vanphininh_88

New Member

Download miễn phí Đề tài Vai trò của Hội phụ nữ trong việc hoà giải mâu thuẫn gia đình trong những năm gần đây





MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: MỞ ĐẦU 3
1- Tính cấp thiết của đề tài 3
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 3
2.1. Ý nghĩa khoa học. 3
2.2. Ý nghiã thực tiễn. 4
3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể, mục đích, phạm vi nghiên cứu. 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu. 4
3.2 Khách thể nghiên cứu 4
3.3 Mục đích nghiên cứu. 4
3.4 Phạm vi nghiên cứu. 5
4. Phương pháp nghiên cứu. 5
4.1. Phương pháp luận. 5
4.2 phương pháp nghiên cưu cụ thể 6
4.2.1.Phương pháp phân tích tài liệu: 6
4.2.2.Phương pháp phỏng vấn: 7
4.2.3.Phương pháp quan sát: 7
5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết . 8
5.1 Giả thuyết nghiên cưú : 8
5.2. Khung lý thuyết. 8
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH: 9
CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 9
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu . 9
2. Các lý thuyết liên quan. 12
2.1. Lý thuyết chức năng (của E.Durkheim). 12
2.2. Lý thuyết xung đột. 12
2.3. Lý thuyết tương tác biểu trưng ( của Meead và Coooley). 13
3. Các khái niệm. 13
3.1. Vai trò. 13
3.2.Gia đình. 14
3.3.Mâu thuẫn. 14
3.4. Mâu thuẫn gia đình. 14
3.5. Phụ nữ. 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÂU THUẪN GIA ĐÌNH TẠI PHƯỜNG HÀNG BỘT NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 16
1. Điều kiện kinh tế- xã hội của địa bàn nghiên cứu. 16
2. Thực trạng những mâu thuẫn gia đình ở phường Hàng Bột. 17
2.1. Đặc điểm chung của các gia đình được phỏng vấn. 17
2.2. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hiện nay. 19
2.2.1. Mâu thuẫn vợ- chồng. 23
2.2.2. Mâu thuẫn giữa bố mẹ với con cái. 26
2.2.3. Mâu thuẫn giữa anh- chị - em ruội. 29
2.2.4. Cháu chắt thiếu kính trọng ông bà. 32
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ. 36
1. Kết luận. 36
2. Giải pháp, khuyến nghị. 36
2.1. Giải pháp. 36
2.2. Khuyến nghị: 37
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hứng và mâu thuẫn lô gic. Mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập đang tồn tại thực trong chính sự vật. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập ấy với nhau làm cho mâu thuẫn phát triển và khi mâu thuẫn được giải quyết thì chất lượng của sự vật được thay đổi. Mâu thuẫn biện chứng có nhiều loại: Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu, đối kháng và không đối kháng… các mâu thuẫn ấy đóng vai trò khác nhau trng quá trình phát triển và chúng thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau.
( Từ điển bách khoa- Hà Nội 2002, trang 893)
3.4. Mâu thuẫn gia đình.
Theo từ điển xã hội học: Mâu thuẫn gia đình là mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình (như ông bà, bố mẹ, con cháu, anh em) nảy sinh những bất đồng, những rạn nứt, xung đột về tình cảm do những va chạm về quyền lợi vật chất và tinh thần.
Mâu thuẫn gia đình là khái niêm gần giống với khủng hoảng gia đình: khủng hoảng gia đình là khủng hoảng về thể chế gia đình, gắn liền với quá trình chuyển từ gia đình gia trưởng sang gia đình dân chủ, cũng như gắn liền với sự thay đổi về các giá trị văn hoá và xã hội, với sự phát triển cá tính của các thành viên gia đình.
3.5. Phụ nữ.
Theo xã hội học giới, thì phụ nữ được hiểu là một phần của xã hội gồm những người về mặt sinh học thuộc giống cái phân biệt với nửa kia là nam giới thuộc giống đực. Về mặt khoa học phụ nữ được xem xét dưới góc độ khoa học tự nhiên( sinh vật học) có sự khác biệt về giống cái và giống đực, xem xét phụ nữ dưới góc độ khoa học xã hội có liên quan đến nữ giới và nam giới trong xã hội.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÂU THUẪN GIA ĐÌNH TẠI PHƯỜNG HÀNG BỘT NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1. Điều kiện kinh tế- xã hội của địa bàn nghiên cứu.
Phường Hàng Bột là một đơn vị hành chính của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Phường nằm trên tuyến phố Tôn Đức Thắng chạy từ ngã tư Ô Chợ Dừa đến ngã tư Nguyễn Thái Học thuộc quận Đống Đa.
Cộng đồng dân cư của phường Hàng Bột đã sinh sống ở đây từ rất lâu đời. Nhiều ngôi nhà còn lại được xây dựng bằng kiến trúc rất cổ xưa. Một bộ phận dân cư của phường theo đạo thiên chúa giáo, điển hình là sự hiện diện của Nhà thờ Hàng Bột nổi tiếng.
Nhân dân nơi đây nổi tiếng ham học và hiếu khách. Trên địa bàn phường Hàng bột còn rất nhiều những di tích lịch sử văn hoá, điều đó đã phần nào nói nên được truyền thống văn hoá của nhân dân nơi đây.
Kinh tế của nhân dân trong phường phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhất là sau thời kỳ đổi mới (1986). Tình hình an ninh- chính trị trên địa ban phường tương đối ổn định, các cộng đồng dân cư sống hoà thuận bên nhau. Các chỉ số về phát triển kinh tế- xã hội tăng cao so với những năm trước đây. Nhân dân phần lớn sống bằng nghề buôn bán, kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng và hàng thủ công truyền thống trên các cửa hàng mặt phố Tôn Đức Thắng và các phố nhỏ liền kề. Tuy nhiên những năm gần đây trước sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, công nghiệp hoá- hiện đại hoá thì những mâu thuẫn, những bất đồng trong các mối quan hệ gia đình bắt đầu nảy sinh gây ra những bức xúc và ảnh hưởng tiêu cực đến các giá trị văn hoá gia đình.
2. Thực trạng những mâu thuẫn gia đình ở phường Hàng Bột.
2.1. Đặc điểm chung của các gia đình được phỏng vấn.
Gia đình, cái đơn vị nhỏ nhất của xã hội loài người, mặc cho những biến động lớn, nhỏ khi mà tan rã của cả một cộng đồng, một quốc gia thì gia đình vẫn cứ tồn tại bền vững.
Là một yếu tố cấu thành cơ cấu xã hội tổng thể, gia đình phản ánh chân thực các mối quan hệ đa dạng và phức tạp. Hiểu kỹ về thiết chế gia đình Việt Nam với tất cả những đặc điểm hình thành, những vận động và chuyển đổi về cấu trúc, về chức năng, về định hướng giá trị cũng như về chiều hướng phát triển của chúng ta là những sự kiện quan trọng để hiểu về xã hội Việt Nam, con người Việt Nam.
Chính bởi vai trò quan trọng của gia đình ổn định và phát triển mà ta cần quan tâm đến mối quan hệ giữa các thành viên trong thiết chế gia đình. Những đặc điểm của gia đình với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù bao giờ cũng có tác động đáng kể đến việc thực hiện vị trí, vai trò của các thành viên trong gia đình, những mối quan hệ, những hành động, hành vi ứng xử của cá nhân sẽ cho ta thấy một phần của gia đình nào đó.
Kết quả điều tra 100 mẫu gia đình ở phường Hàng Bột tuy không lớn nhưng cũng cho ta nhận diện được một phần những biến động của gia đình, văn hoá gia đình và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, nhăm đưa ra một số khuyến nghị tới những nhà lãnh đạo nơi đây nói riêng và các nhà hoạch định chiến lược nói chung tìm ra được những giải pháp tốt nhất để giải quyết các bất hoà trong, mâu thuẫn trong các mối quan hệ gia đình.
Sau đây tác giả xin giới thiệu đôi nét về cơ cấu và đặc điểm của các mẫu khảo sát.
Bảng1: Số thành viên trong gia đình.
Số thành viên trong gia đình
Tỷ lệ %
2-4 thành viên
45%
5-6 thành viên
35%
7-8 thành viên
12%
Trên 8 thành viên
8%
Tổng
100%
( Nguần: Theo ket quả điều tra bảng hỏi)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, các gia đình có từ 2-4 thành viên chiếm tỷ lệ cao nhất (45%), các gia đình có từ 5-6 thành viên chiếm 35%, các gia đình có từ 7-8 thành viên chiếm tỷ lệ 12%. Như vậy, đa số các gia đình có quy mô nhỏ và quy mô vừa phải. Điều đó theo nhận định chung là rất thuận lợi để các thành viên trong gia đình quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
Nhưng chúng ta đã chắc chắn rằng, mô hình quy mô nhỏ liệu đã thuận lợi cho các thành viên trong gia đình thực hiện tốt các vai trò, chức năng của mình hay chưa, chúng ta cần xem tới các đặc điểm về số thế hệ trong gia đình.
Bảng 2: Số thế hệ trong gia đình.
Số thế hệ
Tỷ lệ %
2 thế hệ
71%
3 thế hệ
26%
4 thế hệ
3%
Tổng
100%
( Nguần: Theo kết quả điều tra bảng hỏi)
Quy mô gia đình nhỏ 2 thế hệ chiếm đa số với tỷ lệ 71% trong số người được hỏi. Gia đình có 3 thế hệ chung sống chiếm tỷ lệ 26% và gia đình 4 thế hệ chiếm 3%.
Như vậy, trên địa bàn phường Hàng Bột đa số là gia đình hạt nhân. Tỷ lệ gia đình hạt nhân chiếm ưu thế 71% cũng là một trong những tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và là xu thế phát triển của gia đình hiện đại thay vì các gia đình mở rộng ở các xã hội truyền thống trước kia. Đây là điểm mạnh trong việc phát triển kinh tế gia đình và các thành viên có cơ hội quan tâm đến nhau hơn. Tuy nhiên, đối với việc giáo dục các giá trị lối sống tốt đẹp lại bị hạn chế vì khi cha mẹ bận rộn lo toan công việc thì con cái không có người giáo dục chăm sóc và cũng chính từ đây mà các mối quan hệ trong gia đình có dấu hiệu rạn nứt, mâu thuẫn nảy sinh.
2.2. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hiện nay.
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Hồ Ngọc Đại thì “ gia đình là một thực thể sống, một tập hợp do nhiều cá nhân cấu thành, cho nên không chứa một thuộc tính n
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top