haclong262
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
II. NỘI DUNG.
1. VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC NHẬN THỨC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI HIỆN NAY Ở VIỆT NAM.
Bình đẳng giới là một vấn đề không mới trong đời sống xã hội hiện nay nhưng không phải ai cũng có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Việc thực hiện bình đẳng giới phải đi từ nhận thức đến hành động, chính vì thế việc nhận thức những vấn đề liên quan đến bình đẳng giới là rất cần thiết. Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội; trong cuộc sống con người tham gia vào các hoạt động sống như lao động, học tập và từ đó hình thành nhân cách. Và gia đình chính là ngôi trường đầu tiên đào tạo, hình thành nhận thức của con người về mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó có bình đẳng giới. Gia đình có một vai trò quan trọng trong việc hình thành những nhận thức, thái độ về các quan hệ giới, đồng thời cũng là nơi diễn ra quá trình xã hội hoá cá nhân bởi vậy có thể nói rằng gia đình là một xã hội thu nhỏ. Mỗi một hành vi, một thái độ của mỗi thành viên trong gia đình về vấn đề bình đẳng giới đều được truyền từ đời này sang đời khác, nó cũng ăn sâu “thâm căn cố đế” vào tiềm thức của thế hệ sau, rất khó thay đổi. Chính vì vậy việc nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện và tiến tới bình đẳng giới thực chất. Trong công tác thực hiện bình đẳng giới chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của gia đình – tế bào của xã hội, trước hết đó là trong việc nhận thức về bình đẳng giới.
1.1. Gia đình có vai trò quan trọng giúp các thành viên trong gia đình nhận thức đúng đắn về các khái niệm của Luật bình đẳng giới.
Để nhận thức đúng về bình đẳng giới trước hết phải hiểu đúng các khái niệm liên quan đến nó như: giới, giới tính, vai trò giới...từ đó rút ra thái độ ứng xử của mình trong quan hệ giới. Luật bình đẳng giới năm 2006 đã đưa ra những khái niệm về giới, giới tính và bình đẳng giới tại khoản 1, 2, 3 Điều 5:
" 1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó."
Việc quy định chi tiết như trên là bước tiến quan trọng trong việc thực hiện bình đẳng giới bởi nó sẽ giúp ích rất lớn trong công tác tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới. Vấn đề đặt ra là gia đình Việt Nam ngày nay đã được trang bị đủ những kiến thức về bình đẳng giới hay chưa? Câu hỏi này rất khó trả lời bởi điều kiện kinh tế xã hội của chúng ta đã có sự thay đổi theo hướng tích cực nhưng vẫn còn nhiều vùng khó khăn ,đại bộ phận người dân chưa được trang bị những kiến thức nền tảng về sinh học, về giới và các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới.
Bất cứ ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Gia đình bao gồm những người sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp, có lợi ích kinh tế chung và có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống. Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người.
Trong mỗi gia đình vai trò của cha mẹ có vị trí quan trọng. Bên cạnh quan hệ cha mẹ - con cái còn có quan hệ vợ chồng. Đây là quan hệ cơ bản, đan xen giữa khía cạnh tự nhiên – sinh học, kinh tế và tâm lý đạo đức. Văn hóa trong gia đình nói chung, quan hệ vợ chồng nói riêng đều có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các thành viên trong gia đình. Bầu không khí tâm lý – đạo đức của gia đình tác động trực tiếp đến nếp nghĩ, lối sống của trẻ. Mọi xung khắc của các cá nhân trong gia đình, nhất là giữa bố và mẹ, đều ảnh hưởng đến con cái. Trong nếp nghĩ của trẻ nhỏ luôn lưu giữ hình dáng, lời ăn tiếng nói của cha mẹ.
Giáo dục con cái không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn có có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ.
Chính vì vậy, trong một gia đình mà người cha hay người mẹ hay cả hai có nhận thức đúng đắn về những vấn đề liên quan tới giới, giới tính, vai trò giới và đặc biệt là nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới trong cách đối xử với nhau và đối xử với con cái sẽ có những biểu hiện quan tâm, chia sẻ trong công việc, và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức của những đứa trẻ trong gia đình. Với kiến thức, những nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới thì tất yếu trong cách giáo dục, dạy con cái của họ sẽ ít nhiều thể hiện điều này. Chẳng hạn như đối xử với con trai và con gái như nhau trong việc thực hiện quyền học tập của chúng, trong phân công lao động trong gia đình, dạy các con phải biết giúp đỡ chia sẻ công việc với nhau không phân biệt trai gái…Hay với những kiến thức của mình về bình đẳng giới, những bậc cha mẹ có thể trực tiếp giáo dục cho con những kiến thức về giới, giới tính, cách hiểu đúng đắn về bình đẳng giới…
Tóm lại, tất cả những gì diễn ra trong gia đình, cách đối xử bình đẳng, sự quan tâm chia sẻ trong công việc giữa cha, mẹ với nhau; cách đối xử bình đẳng của cha mẹ đối với con trai, con gái; sự giúp đỡ, chia sẻ nhau trong công việc, học tập giữa các anh, chị, em trong gia đình; đặc biệt là sự giáo dục của cha, mẹ trong việc truyền đạt những kiến thức về bình đẳng giới cho con cái thì đều ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức của chúng.
1.2. Bên cạnh việc nhận thức đúng về các khái niệm liên quan đến bình đẳng giới, vai trò của gia đình trong việc nhận thức về bình đẳng giới còn thể hiện trong việc đẩy lùi, dần xoá bỏ những định kiến giới còn tồn tại trong xã hội.
nâng cao trình độ hiểu biết của mình tạo điều kiện để tham gia vào các hoạt động kinh tế góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình. Tuy vậy, hiện nay ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp những người phụ nữ có học vấn, có những nền tảng để tham gia vào hoạt động kinh tế khi còn độc thân, nhưng đến khi lập gia đình họ lại “an phận thủ thường” làm những công việc nội trợ chăm lo cho gia đình. Mặc dù hiện nay ngày càng có nhiều công cụ và các điều kiện giúp cho con người giảm nhẹ sức lao động, nhưng người phụ nữ ngoài việc tham gia công việc, đóng góp ngày càng cao vào thu nhập chung nhưng vẫn phải đảm nhiệm hầu hết các công việc trong cuộc sống gia đình.
Từ những trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình thì cần xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu mang tính tiêu cực. Vợ chồng trong gia đình cần có quyền lợi và nghĩa vụ ngang bằng nhau trong các hoạt động của gia đình có ý thức trách nhiệm thực hiện các quyền nghĩa vụ của họ một cách công bằng trên cơ sở chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau, tạo sự đồng thuận. Chính sự đồng thuận quan tâm này sẽ giúp cho gia đình được hạnh phúc, ổn định và bền vững. Điều này giúp cho người phụ nữ được san sẻ những công việc gia đình, giảm bớt những lo toan trong gia đình từ đó giúp cho người phụ nữ tham giam một cách tốt nhất vào hoạt động kinh tế. Thực hiện được điều này, một phần làm tăng vị thế của người phụ nữ trong hoạt động gia đình, mặt khác cũng góp phần đẩy mạnh công tác thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, từ đó khẳng định gia đình góp phần quan trong vào công tác thực hiện bình đẳng giới trên thực tế nói chung và lĩnh vực kinh tế nói riêng.
2.2.2. Trong lĩnh vực Chính trị.
Ngày nay mặc dù những định kiến giới vẫn còn tồn tại nhưng vị thế của người phụ nữ nói chung trong gia đình và xã hội đã được nâng cao lên so với trước. Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội đã có những chuyển biến tích cực, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã dần dần được khắc phục. Trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội địa vị của người phụ nữ đã dược nâng cao đáng kể. Tuy nhiên vấn đề bình đẳng giới trong xã hội nói chung và trong gia đình nói riêng vẫn còn gặp phải những thách thức mới. Trong điều kiện kinh tế đang dần dần thay đổi một cách nhanh chóng thì các chuẩn mực, giá trị văn hóa liên quan tới vai trò giới dường như biến chuyển rất chậm chạp. Tình trạng bất bình đẳng giới còn tồn tại trong một số những lĩnh vực, đặc biệt là trong gia đình. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tiến bộ của người phụ nữ trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực chính trị nói riêng. Hiện nay trong xã hội có rất nhiều người phụ nữ nắm giữ những cương vị quan trong trong bộ máy nhà nước nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ những người phụ nữ không thể tham gia đảm nhiệm những cương vị này vì lý do gia đình. Điều này dẫn tới sự bất bình đẳng đối với những người phụ nữ đã có gia đình.
Mặc dù phụ nữ Việt Nam tham gia vào hoạt động chính trị rất tích cực song cơ hội tiến thân của họ là rất ít. Một phần là do phụ nữ thiếu khả năng tiếp xúc với những cơ hội do những bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và đào tạo, trong việc tiếp nhận những thông tin, nguồn lực. Nhưng chủ yếu lo do những tác động từ phía gia đình khiến những người phụ nữ thiếu đi những yếu tố cần để tham gia vào hoạt động chính trị. Trong gia đình, tư tưởng đề cao vai trò của người đàn ông trong gia đình cũng như hạ thấp vị thế của người phụ nữ trong gia đình là khá phổ biến. Quan niệm chung của nhiều người là người chồng lãnh đạo là lẽ đương nhiên. Nhiều người cho rằng những việc nội trợ là nhẹ nhàng và không làm ra tiền, vì vậy mà ngượi đàn ông kiếm ra tiền do đó sẽ làm chủ gia đình. Với tư tưởng như vậy, người đàn ông đã vô tình tạo ra một rào cản khiến cho người phụ nữ không có quyền quyết định trong gia đình và từ đó không thể tham gia vào bất cứ một hoạt động nào kể cả hoạt động chính trị.
Vì vậy khi thực hiện bình đẳng giới trong gia đình sẽ tạo nền tảng giúp cho người phụ nữ có cơ hội tham gia vào các hoạt động chính trị, từ đó tự khẳng định vị thế vủa mình trong xã hội, đồng thời làm nổi bật vai trò của gia đình trong công tác thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực của cuộc sống nói chung và trong lĩnh vực chính trị nói riêng.
2.2.3. Trong lĩnh vực lao động.
Ở một số gia đình, khi có một công việc tốt mà chỉ được một người con trai hay con gái được làm, phần lớn gia đình sẽ có xu thế bảo con gái nhường con trai dù có thể người con gái có khả năng làm tốt hơn, phù hợp hơn với suy nghĩ con trai mới là người trụ cột nuôi sống gia đình, đây là một quan niệm sai lầm dẫn đến sự bất bình đẳng cho việc bình đẳng trong cơ hội việc làm. Mặt khác, thu nhập do lao động kiếm ra dù là của bất cứ thành viên nào kiếm ra cũng đều đáng coi trọng, không thể phân chia thu nhập của người này là quan trọng thu nhập của người kia là không quan trọng. Thậm chí, lao động trong gia đình cũng cần được coi trọng.
Khi các thành viên trong gia đình khi có nhận thức đúng đắn về các vấn đề bình đẳng sẽ góp phần tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình hiểu, thông cảm và chia sẻ công việc lao động trong gia đình để các thành viên có thời gian tham gia vào các công việc ngoài xã hội, giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình nói chung và bản thân thành viên đó nói riêng. Ngoài ra, các thành viên khi được gia đình mình tạo điều kiện sẽ có đủ khả năng để thể hiện mình năng lực của mình (đặc biệt là người phụ nữ), tạo nên sự bình đẳng giữa nam và nữ trong công việc. Sự khuyến khích và tạo điều kiện của gia đình có nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới sẽ tạo thêm động lực cho các thành viên lao động một cách tích cực hơn. Các thành viên trong những gia đình này sẽ hiểu rõ được quyền lợi cũng như cơ hội việc làm của mình. Không những vậy, khi họ tham gia quan hệ lao động với tư cách người quản lý cũng sẽ có thái độ đối xử bình đẳng hơn, tạo điều kiện để bình đẳng giới phát triển.
trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.
III. KẾT LUẬN.
Vai trò của gia đình trong giáo dục và thực hiện về bình đẳng giới là điều không thể phủ nhận, nếu biết kết hợp giữa một nền giáo dục tốt và ý thức cá nhân thì không bao xa chúng ta sẽ xây dựng được một xã hội bình đẳng, bác ái.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
II. NỘI DUNG.
1. VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC NHẬN THỨC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI HIỆN NAY Ở VIỆT NAM.
Bình đẳng giới là một vấn đề không mới trong đời sống xã hội hiện nay nhưng không phải ai cũng có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Việc thực hiện bình đẳng giới phải đi từ nhận thức đến hành động, chính vì thế việc nhận thức những vấn đề liên quan đến bình đẳng giới là rất cần thiết. Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội; trong cuộc sống con người tham gia vào các hoạt động sống như lao động, học tập và từ đó hình thành nhân cách. Và gia đình chính là ngôi trường đầu tiên đào tạo, hình thành nhận thức của con người về mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó có bình đẳng giới. Gia đình có một vai trò quan trọng trong việc hình thành những nhận thức, thái độ về các quan hệ giới, đồng thời cũng là nơi diễn ra quá trình xã hội hoá cá nhân bởi vậy có thể nói rằng gia đình là một xã hội thu nhỏ. Mỗi một hành vi, một thái độ của mỗi thành viên trong gia đình về vấn đề bình đẳng giới đều được truyền từ đời này sang đời khác, nó cũng ăn sâu “thâm căn cố đế” vào tiềm thức của thế hệ sau, rất khó thay đổi. Chính vì vậy việc nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện và tiến tới bình đẳng giới thực chất. Trong công tác thực hiện bình đẳng giới chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của gia đình – tế bào của xã hội, trước hết đó là trong việc nhận thức về bình đẳng giới.
1.1. Gia đình có vai trò quan trọng giúp các thành viên trong gia đình nhận thức đúng đắn về các khái niệm của Luật bình đẳng giới.
Để nhận thức đúng về bình đẳng giới trước hết phải hiểu đúng các khái niệm liên quan đến nó như: giới, giới tính, vai trò giới...từ đó rút ra thái độ ứng xử của mình trong quan hệ giới. Luật bình đẳng giới năm 2006 đã đưa ra những khái niệm về giới, giới tính và bình đẳng giới tại khoản 1, 2, 3 Điều 5:
" 1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó."
Việc quy định chi tiết như trên là bước tiến quan trọng trong việc thực hiện bình đẳng giới bởi nó sẽ giúp ích rất lớn trong công tác tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới. Vấn đề đặt ra là gia đình Việt Nam ngày nay đã được trang bị đủ những kiến thức về bình đẳng giới hay chưa? Câu hỏi này rất khó trả lời bởi điều kiện kinh tế xã hội của chúng ta đã có sự thay đổi theo hướng tích cực nhưng vẫn còn nhiều vùng khó khăn ,đại bộ phận người dân chưa được trang bị những kiến thức nền tảng về sinh học, về giới và các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới.
Bất cứ ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Gia đình bao gồm những người sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp, có lợi ích kinh tế chung và có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống. Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người.
Trong mỗi gia đình vai trò của cha mẹ có vị trí quan trọng. Bên cạnh quan hệ cha mẹ - con cái còn có quan hệ vợ chồng. Đây là quan hệ cơ bản, đan xen giữa khía cạnh tự nhiên – sinh học, kinh tế và tâm lý đạo đức. Văn hóa trong gia đình nói chung, quan hệ vợ chồng nói riêng đều có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các thành viên trong gia đình. Bầu không khí tâm lý – đạo đức của gia đình tác động trực tiếp đến nếp nghĩ, lối sống của trẻ. Mọi xung khắc của các cá nhân trong gia đình, nhất là giữa bố và mẹ, đều ảnh hưởng đến con cái. Trong nếp nghĩ của trẻ nhỏ luôn lưu giữ hình dáng, lời ăn tiếng nói của cha mẹ.
Giáo dục con cái không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn có có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ.
Chính vì vậy, trong một gia đình mà người cha hay người mẹ hay cả hai có nhận thức đúng đắn về những vấn đề liên quan tới giới, giới tính, vai trò giới và đặc biệt là nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới trong cách đối xử với nhau và đối xử với con cái sẽ có những biểu hiện quan tâm, chia sẻ trong công việc, và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức của những đứa trẻ trong gia đình. Với kiến thức, những nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới thì tất yếu trong cách giáo dục, dạy con cái của họ sẽ ít nhiều thể hiện điều này. Chẳng hạn như đối xử với con trai và con gái như nhau trong việc thực hiện quyền học tập của chúng, trong phân công lao động trong gia đình, dạy các con phải biết giúp đỡ chia sẻ công việc với nhau không phân biệt trai gái…Hay với những kiến thức của mình về bình đẳng giới, những bậc cha mẹ có thể trực tiếp giáo dục cho con những kiến thức về giới, giới tính, cách hiểu đúng đắn về bình đẳng giới…
Tóm lại, tất cả những gì diễn ra trong gia đình, cách đối xử bình đẳng, sự quan tâm chia sẻ trong công việc giữa cha, mẹ với nhau; cách đối xử bình đẳng của cha mẹ đối với con trai, con gái; sự giúp đỡ, chia sẻ nhau trong công việc, học tập giữa các anh, chị, em trong gia đình; đặc biệt là sự giáo dục của cha, mẹ trong việc truyền đạt những kiến thức về bình đẳng giới cho con cái thì đều ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức của chúng.
1.2. Bên cạnh việc nhận thức đúng về các khái niệm liên quan đến bình đẳng giới, vai trò của gia đình trong việc nhận thức về bình đẳng giới còn thể hiện trong việc đẩy lùi, dần xoá bỏ những định kiến giới còn tồn tại trong xã hội.
nâng cao trình độ hiểu biết của mình tạo điều kiện để tham gia vào các hoạt động kinh tế góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình. Tuy vậy, hiện nay ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp những người phụ nữ có học vấn, có những nền tảng để tham gia vào hoạt động kinh tế khi còn độc thân, nhưng đến khi lập gia đình họ lại “an phận thủ thường” làm những công việc nội trợ chăm lo cho gia đình. Mặc dù hiện nay ngày càng có nhiều công cụ và các điều kiện giúp cho con người giảm nhẹ sức lao động, nhưng người phụ nữ ngoài việc tham gia công việc, đóng góp ngày càng cao vào thu nhập chung nhưng vẫn phải đảm nhiệm hầu hết các công việc trong cuộc sống gia đình.
Từ những trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình thì cần xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu mang tính tiêu cực. Vợ chồng trong gia đình cần có quyền lợi và nghĩa vụ ngang bằng nhau trong các hoạt động của gia đình có ý thức trách nhiệm thực hiện các quyền nghĩa vụ của họ một cách công bằng trên cơ sở chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau, tạo sự đồng thuận. Chính sự đồng thuận quan tâm này sẽ giúp cho gia đình được hạnh phúc, ổn định và bền vững. Điều này giúp cho người phụ nữ được san sẻ những công việc gia đình, giảm bớt những lo toan trong gia đình từ đó giúp cho người phụ nữ tham giam một cách tốt nhất vào hoạt động kinh tế. Thực hiện được điều này, một phần làm tăng vị thế của người phụ nữ trong hoạt động gia đình, mặt khác cũng góp phần đẩy mạnh công tác thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, từ đó khẳng định gia đình góp phần quan trong vào công tác thực hiện bình đẳng giới trên thực tế nói chung và lĩnh vực kinh tế nói riêng.
2.2.2. Trong lĩnh vực Chính trị.
Ngày nay mặc dù những định kiến giới vẫn còn tồn tại nhưng vị thế của người phụ nữ nói chung trong gia đình và xã hội đã được nâng cao lên so với trước. Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội đã có những chuyển biến tích cực, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã dần dần được khắc phục. Trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội địa vị của người phụ nữ đã dược nâng cao đáng kể. Tuy nhiên vấn đề bình đẳng giới trong xã hội nói chung và trong gia đình nói riêng vẫn còn gặp phải những thách thức mới. Trong điều kiện kinh tế đang dần dần thay đổi một cách nhanh chóng thì các chuẩn mực, giá trị văn hóa liên quan tới vai trò giới dường như biến chuyển rất chậm chạp. Tình trạng bất bình đẳng giới còn tồn tại trong một số những lĩnh vực, đặc biệt là trong gia đình. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tiến bộ của người phụ nữ trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực chính trị nói riêng. Hiện nay trong xã hội có rất nhiều người phụ nữ nắm giữ những cương vị quan trong trong bộ máy nhà nước nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ những người phụ nữ không thể tham gia đảm nhiệm những cương vị này vì lý do gia đình. Điều này dẫn tới sự bất bình đẳng đối với những người phụ nữ đã có gia đình.
Mặc dù phụ nữ Việt Nam tham gia vào hoạt động chính trị rất tích cực song cơ hội tiến thân của họ là rất ít. Một phần là do phụ nữ thiếu khả năng tiếp xúc với những cơ hội do những bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và đào tạo, trong việc tiếp nhận những thông tin, nguồn lực. Nhưng chủ yếu lo do những tác động từ phía gia đình khiến những người phụ nữ thiếu đi những yếu tố cần để tham gia vào hoạt động chính trị. Trong gia đình, tư tưởng đề cao vai trò của người đàn ông trong gia đình cũng như hạ thấp vị thế của người phụ nữ trong gia đình là khá phổ biến. Quan niệm chung của nhiều người là người chồng lãnh đạo là lẽ đương nhiên. Nhiều người cho rằng những việc nội trợ là nhẹ nhàng và không làm ra tiền, vì vậy mà ngượi đàn ông kiếm ra tiền do đó sẽ làm chủ gia đình. Với tư tưởng như vậy, người đàn ông đã vô tình tạo ra một rào cản khiến cho người phụ nữ không có quyền quyết định trong gia đình và từ đó không thể tham gia vào bất cứ một hoạt động nào kể cả hoạt động chính trị.
Vì vậy khi thực hiện bình đẳng giới trong gia đình sẽ tạo nền tảng giúp cho người phụ nữ có cơ hội tham gia vào các hoạt động chính trị, từ đó tự khẳng định vị thế vủa mình trong xã hội, đồng thời làm nổi bật vai trò của gia đình trong công tác thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực của cuộc sống nói chung và trong lĩnh vực chính trị nói riêng.
2.2.3. Trong lĩnh vực lao động.
Ở một số gia đình, khi có một công việc tốt mà chỉ được một người con trai hay con gái được làm, phần lớn gia đình sẽ có xu thế bảo con gái nhường con trai dù có thể người con gái có khả năng làm tốt hơn, phù hợp hơn với suy nghĩ con trai mới là người trụ cột nuôi sống gia đình, đây là một quan niệm sai lầm dẫn đến sự bất bình đẳng cho việc bình đẳng trong cơ hội việc làm. Mặt khác, thu nhập do lao động kiếm ra dù là của bất cứ thành viên nào kiếm ra cũng đều đáng coi trọng, không thể phân chia thu nhập của người này là quan trọng thu nhập của người kia là không quan trọng. Thậm chí, lao động trong gia đình cũng cần được coi trọng.
Khi các thành viên trong gia đình khi có nhận thức đúng đắn về các vấn đề bình đẳng sẽ góp phần tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình hiểu, thông cảm và chia sẻ công việc lao động trong gia đình để các thành viên có thời gian tham gia vào các công việc ngoài xã hội, giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình nói chung và bản thân thành viên đó nói riêng. Ngoài ra, các thành viên khi được gia đình mình tạo điều kiện sẽ có đủ khả năng để thể hiện mình năng lực của mình (đặc biệt là người phụ nữ), tạo nên sự bình đẳng giữa nam và nữ trong công việc. Sự khuyến khích và tạo điều kiện của gia đình có nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới sẽ tạo thêm động lực cho các thành viên lao động một cách tích cực hơn. Các thành viên trong những gia đình này sẽ hiểu rõ được quyền lợi cũng như cơ hội việc làm của mình. Không những vậy, khi họ tham gia quan hệ lao động với tư cách người quản lý cũng sẽ có thái độ đối xử bình đẳng hơn, tạo điều kiện để bình đẳng giới phát triển.
trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.
III. KẾT LUẬN.
Vai trò của gia đình trong giáo dục và thực hiện về bình đẳng giới là điều không thể phủ nhận, nếu biết kết hợp giữa một nền giáo dục tốt và ý thức cá nhân thì không bao xa chúng ta sẽ xây dựng được một xã hội bình đẳng, bác ái.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: Với vị trí công tác của bản thân hiện tại, nhận thức và hành động của bản thân để góp phần xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới., vai trò của phụ nữ trong tự học tự nghiên cứu trong bình đẳng giới, vai trò của người phụ nữ trong việc bình đẳng giới, Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự bình đẳng giới, đảm bảo rằng cả nam và nữ đều có cơ hội như nhau trong cuộc sống, lợi ích của việc xoá bỏ định kiến giới, bất bình đẳng giới trong phân công công việc ở đình việt nam hiện nay, sự bát bình đẳng ở xã hội mỹ ảnh hưởng đến gia đình như thê snaof, vai trò của bình đẳng giới trong chức năng gia đình, lời nói đầu về bất bình đẳng giới ở việt nam, 1.3. Tác động của bình đẳng giới trong tiếp cận và kiểm soát nguồn lực giữa vợ và chồng đến việc thực hiện bình bình đẳng giới, thay đổi trong nhận thức về giới tính và vai trò của phụ nữ việt nam, nâng cao nhận thức của sinh viên về bất bình đẳng, vẫn đề bình đẳng giới trong xã hội hiện nay, bất bình đẳng giới trong gia đình, Nhận thức về công bằng và bình đẳng trong giáo dục, đẩy mạnh việc thực hiện bình đẳng trong các gia đình, Khuyến khích vai trò công bằng và sự chia sẻ trách nhiệm trong gia đình, MÔ TẢ những thay đổi trong nhận thức, cách ứng xử của nữ giới trong TRƯỜNG HỌC, vai trò của bình đẳng giới trong kinh tế, bình đẳng giới trong gia đình hiện nay, vai trò của bình đẳng lao động, những cơ hội của sự thay đổi gia đình ở việt nam, những công việc nhà của cha mẹ và con cái trong gia đình và lợi ích của chúng, hiểu đúng về bình đẳng giới ở việt nam, lợi ích của việc bình đảng giới trong gia didnhf, vị trí và vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở vùng nông thôn hiên nay, vai trò của việc bình đẳng giới trong gia đình, Vợ chồng hạn chế trong giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẽ, thực hiện các công việc trong gia đình, chia sẻ công việc gia đình việt nam hiện nay, Những thách thức trong việc nâng cao nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới, chia sẻ công việc gia đình ở việt nam hiện nay, vai trò của vănn hóa trong thực hiện bình đẳng giới, chia sẻ công việc gia đình ở việt nam
Last edited by a moderator: