Baran

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
Đất nước ta bước vào thời kì quá độ lên CNXH khi mà nền sản xuất chưa
vận động theo con đường bình thường của nó. Lịch sử đã để lại cho chúng ta
một nền sản xuất cùng kiệt nàn và lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, lực
lượng sản xuất rất thấp kém. Nhưng ngày nay khi độc lập dân tộc gắn kiền
với CNXH là một xu thế tất yếu của lịch sử, khi giai cấp công nhân đã nắm
quyền lãnh đạo cách mạng thì kết thúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ cũng là
lúc bắt đầu cuộc cách mạng XHCN. Cách mạnh XHCN ở nước ta là một quá
trình biến đổi cách mạng toàn điện, sâu sắc và triệt để. đó là một quá trình vừa
xoá bỏ cái cũ, vừa xây dựng cái mới từ gốc đến ngọn. Phải tạo ra cả cơ sở kinh
tế lẫn kiến trúc thượng tầng mới, tạo ra của cải đời sồng vật chất mới lẫn đời
sống tinh thần và văn hoá mới. Do đó, trong quá trình đi lên CNXH chúng ta
phải tiến hành công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước.theo quan điểm của ban
chấp hành trung ương Đảng khoá VII đã khẳng định“Công nghiệp hoá-hiện đại
hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, quản lý kinh tế –xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính
sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện
và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến
bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. Quan điểm này đã
gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá đồng thời đã xác định vai trò khoa họccông nghệ là then chốt đẩy mạnh công nghiệp hoá. Trong điều kiện giao lưu
kinh tế giữa các nước chưa được mở rộng, quá trình chuyển giao công nghệ giữa
các nước chưa phát triển mạnh mẽ phải”tự lực cánh sinh” thì đó chính là một
trình tự hợp lí để tiến hành công nghiệp hoá. Song hiện nay cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ đang tác động một cách sâu rộng trên phạm vi toàn thế
giới khoảng thời gian để phát minh mới ra đời thay thế phát minh cũ ngày càng
được rút ngắn lại, xu hướng chuyển giao công nghệ giữa các nước ngày càng trở
thành đòi hỏi cấp bách, không chỉ đối với các nước lạc hậu, mà ngay cả đói với2
các nước phát triển. Thực tế cho thấy có thể chuyển giao một cách có hiệu quả
cho các nước đi sau khi mà các nước đi sau đã có sự chuẩn bị kĩ càng để đón
nhận. Vấn đề đặt ra là các nước đi sau trong đó có nước ta cần làm ngững
gì đẻ iếp nhận một cách có hiệu quả nhất những thành tựu mà các nước đi trước
đã đạt được. Bài học thành công trong quá trình công nghiệp hoá của các nước
NIC đã chỉ ra rằng: việc xây dựng một cơ cấu kinh tế theo hướng mở cửa với
bên ngoài ngằm tiếp nhận một cách có chọn lọc những thành tựu của các nước
đi trước kết hợp với việc đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại, đó chính là con đường ngắn nhất, có hiệu quả nhất quyết định sự thành công
của quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
CHƯƠNG I: CỞ SỞ LÝ LUẬN
1. Nội dung khoa học công nghệ
Hiện nay cuộc cách mạng khoa học- công nghệ có nhiều nội dung phong
phú, trong đó có thể chỉ ra những nội dung nổi bật sau:
- Cách mạng về phương pháp sản xuất: đó là tự động hoá. Ngoài phạm vi
tự động như trước đây, hiện nay tự động hoá còn bao gồm cả việc sử dụng rộng
rãi người máy thay thế con người trong quá trình vận hành sản xuất.
- Cách mạng về năng lượng: bên cạnh những năng lượng truyền thống mà
con người sử dụng trước kia như nhiệt điện, thuỷ điện thì ngày nay con người
càng tạo ra nhiều năng lượng mới và sử dụng chúng rộng rãi trong sản xuất như
năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời.
- Cách mạng về vật liệu mới : ngày nay ngoài việc sử dụng các vật liệu tự
nhiên, con người ngày càng tạo ra nhiều vật liệu tự nhiên, con người ngày càng
tạo ra nhiều vật liệu nhân tạo mới thay thế có hiệu quả cho các vật tự nhiên khi
mà các vật liệu tự nhiên đang có xu hướng ngày càng cạn dần .
- Cách mạng về công nghệ sinh học, các thành tựu của cuộc cách mạng
này đang được áp dụng rông rãi trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế,
hoá chất, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Cách mạng về điện tử và tin học : đây là lĩnh vực hiện nay loài người
đang đặc biệt quan tâm trong đó phải kể đến lĩnh vực máy tính điện tử.
Như vậy, khoa học công nghệ ngày nay bao gồm một phạm vi rộng, nó
không chỉ là các phương tiện, thiết bị do con người sáng tạo ra mà còn là các bí
quyết biến các nguồn lực có sẵn thành sản phẩm. Với ý nghĩ đó khi mói tới công
nghệ thì sẽ cũng bao hàm cả kỹ thuật. đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khoa
học, kĩ thuật luôn nắn bó chặt chẽ với nhau : khoa học là tiền đề trực tiếp của
công nghệ và công nghệ lại là kết quả của khoa học.4
2. Vai trò của khoa học công nghệ
Trong thời đại ngày nay, có lẽ không còn ai không nhận thức được rằng
khoa học và công nghệ có vai trò rất quan trọng về nhiều mặt đối với sự phát
triển. Khoa học và công nghệ là cái không thể thiếu được trông đời sống kinh tế
– văn hoá của một quốc gia. Vai trò này của khoa học và công nghệ càng trở lên
đặc biệt quan trọng đối với nước ta đang trên con đường rút ngắn giai đoạn phát
triển để sớm trở thành một xã hội hiện đại. Ngay từ khi bắt đầu tiến hành công
cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã xác định khoa học và công nghệ là cái giữ vai
trò quan trọng trong sự phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao trình độ quản
lý, bản đảm chất lượng và tốc độ phát triển của nền kinh tế. Công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, văn
minh, khoa học và công nghệ phải trở thành “quốc sánh hàng đầu”.
Nước ta đang bước vào một thời kỳ phát triển mới- thời kỳ đẩy mạnh
CNH- HĐH. Nghị quyết Trung ương hai của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá VIII đã xác định rõ :”CNH- HĐH đất nước phải bằng và dựa vào khoa học
và công nghệ” “khoa học và công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho
CNH- HĐH”. Chỉ bằng con đường CNH- HĐH, phát triển khoa học và công
nghệ mới có thể đưa nước ta từ cùng kiệt nàn lạc hậu trở thành một nước giàu mạnh
văn minh. Việc đưa khoa học và công nghệ, trước hết là phổ cập những tri thức
khoa học và công nghê cần thiết vào sản xuất và đời sống xã hội là một nhu cầu
cấp thiết của xã hội ta hiện nay. Nghị quyết trung ương II cũng đã nhấn mạnh
phải thật sự coi “Sự phát triển khoa học và công nghệ là sự nghiệp cách mạng
của toàn dân, phát huy cao độ khả năng sáng tạo của quần chúng. Bởi lẽ dù
chúng ta có tiến hành cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, có đưa trang thiết
bị kỹ thuật tân tiến nhất, những quy trình công nghệ hiện đại nhất vào nước ta
thì cũng không có gì để có thể bảo đảm đẩy mạnh được CNH- HĐH. Nếu không
có được những con người am hiểu và sử dụng chúng. Do đó, xã hội hoá tri thức
khoa học và công nghệ là một trong những nhu cầu thiết thực và cấp bách nhất
để đẩy mạnh sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
Phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá là quá trình phát triển và nâng cao
trình độ công nghiệp. Việc nâng cao trình độ công nghệ được thực hiện trong
quá trình điện khí hoá, cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá, hoá học hoá và
sinh học hoá. Trong các ngành lĩnh vực kinh tế quốc dân, các thành phần kinh
tế, các vùng kinh tế của đát nước trong đó cần ưu tiên đưa ngành công nghệ hiện
đại thích hợp vào các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, các vùng lãnh
thổ mũi nhọn trọng điểm, đạt hiệu quả kinh tế cao, tích luỹ nhanh và lớn. Có như
vậy mới tạo khả năng thu hút và thúc đẩy CNH- HĐH các ngành, các lĩnh vực
và các thành phần kinh tế.6
CHƯƠNGII: CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.Sự cần thiết phải phát triển KH- CN
Cách mạng KH- CN đã và đang diễn ra mạnh mẽ ở các nước phát triển,
tức là ở những nước đã trải qua thời kì cách mạng công nghệ, đã xác lập được
nền sản xuất cơ khí hoá đã có nền KH và CN tiên tiến. Tuy nhiên, nó không chỉ
hạn chế trong ranh giới của các nước phát triển mà ảnh hưởng của nó đang lan
ra tất cả các nước trên thế giới . Có thể nói cách mạng KH- CN là một hiện
tượng toàn cầu, hiện tượng quốc tế sớm hay muộn nó sẽ đến với tất cả dân tộc
và các quốc gia trên trái đất
Là một hiện tượng toàn cầu, cuộc mạng KH- CN mang trong bản thân nó
những qui luật chung, phổ biến, chúng tác động vào tất cả các loại hình cách
mạng KH- KT. Nhưng mặt khác, mỗi nước tiến hành cuộc cách mạng này trong
những điều kiện riêng của đất nước mình cho nên cách mạng KH- KT ở những
nước khác nhau cũng mang những màu sắc, những đặc điểm khác nhau. Do đó,
khi xem xét cuộc cách mạng KH- KT ở nước ta cần đặt nó trong bối cảnh
chung của cách mạng KH- KT trên thê giới.
Sau khi giành được độc lập về chính trị, nước ta có nguyện vọng sử dụng
những thành tựu của cuộc cách mạng KT- CN hiện đại, muốn tiến hành cuộc
cách mạng đó để phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học và kỹ thuật để đưa đất
nước ta khỏi tình trạng cùng kiệt nàn và lạc hậu. Nguyện vọng đó là hoàn toàn
chính đáng. Tuy nhiên, việc tiến hành cách mạng KH- CN ở nước ta gặp phải
những khó khăn lớn, do nhiều nguyên nhân
Trước hết, nước ta còn ở tình trạng lạc hậu về mặt kinh tế, khoa học và
công nghệ. Nông nghiệp và công nghiệp chưa hết hợp thành một cơ cấu thống
nhất, sự mất cân đối trong các ngành kinh tế quốc dân trở nên trầm trọng
Về mặt văn hoá, khoa học và công nghệ thì số đông dân cư nước ta vẫn ở
tình trạng mù chữ, thiếu lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, thiếu
cán bộ văn hoá và kỹ thuật. Thêm vào đó, sự tăng dân số quá nhanh đã gây ra
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
những khó khăn cho việc bảo đảm lương thực, giải quyết công ăn việc làm cho
những người lao động
Ngoài những khó khăn trong nước, nước ta còn phải chịu những di sản
nặng nề do sự nô dịch của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân để kại, đồng
thời các cường đế quốc lại đang thực hiện chính sách kìm hãm sự phát triển
khoa học và kỹ thuật nhằm duy trì tình trạng bất bình đẳng của họ trong sự phân
công lao động quốc tế
Nếu nước ta sau khi đã được giải phóng khỏi sự nô dịch của chủ nghĩa đế
quốc, lại chọn con đường phát triển tư bản chủ nghĩa hay đứng giữa ngã ba
đường trong việc lựa chọn phương hương phát triển xã hội dù chúng ta có sự cố
gắng như thế nào đi nữa trong việc sử dụng những thành tựu KH- CN hiện đại
thì chúng ta cũng không thoát khỏi địa vị phụ thuộc vào các nước đế quốc về
mặt KH- CN và do đó phụ thuộc về mặt kinh tế, không thể khắc phục được
những mâu thuẫn xã hội do tiến bộ khoa học và kỹ thuật gây ra, không thể tiến
hành thành công cuộc cách mạng KH- CN
Do đó, điều kiện kiên quyết để tiến hành cách mạng KH- CN ở nước ta là
phải tiến hành cải tạo xã hội sâu sắc, chống chủ nghĩa đế quốc, chống chủ nghĩa
thực dân mới và các thế lực phản động để đi lên CNXH.
Sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, khoa học và công nghệ nước ta
bước đầu có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên cho đến nay, nền khoa học và
kỹ thuật nước ta vẫn đang trong tình trạng lạc hậu, chậm phát triển chưa đáp
ứng được yêu cầu của đất nước
Về trình độ kỹ thuật- công nghệ, so với các nước tiên tiến nhất trên thế
giới, chúng ta lạc hậu từ 50 đến 100 năm, so với các nước tiên tiến ở mức trung
bình ta lạc hậu từ 1 đến 2 thế hệ
Với thực trạng đó, việc tiến hành cuộc cách mạng khoa học – công nghệ
ở nước ta không chỉ được coi là tất yếu khách quan, mà còn là một đòi hỏi bức
xúc để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.8
Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là đến năm 2020 về cơ bản
nước ta trở thành nước công nghiệp. Khác với các nước đi đàu, công nghiệp hoá
nước ta đòi hỏi phải thực hiện rút ngắn. chỉ có như thế, chúng ta mới có thể sớm
rút ngắn được khoảng cách và tiến tới đuổi kịp các nước phát triển. Công nghiệp
hoá phải gắn liền với hiện đại hoá
Cùng với đó, yêu cầu đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường cũng đòi hỏi
chúng ta phải phát triển khoa học và công nghệ. Để chuyển sang nền kinh tế thị
trường hiện đại từ điểm xuất phát thấp, nước ta không thể đi theo các bước tuần
tự như các nước đi trước đã làm, mà phải phát triển theo kiểu “nhảy vọt”,”rút
ngắn”. Đây vừa là cơ hội để tận dụng lợi thế của nước phát triển sau, vừa là
thách thức đòi hỏi phải vượt qua. Muốn phát triển nhanh kinh tế thị trường theo
cách thức như vậy, nhất thiết phải đẩy mạnh phát triển khoa học- công nghệ.
Đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ đối với nước ta không chỉ
bắt nguồn từ đòi hỏi bức xúc của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và quá trình phát triển kinh tế thị trường, mà còn bắt nguồn từ yêu cầu phát
triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, về bản chất, là một kiểu định hướng tổ chức nền kinh tế- xã hội
MỤC LỤC :
TRANG
PHẦN I : MỞ ĐẦU
PHẦN II : NỘI DUNG CHÍNH
Chương I: Cơ sở lí luận
1. Nội dung khoa học công nghệ
2. Vai trò khoa học công nghệ
Chương II: Cơ sở thực tiễn
1. Sự cần thiết phải phát triển KH-CN
2. Về hướng tác động của KH-CN
3. Vai trò của KH-CN đôí với một số lĩnh vực
4. Các nguồn lực để phát triển KH-CN
Chương III: Thực trạng KH-CN VIỆT NAM
1. Thành công
2. Hạn chế
3. Nguyên nhân của nhưng thực trạng ấy
Chương IV: Một số giải pháp
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top