Download miễn phí Luận văn Vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước hiện nay





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LĐ, QL CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM 12
1.1. Khái niệm 12
1.2. Tiếp cận quyền con người trong nghiên cứu trẻ em và các lý thuyết nghiên cứu vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em 14
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quyền trẻ em và vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em 21
Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ HIỆN NAY 30
2.1. Vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở ở huyện Đồng Phú trong việc thực hiện quyền trẻ em 30
2.2. Tình hình thực hiện quyền trẻ em ở huyện Đồng Phú 56
Chương 3: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP 74
3.1. Các nhân tố tác động tới vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở ở huyện Đồng Phú trong việc thực hiện quyền trẻ em 74
3.2. Xu hướng biến đổi vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở ở huyện Đồng Phú trong việc thực hiện quyền trẻ em và một số kiến nghị về giải pháp 97
KẾT LUẬN 111
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
PHỤ LỤC 123
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Nhưng đó chủ yếu là các đề xuất về biện pháp thực hiện tốt quyền trẻ em với những biện pháp mà ai cũng biết.
Vấn đề đặt ra ở đây là, cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở đề xuất chính sách như thế nào, khi mà chỉ có 65,4% cán bộ thường xuyên tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và bài học kinh nghiệm trong công tác BV, CS&GD trẻ em, có đến 31,1% chỉ tiến hành khi có yêu cầu và 1,3% cho biết không tổ chức. Trong khi đó, tổng kết rút kinh nghiệm là một khâu không thể thiếu trong tổ chức thực tiễn, giúp cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở rút kinh nghiệm những gì đã làm, phát hiện những nhân tố mới, những thành công để tham mưu phát huy, nhân rộng, hạn chế những thiếu sót, bất cập trong quá trình thực hiện quyền trẻ em.
“Nghị quyết thì có triển khai nhưng đánh giá kết quả thì chưa tốt lắm. Triển khai không đồng bộ, chưa đâu vào đâu cho dù Chỉ thị 55 làm cũng kỹ, đây là một tiêu chí kiểm tra công tác chuyên môn của xã” (PVS, nguyên lãnh đạo ủy ban DS-GĐ&TE huyện).
Chưa làm tốt việc tổng kết rút kinh nghiệm, cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở cũng chưa có sáng kiến trong công tác BV, CS&GD trẻ em (chiếm 51,4%). Với 48,6% cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở cho biết có sáng kiến, nhưng đó là: phối kết hợp tuyên truyền giáo dục cộng đồng khu dân cư, gia đình, nhà trường; tổ chức các ngày lễ cho trẻ em được vui chơi, vận động gia đình đưa trẻ em đến trường; ổn định tổ chức, cán bộ chuyên môn; phối hợp trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong quá trình thực hiện quyền trẻ em; biểu dương kịp thời hành động tốt; phê phán hành động bạo hành gia đình; nắm bắt thông tin để kịp thời giúp đỡ, động viên và báo cáo với cấp trên có thẩm quyền giúp đỡ... Đây chưa phải là những sáng kiến, mà chỉ là những công việc cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở phải thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Không có sáng kiến, sáng tạo trong công tác thì cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở khó có thể có những cách làm, mô hình hay để đề xuất lên cấp trên nhân rộng, hoàn thiện chính sách.
Nhận xét tình hình thực hiện 5 vai trò của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở ở huyện Đồng Phú trong việc thực hiện quyền trẻ em:
Cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở đã làm tốt vai trò lồng ghép, phối hợp, tổ chức thực hiện quyền trẻ em. Cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở tham gia khá tích cực trong việc tuyên truyền, vận động thực hiện quyền trẻ em, nhưng chỉ 50% cán bộ tuyên truyền quyền trẻ em. Cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở vận động nhân dân giáo dục trẻ em nhiều hơn là chăm sóc sức khoẻ. Cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở làm tốt vai trò xử lý tình huống. Nhưng vẫn còn một số trường hợp vi phạm quyền trẻ em, không thực hiện tốt quyền trẻ em cán bộ không phải là người phát hiện đầu tiên. Cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở cũng khá sâu sát trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án, chương trình BV, CS&GD trẻ em và công tác của cán bộ chuyên trách. Quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện tốt. Nhưng so với các vai trò trên, vai trò đề xuất chính sách, giải pháp chưa được cán bộ thực hiện tích cực.
Có sự khác nhau giữa cán bộ ở các chức vụ và khối công tác khác nhau trong việc thực hiện quyền trẻ em. Cán bộ khối chính quyền và khối Mặt trận, đoàn thể tham gia nhiều nhất trong công tác BV, CS&GD trẻ em ở cơ sở, tiếp đến là cán bộ khối Đảng, cuối cùng là cán bộ các tổ chức xã hội. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở, cán bộ lãnh đạo Mặt trận, đoàn thể, các tổ chức xã hội và cán bộ thương binh - xã hội là người tham gia nhiều nhất trong các hoạt động tuyên truyền và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền trẻ em. Nhân dân không đánh giá cao việc phát huy vai trò của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em như đánh giá của chính cán bộ. Có những hoạt động cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở không tổ chức thực hiện tốt như mong muốn của nhân dân, nhưng cũng có trường hợp cán bộ đã thực hiện tốt kỳ vọng của nhân dân. Về cơ bản, nhân dân ghi nhận và đánh giá cao vai trò của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em với 33,6% đánh giá phát huy tốt, 35,0% khá ở nhóm cha mẹ; 22,4% tốt và 53,7% khá ở nhóm giáo viên.
2.2. TìNH HìNH THựC HIệN QUYềN TRẻ EM ở HUYệN ĐồNG PHú
2.2.1. Sự hiểu biết của nhân dân về quyền trẻ em
Phần lớn nhân dân (giáo viên, cha mẹ và trẻ em) được khảo sát đều đã nghe đến Công ước quốc tế về quyền trẻ em (97,3% giáo viên, 90,7% cha mẹ và 91,9% trẻ em). Nhưng phần lớn mới biết sơ qua nội dung của Công ước này, chỉ có 23,9% giáo viên, 24,5% cha mẹ và 17,7% trẻ em biết rất rõ; có 3,5% cha mẹ không biết gì, tỷ lệ này ở trẻ em là 10,2%.
Phần lớn nhân dân quan niệm quyền trẻ em là những quy định mà Nhà nước, cộng đồng xã hội, gia đình có bổn phận, nghĩa vụ phải thực hiện, bảo vệ; là những gì các em được hưởng để có điều kiện phát triển toàn diện; quyền trẻ em phù hợp với việc BV, CS&GD trẻ em hiện nay. Đây là những nhận thức hết sức đúng đắn, nhưng nhận thức đó chưa đầy đủ và toàn diện khi mà số cha mẹ và giáo viên coi quyền trẻ em là một bộ phận của quyền con người còn thấp. Đáng chú ý, có rất ít cha mẹ và giáo viên ở Đồng Phú nhận thức được rằng trẻ em vừa có quyền vừa có nghĩa vụ.
các quyền trẻ em trong Công ước quốc tế được nhân dân nhận thức đúng có tỷ lệ cao là: quyền được có họ tên và quốc tịch; được nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi, sinh hoạt văn hóa; được giáo dục; được sống chung với cha mẹ. Nhưng quyền được bảo vệ đời tư, được tự do biểu đạt, được tiếp xúc thông tin nhiều nguồn, được tự do kết giao và hội họp hoà bình được nhân dân nhận thức đúng chiếm tỷ lệ thấp nhất.
Bảng 2.4: Nhận thức đúng của nhân dân về các quyền trẻ em trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em
Nhận thức đúng của từng nhóm đối tượng
Các quyền trẻ em
Trẻ em
Giáo viên
Cha mẹ
1. Được sống và phát triển
95,3
89,1%
77,7%
2. Được có họ tên và quốc tịch
98,6
95,2%
85,1%
3. Được giữ gìn bản sắc
58,1
49,7%
50,7%
4. Được sống với cha mẹ
91,2
91,8%
85,8%
5. Được đoàn tụ gia đình
68,9
70,1%
72,3%
6. Được tự do biểu đạt
62,8
61,2%
48,0%
7. Được giáo dục
95,3%
93,2%
83,8%
8. Được hưởng an toàn xã hội
68,9%
61,2%
58,8%
9. Được bảo vệ đời tư
41,9%
51,0%
55,4%
10. Được nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi, sinh hoạt văn hóa
95,3%
95,2%
87,8%
11. Được bảo vệ khỏi bị bóc lột kinh tế và các công việc nguy hiểm, độc hại
76,4%
85,7%
77,7%
12. Được phục hồi về thể chất, tâm lý và tái hoà nhập cộng đồng
68,9%
72,1%
68,9%
13. Được tự do kết giao và hội họp hoà bình
49,3%
46,3%
41,2%
14. Được chăm sóc sức khoẻ và hưởng các dịch vụ chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ
85,8%
87,8%
81,1%
15. Được tiếp xúc thông tin nhiều nguồn
56,1%
46,9%
50,7%
Nguồn: Tác giả tự khảo sát.
Quyền trẻ em trong Luật BV, CS&GD trẻ em được nhân dân nhận thức đúng cao nhất là các quyền: được khai sinh và có quốc tịch; được học tập; được chăm sóc, nuôi dưỡng; được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự; được sống chung với cha mẹ. Nhưng lạ...
 
Tags: Đề cương giám sát trách nhiệm của cá nhân cán bộ lãnh đạo quản lý trong việc thực hiện quy chế làm việc, hoạt động lãnh đạo quăn lý ở cơ sở, động lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở tại trường học, Dùng người trong công tác cán bộ ở cấp cơ sở hiện nay, cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở là những ai quy định ở đâu, vai trò của lãnh đạo và quản lý trung tâm học tập cộng đồng, HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ Ở CƠ SỞ, Tăng cường nhận thức cho cán bộ giáo viên cha mẹ trẻ và cộng đồng học tập nghị quyết, Hoạt động lãnh đạo quản lý ở cơ sở, vai trò của người lãnh đạo quản lý trong việc thực hiện dự án, trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở trong thực hiện Nghị quyết 35, - Vai trò của hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cơ sở? Giải pháp phát huy vai trò của hoạt động lãnh đạo, quản lý., Phát huy vai trò của xã hội học trong công tác lãnh đạo quản lý ở đại phương, Nội dung chủ yếu của hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở, mở đầu lãnh đạo quản lý ở cơ sở, vai trò của cán bộ trong quản lý kinh tế, vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở, vai trò lãnh đạo, quản lí ở cơ sở hiện nay, đánh giá vai trò lãnh đạo quản lý ở cơ sở

Các chủ đề có liên quan khác

Top