hangnga3138768
New Member
Download miễn phí Đề tài Vai trò của gia đình trong hoạt động giáo dục tri thức cho trẻ em (Qua khảo sát tại địa bàn xã Tân Lập - Huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La)
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được tăng cường, các chương trình y tế quốc gia được thực hiện nghiêm túc. Mạng lưới y tế từ xã đến bản được củng cố, việc sơ cứu, cấp cứu tại trạm xá xã được quan tâm, công tác vệ sinh phòng bệnh được chú trọng. Trong những năm qua toàn xã không có dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác truyền thông dân số và kế hoạch hoá gia đình có tiến bộ. Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đều tích cực thực hiện tốt các biện pháp tránh thai do vậy tỷ lệ tăng dân số của xã Tân Lập trong những năm qua giảm.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-de_tai_vai_tro_cua_gia_dinh_trong_hoat_dong_giao_d.f6KaNYS7Xz.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-57073/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ào và bất cứ nền văn hoá nào, cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi. Và sự biến đổi đó trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn, và điều này làm cho ta nhận thấy sự bíên đổi đó không còn là mới mẻ, nó sẽ trở nên dường như chuyện thường ngày. Có nhiều quan niệm về sự biến đổi xã hội. Một cách hiểu rộng nhất, cho đó là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội hay một nếp sống có trước. Trong một phạm vi hẹp hơn, người ta cho rằng sự biến đổi xã hội được đề cập đến sự biến đổi về cấu trúc xã hội (hay tổ chức của xã hội nào đó) mà sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn thành viên của một xã hội. Còn những biến đổi chỉ tác động đến một số ít cá nhân thì ít được các nhà xã hội học quan tâm, chú ý.Biến đổi xã hội là một quá trình quá đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian.
* Thao tác hoá khái niệm:
+ Khái niệm gia đình
+ Khái niệm giáo dục
+ Khái niệm vai trò.
* Tổng quan những vấn đề nghiên cứu.
Vấn đề xã hội chính là vấn đề khách quan tồn tại ngoài ý muốn con người. Theo Baker: vấn đề xã hội là những cái rắc rối mà chúng ta gặp trong cuộc sống.
Trước sự tác động về biến đổi kinh tế, xã hội, con người phải không ngừng nâng cao tri thức, và giáo dục trở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và mọi gia đình. Ngoài sự giáo dục về nhân cách, lối sống, giáo dục tri thức cùng giữ vai trò quan trọng để hình thành một con người có ích cho xã hội. Và ngoài sự giáo dục của nhà trường, gia đình cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc giáo dục tri thức cho trẻ em.
* Phương pháp nghiên cứu.
- Phân tích tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
+ Phỏng vấn bảng hỏi
+ Phỏng vấn sâu
- Giả thuyết nghiên cứu.
- Trẻ em đến độ tuổi đi học được đi học đầy đủ.
- Trẻ em được đầu tư về cơ sở vật chất để đi học (sách vở, quần áo, tiền học...)
- Trẻ em được tạo điều kiện về thời gian cho việc học hành.
- Trẻ em được quan tâm giáo dục toàn diện về thể chất và tri thức
- Trẻ em được định hướng về trình độ học vấn (Trung học, cao đẳng, đại học...).
- Bình đẳng nam nữ trong giáo dục.
* Khung lý thuyết
Vai trò của gia đình
Giáo dục tri thức cho trẻ em
Cơ sở vật chất giáo dục
Định hướng bậc học
Đầu tư tiền học
Đầu tư thời gian
VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
- Về kinh tế
+ Sản xuất nông nghiệp:
Trong những năm qua, đảng bộ xã Tân Lập đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác khuyến nông, tuyên truyền trong cán bộ đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tác dụng của việc thâm canh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất, chủ động phối hợp với trạm khuyến nông của huyện, mở các lớp tập huấn về kỹ thuật cho nông dân, trong nhiệm kỳ xã đã mở được 17 lớp tập huấn kỹ thuật nông nghiệp cho 1720 lượt người, trong đó mở 8 lớp ở 8 điểm tái định cư cho 490 lượt người về công tác bảo vệ thực vật, chăm sóc lúa, ngô, chè; cải tạo ruộng đất; chăn nuôi bò sữa, cá, gà, lợn... để nhân dân biết kỹ thuật trồng, chăm sóc, và thâm canh đạt kết quả cao. Nhờ đó, từ một xã luôn thiếu đói về lương thực những năm trước đây nay đã có lương thực bán ra thị trường.
+ Sản xuất lâm nghiệp
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền các cấp, công tác giao đất, giao rừng đã được tiến hành rất sớm. Từ năm 2001 đến nay xã đã hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho 584 hộ, hàng năm đã triển khai hoàn thành kế hoạch trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán trong nhân dân theo chỉ tiêu được giao.
+ Thương mại, dịch vụ.
Trong những năm qua, hoạt động thương mại, dịch vụ của xã Tân Lập phát triển mạnh, mạng lưới kinh doanh dịch vụ được mở rộng đến khắp các bản vùng sâu, vùng xa, góp phần cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
Kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể và các thành phần kinh tế khác phát triển đã tạo thêm công ăn việc, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần vào việc tăng thu ngân sách cho địa phương.
- Về văn hoá - xã hội
+ Giáo dục
Công tác giáo dục được đảng bộ, chính quyền và nhân dân quan tâm, duy trì, củng cố và phát triển. Năm 1997 xã đã được công nhận hoàn thành phổ cập tiểu học, xoá mù chữ. Năm 2003 được công nhận hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và đến năm 2004 xã được công nhận hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Công tác xã hội hoá giáo dục được toàn thể nhân dân trong xã chăm lo.
+ Văn hoá thông tin
Trong 5 năm qua cấp ủy, chính quyền xã Tân Lập tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn xã, triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt, học tập NQTW 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Y tế
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được tăng cường, các chương trình y tế quốc gia được thực hiện nghiêm túc. Mạng lưới y tế từ xã đến bản được củng cố, việc sơ cứu, cấp cứu tại trạm xá xã được quan tâm, công tác vệ sinh phòng bệnh được chú trọng. Trong những năm qua toàn xã không có dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác truyền thông dân số và kế hoạch hoá gia đình có tiến bộ. Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đều tích cực thực hiện tốt các biện pháp tránh thai do vậy tỷ lệ tăng dân số của xã Tân Lập trong những năm qua giảm.
+ Về công tác xã hội
Trong 5 năm qua Tân Lập đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh mục tiêu xoá đói giảm nghèo, thông qua các dự án cho vay hỗ trợ việc làm, vay để đầu tư phát triển sản xuất. Thông qua các chương trình dự án và với sự giúp đỡ của chính quyền và các tổ chức đoàn thể cộng với sự cố gắng của từng hộ gia đình năm 2005 toàn xã không còn hộ đói, tỉ lệ hộ cùng kiệt giảm chỉ còn 8,3% giảm 1,4% so với năm 2000.
Công tác xã hội, công tác nhân thọ, từ thiện được quan tâm, đặc biệt là đối với các gia đình chính sách, các hộ nghèo, trẻ mồ côi, người tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa... được thường xuyên quan tâm, giúp đỡ.
Đời sống nhân dân các dân tộc trong xã từng bước được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Toàn xã có 1761 hộ gia đình được dùng điện lưới quốc gia, chiếm tỉ lệ 96% so với tổng số hộ trong xã. Có 1400 hộ được xem tivi chiếm tỉ lệ 78,1%. 20 hộ có điện thoại chiếm 1,1%. 775 hộ có đài catset, toàn bộ xã có 800 xe máy, 24 ô tô vận tải, 4 máy kéo, 150 máy cày tay.
- Về chính trị:
Đảng bộ đã tổ chức triển khai phổ biến, quán triệt học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước cho đảng viên và quần chúng nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức, quan điểm, lập trường tư tưởng, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Đảng Bộ đã xây dựng được quy chế...