi tiếng thế giới như Trung Quốc có trà Tân Cương, Liên Xô (cũ) có trà xanh Gruzia, Ấn Độ với trà đen…Ở Việt Nam, Miền Bắc là trà Thái Nguyên, trà Phú Thọ, Miền Nam có trà Đà Lạt, trà Bảo Lộc …

Cùng với sự phát triển và hội nhập rộng rãi kinh tế xã hội, ngành chế biến trà trong nước và thế giới cũng bung ra với những bước tiến ào ạt về số lượng và chất lượng. Khái niệm về trà hiện nay không còn bó hẹp trong phạm vi các lọai trà chế biến từ cây chè.

Nhiều lòai thảo dược được trưng dụng để bổ sung vào danh sách các lọai trà đang có mặt trên thị trường. Có thể ai đó phàn nàn rằng, mấy thứ cây cỏ đó làm lệch khái niệm tinh khiết của trà; rằng, đã là trà thì chỉ có thể được chế biến từ cây chè. Song, với định nghĩa, trà là thứ sản phẩm dùng để giải khát và chữa bệnh thì bất cứ thứ gì na ná đều có thể gọi là trà. Do vậy, thị trường trà đang nở rộ với vô số loại trà thảo dược uống liền : trà Atiso, trà khổ qua, trà cỏ ngọt, trà trái nhàu, trà linh chi, trà dây, trà đắng v.v…

Theo quảng cáo trên bao bì sản phẩm, lọai nào cũng rất tốt cho sức khỏe và có công dụng chữa bệnh: trà đắng nhuận gan, trà khổ qua mát phổi, trà dây giảm béo, trà cỏ ngọt tốt cho người bị bệnh tiểu đường, trà linh chi hạ cholesterol trong máu v.v…Ai có dịp sang Trung Quốc sẽ được thưởng thức trà hoa cúc, trà sinh thái, trà ô long v.v…, thứ nào cũng được nhà sản xuất quảng cáo là ngăn ngừa bệnh tật, đẹp da, kéo dài tuổi thọ…

Lọai trà Long tĩnh không chỉ pha nước uống mà còn dùng để nấu canh gà, canh tôm, xào trứng…là những món ăn rất bổ dưỡng. Nếu ngâm với sơn tra, nhân trần thì sẽ thành lọai thuốc dùng cho người cao huyết áp. hay món canh từ trà hoa tam thất giúp những phụ nữ mới sinh mau lại sức, rượu ngâm trà hoa tam thất thì dành cho người ốm yếu, suy nhược cơ thể …

Phần bã trà sau khi pha nước được tận dụng làm phân bón rất tốt cho cây, hoa cảnh, đặc biệt là hoa phong lan. Người Trung Quốc còn dùng bã trà khô làm gối, với tác dụng an thần, tạo giấc ngủ ngon và sâu hơn. Lọai bã trà Long tĩnh thì được nghiền nhỏ, trộn đường, làm thành một lọai kẹo trà có mùi vị thơm ngon, bùi và béo như kẹo vừng.

Lại nữa, do công việc bận rộn, nhiều người không có thời gian để pha, đợi cho trà ngấm. Thế là nhà sản xuất nghĩ ra cách chế biến các lọai trà có thể uống liền mà không cần qua các công đọan pha chế rườm rà. Có hai lọai trà uống liền mang tính đột phá trong phong cách dùng trà: Trà túi lọc và trà hòa tan.

Như tên gọi, trà túi lọc là lọai trà đen xay thành bột, đựng trong những cái túi nhỏ. Riêng việc tìm ra công thức chế biến lọai túi này cũng mất nhiều công sức. Túi lọc phải giữ được hương vị trà, phải chống ẩm, chống mốc, chống thẩm thấu cho trà và hương liệu, lại phải bảo đảm an tòan thực phẩm. Với chức năng “lọc”, khi pha, chỉ có trà tan vào nước, còn bã trà vẫn giữ nguyên trong túi. Mỗi túi trà có khối lượng 5 g, đủ cho một ly 100 – 200 ml, tùy khẩu vị từng người. Hiện nay trên thị trường, ngòai trà Lipton nhãn vàng nổi tiếng, các lọai trà thảo dược khác như actiso, trà thanh nhiệt, trà linh chi v.v…đều là lọai trà túi.

Lọai thứ hai là trà hòa tan: Trà được xay thành bột, tinh chiết, lọai bỏ chất không tan rồi sấy khô, tẩm ướp hương liệu, chất bảo quản, chất tạo vị…Mỗi gói trà có khối lượng từ 10 - 20 g. Thêm vào 100 – 200 ml nước sôi là có một ly trà : Trà chanh, trà gừng, trà xanh, trà chanh dây v.v…Tùy theo sở thích, khách hàng có thể chọn lọai trà có đường hay không đường, trà nguyên chất hay ướp hương liệu, trà chanh hay trà thường v.v.

Ngòai ra, còn có trà giải cảm, trà thanh nhiệt, trà hà thủ ô… gồm một số vị thuốc nam thông dụng, có tác dụng chữa bệnh : trà giải cảm để giải cảm, trà thanh nhiệt hạ huyết áp, trà hà thủ ô làm đen tóc, bổ thận tráng dương ….

Để thỏa mãn thị hiếu khách hàng, cùng một lọai nguyên liệu, nhà sản xuất có thể đưa ra nhiều lọai sản phẩm trà khác nhau. Ví dụ như trà actiso có hơn 10 lọai : trà hòa tan, trà túi lọc, trà bông actisô, trà rễ, trà khúc lát….Khối lượng, kiểu đóng gói, bao bì, mẫu mã, phầm cấp …cũng đa dạng và phong phú.

Thật là tiện lợi.
 

ductri_9a1

New Member
Nước trà là loại nước được nhiều người ưa thích, vừa là nước giải khát, giải nhiệt giúp ra mồ hôi lại vừa bổ sung nước cho cơ thể. Có thể dùng trà tươi (chè xanh) hay trà khô để hãm nước.



Ngoài tác dụng làm nước uống, nếu kết hợp uống trà với các vị thuốc (gọi là trà thuốc) còn có tác dụng phòng và chữa bệnh rất hiệu quả.
Trà gừng
Lấy 7g lá chè, 10 lát gừng tươi bỏ vỏ, đun sôi uống sau bữa ăn để giải cảm, ra mồ hôi, chữa cảm lạnh, cảm cúm, ho kéo dài và tăng huyết áp.
Trà gừng còn chữa viêm họng, lợi phế, dễ uống, thơm và ngọt giọng. Theo Đông y, gừng tươi (sinh khương) có vị cay tính ôn đi vào 3 kinh: phế, tỳ và vị.
Trà muối
Lấy 3g lá chè, 1g muối ăn hãm trong nước sôi uống nóng, tác dụng làm sáng mắt, thanh nhiệt, tiêu viêm...
Về mùa hè nên uống thường xuyên để phòng chứng rối loạn điện giải vì ra nhiều mồ hôi. Muối có vị mặn, tính hàn, không độc đi vào 3 kinh: Thận, tâm và tỳ.
Những người làm việc trong văn phòng, ít mất mồ hôi thì chỉ dùng lượng muối bằng nửa (0,5g), người tăng huyết áp không nên dùng.
Trà đường
Lấy 15g chè xanh, 60g đường trắng hãm với 2 bát nước đun sôi sau đó để ngoài trời qua đêm (dùng miếng gạc đậy kín). Sáng sớm hôm sau uống hết, tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, chữa bế kinh hay rối loạn kinh nguyệt.
Trà sơn tra
Lấy 10 miếng sơn tra giã nát đun sôi, chắt lấy nước để hãm với lá chè, uống thường xuyên sẽ giảm huyết áp, giảm mỡ máu, giảm béo. Ngoài ra còn trị được bệnh huyết áp cao, bệnh tim. Theo Đông y, sơn tra có vị chua ngọt, tính ôn đi vào 3 kinh: tỳ, vị và can.
Trà hành
Lấy 10g chè xanh, 10g bạch chỉ, 3 nhánh hành đun sôi, uống nóng. Chữa cảm cúm. Hành là vị thuốc rất thông dụng trong nhân dân. Hành có vị cay, tính bình, không độc. Hành làm cho thông dương hoạt huyết, an thai, sáng mắt, bổ ngũ tạng.
Trà gạo



Lấy 100g gạo, 6g lá chè rửa sạch, hãm với nước sôi trong 6 phút, lấy nước chè nấu cơm, mỗi ngày ăn một lần. Tác dụng điều hòa tiêu hóa tốt, chữa đầy bụng khó tiêu.
Trà tỏi
Lấy 1 củ tỏi giã nhỏ, 60g trà hãm với nước sôi uống cả ngày, uống trong 7 ngày. Tác dụng chữa bệnh ly amip mãn tính, thanh nhiệt giải độc, sát khuẩn thông khiếu, long đờm. Tỏi có vị cay tính ôn đi vào 2 kinh can và vị.
Trà hoa cúc
Lấy 9g lá chè xanh, 6g hoa cúc trắng hãm với nước sôi uống nguội. Tác dụng bổ gan, sáng mắt, chữa đau đầu, đau mắt đỏ, tăng huyết áp. Hoa cúc có vị cay, tê, nóng. Vị thuốc hay dùng trong dân gian từ lâu đời.
Trà mật ong
Cho lá chè vào túi vải đổ nước sôi hãm cho chè ngấm, hòa một thìa mật ong vào một cốc nước chè mỗi lần ngậm 3 phút rồi mới nuốt. Tác dụng chữa bệnh viêm họng, tưa lưỡi, viêm lợi, viêm chân răng.
Trên đây là những loại trà thuốc có tác dụng phòng và chữa bệnh thông thường rất thuận lợi.
Theo Sức khoẻ & Đời sống
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Chiết xuất polyphenol từ lá chè xanh Việt Nam, đánh giá tác dụng của bột polyphenol trên sự rối loạn chuyển hoá lipid ở thỏ uống cholesterol và trạng thái chống oxy hoá ở thỏ bị chiếu xạ Tài liệu chưa phân loại 3
K Uống nước chè xanh cho thêm gừng tươi có tốt? Ẩm thực 1
D Nghiên cứu sản xuất nước uống từ whey và sữa đậu nành Nông Lâm Thủy sản 0
D Tối ưu hóa điều kiện lên men lactic trong sản xuất nước uống lên men lactic từ gạo lứt Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp để quản lý cầu dịch vụ ăn uống trong các nhà hàng bình dân trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 1
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích ngành đồ uống nước giải khát Doanh nghiệp Suntory Pesico Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
E Nâng cao quy trình phục vụ ăn uống tại nhà hàng khách sạn Tam Kỳ Luận văn Kinh tế 2
N Hoàn thiện quy trình phục vụ ăn uống khách lẻ nội địa tại nhà hàng khách sạn Thu Bồn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top