ngoctrang0108
New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Vai trò của Liên hợp quốc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các nguyên tắc, quy phạm chuyên ngành Luật biển quốc tế
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hơn 60 năm ra đời và hoạt động tích cực, Liên Hợp Quốc đã có những đóng góp to lớn về nhiều mặt đối với cộng đồng quốc tế. Là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, Liên Hợp Quốc dần chiếm một vị trí không thể thiếu trong các mối quan hệ quốc tế. Trong số các hoạt động đa dạng của mình, không thể không kể đến vai trò của Liên Hợp Quốc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. Vai trò này không những thể hiện được những đóng góp to lớn, quan trọng của Liên Hợp Quốc đối với hệ thống pháp luật quốc tế mà còn cho thấy sự tham gia của Liên Hợp Quốc và các mối quan hệ quốc tế, các lĩnh vực, các vấn đề quốc tế một cách hết sức đa dạng. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu vai trò của Liên hợp quốc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các nguyên tắc, quy phạm chuyên ngành Luật biển quốc tế - Một lĩnh vực mà hiện nay vẫn là chủ đề nóng trong quan hệ quốc tế để làm sáng tỏ vấn đề trên.
B. NỘI DUNG
I. Khái quát về vai trò của LHQ trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế.
Liên Hợp Quốc thành lập ngày 24/10/1945, là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 192 thành viên, bao gồm phần lớn các quốc gia có chủ quyền trên Trái Đất. Đây là một tổ chức quốc tế rộng lớn có tầm ảnh hưởng và vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề chung của toàn nhân loại. Không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ bảo vệ hoà bình và an ninh quốc tế, LHQ còn là diễn đàn nơi các quốc gia thảo luận và thông qua các quy phạm pháp luật quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển của thế giới. Đồng thời tổ chức này cũng có thẩm quyền và phương tiện để đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế.
LHQ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, bảo vệ, củng cố hệ thống pháp luật quốc tế. Trong hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật quốc tế, vai trò của Liên hợp quốc được thể hiện qua hai con đường:
Một là, hoạt động xây dựng pháp luật quốc tế trực tiếp: đây là hoạt động của Liên hợp quốc với tư cách là chủ thể của Luật quốc tế. Liên hợp quốc kí kết các điều ước quốc tế hay chấp nhận các tập quán quốc tế để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình trong khuôn khổ thẩm quyền mà các quốc gia thành viên trao cho tổ chức.
Hai là, hoạt động xây dựng pháp luật gián tiếp: đây là hoạt động đưa ra sáng kiến, bảo trợ để kí kết các điều ước quốc tế. Thông thường, Liên hợp quốc sẽ tổ chức các diễn đàn, các hội nghị để các bên thương lượng và kí kết điều ước quốc tế. Ngoài ra, Liên hợp quốc còn tham gia soạn thảo các điều ước quốc tế, thiết lập nên các thiết chế để giám sát thực hiện các điều ước này.
Vai trò quan trọng của LHQ trong việc phát triển, xây dựng và pháp điển hoá luật quốc tế được minh chứng qua hàng trăm các Điều ước quốc tế đa phương, được xây dựng trong khuôn khổ của tổ chức này trên nhiều lĩnh vực khác nhau như nhân quyền, môi trường, bảo vệ xã hội, luật kinh tế, luật hàng hải, luật hàng không, luật quốc tế về khủng bố, chống tội phạm, chống buôn bán ma tuý, buôn bán phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt đáng chú ý là hai Công ước về quyền con người năm 1966, Công ước viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969, Công ước LHQ về Luật biển năm 1982, Công ước về quan hệ ngoại giao năm 1961, Quy chế Toà án hình sự quốc tế năm 1998, 13 Công ước về chống khủng bố. Đây là những Công ước quốc tế toàn diện, tổng thể, điều chỉnh bao quát những lĩnh vực hết sức quan trọng trong đời sống quốc tế.
Và có thể nói, LHQ cũng có quyền lập pháp chủ yếu trong các vấn đề có tính chất thủ tục, tổ chức, tài chính…trong sinh hoạt nội bộ của mình. Ví dụ, căn cứ vào điều 21 và 22 Hiến chương LHQ, Đại hội đồng LHQ có quyền quy định các quy tắc thủ tục riêng và có quyền thành lập các cơ quan hỗ trợ cần thiết cho việc thực hiện chức năng của mình.
Sau hơn 60 năm tồn tại và phát triển hiện nay LHQ đã thực sự trở thành cơ quan trung tâm trong quan hệ quốc tế với bộ máy các cơ quan, các tổ chức quốc tế liên chính phủ đảm trách hầu như tất cả các lĩnh vực trong đời sống quốc tế.
II. Vai trò của Liên hợp quốc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các nguyên tắc, quy phạm chuyên ngành Luật biển quốc tế
Trong hệ thống luật quốc tế, Luật biển quốc tế có vị trí đặc biệt quan trọng. Là các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được các chủ thể của luật quốc tế thoả thuận tạo dựng nên. Hệ thống quy phạm Luật biển quốc tế có giá trị hình thành và duy trì trật tự pháp lý trong sử dụng, khai thác và phát triển bền vững môi trường biển. Trong hệ thống quy phạm Luật biển quốc tế, Công ước Luật biển năm 1982 lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng, sự ra đời của nó đã đánh dấu bước phát triển mới của luật biển về cả hai phương diện nội dung và hình thức, tạo nên sự thống nhất chung của cộng đồng quốc tế trong việc thiết lập trật tự pháp lý quốc tế trên biển.
1, Vai trò của Liên hợp quốc trong ba hội nghị đàm phán về vấn đề xây dựng luật biển.
Vai trò của Liên hợp quốc đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy phạm Luật biển quốc tế nói chung cũng như đối với sự ra đời của Công ước Luật biển năm 1982 nói riêng là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, vai trò của Liên hợp quốc đối với sự ra đời của Công ước luật biển năm 1982 được thể hiện rõ nét nhất qua việc tổ chức ba hội nghị đàm phán về vấn đề xây dựng luật biển của Liên hợp quốc.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 ngày càng có nhiều tranh cãi, tranh chấp liên quan đến việc sử dụng nguồn lợi biển. Trước những khác biệt liên quan đến yêu sách chủ quyền đối với biển và đại dương, cộng đồng quốc tế cũng như Liên hợp quốc đã có những nỗ lực nhằm pháp điển hoá luật pháp quốc tế về biển, thể hiện thông qua ba hội nghị về Luật biển do Liên hợp quốc triệu tập
- Hội nghị Luật biển lần thứ nhất của Liên hợp quốc tổ chức tại Giơnevơ từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 29 tháng 4 năm 1958.
Hội nghị này của Liên hợp quốc đã thu được kết quả quan trọng về phương diện lập pháp quốc tế, đó là sự ra đời của bốn Công ước, trong đó pháp điển hoá nhiều nguyên tắc và quy phạm của Luật tập quán về biển (như tự do biển cả, qua lại không gây hại, chế độ nội thuỷ, lãnh hải, chế độ thềm lục địa…). Tuy nhiên, những công ước này lại thất bại trong việc thống nhất bề rộng lãnh hải; trong việc xây dựng khái niệm khoa học về thềm lục địa và hạn chế hơn nữa là không thể hiện được lợi ích của các nước vừa và nhỏ.
Mặc dù vậy, các thành công về phương diện lập pháp của hội nghị này vẫn có ý nghĩa trong việc tạo tiền đề để cộng đồng quốc tế tiếp tục con đường phát triển hiện đại Luật Biển quốc tế.
- Hội nghị Luật Biển lần thứ hai của Liên hợp quốc tổ chức tại Giơnevơ từ ngày 17 tháng 3 đến ngày 26 tháng 4 năm 1960
Hội nghị này được tổ chức với mong muốn nhằm giải quyết những tồn tại của hội nghị Luật biển lần thứ nhất, chẳng hạn, về vấn đề chiều rộng của lãnh hải. Nhưng thực tế, do thời gian giữa hai kỳ hội nghị quá ngắn để các bên có thể đồng cảm và đạt đến một sự nhất trí chung nên hội nghị đã không thu được kết quả khả quan như sự trông đợi của nhiều nước tham gia.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Vai trò của Liên hợp quốc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các nguyên tắc, quy phạm chuyên ngành Luật biển quốc tế
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hơn 60 năm ra đời và hoạt động tích cực, Liên Hợp Quốc đã có những đóng góp to lớn về nhiều mặt đối với cộng đồng quốc tế. Là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, Liên Hợp Quốc dần chiếm một vị trí không thể thiếu trong các mối quan hệ quốc tế. Trong số các hoạt động đa dạng của mình, không thể không kể đến vai trò của Liên Hợp Quốc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. Vai trò này không những thể hiện được những đóng góp to lớn, quan trọng của Liên Hợp Quốc đối với hệ thống pháp luật quốc tế mà còn cho thấy sự tham gia của Liên Hợp Quốc và các mối quan hệ quốc tế, các lĩnh vực, các vấn đề quốc tế một cách hết sức đa dạng. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu vai trò của Liên hợp quốc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các nguyên tắc, quy phạm chuyên ngành Luật biển quốc tế - Một lĩnh vực mà hiện nay vẫn là chủ đề nóng trong quan hệ quốc tế để làm sáng tỏ vấn đề trên.
B. NỘI DUNG
I. Khái quát về vai trò của LHQ trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế.
Liên Hợp Quốc thành lập ngày 24/10/1945, là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 192 thành viên, bao gồm phần lớn các quốc gia có chủ quyền trên Trái Đất. Đây là một tổ chức quốc tế rộng lớn có tầm ảnh hưởng và vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề chung của toàn nhân loại. Không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ bảo vệ hoà bình và an ninh quốc tế, LHQ còn là diễn đàn nơi các quốc gia thảo luận và thông qua các quy phạm pháp luật quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển của thế giới. Đồng thời tổ chức này cũng có thẩm quyền và phương tiện để đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế.
LHQ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, bảo vệ, củng cố hệ thống pháp luật quốc tế. Trong hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật quốc tế, vai trò của Liên hợp quốc được thể hiện qua hai con đường:
Một là, hoạt động xây dựng pháp luật quốc tế trực tiếp: đây là hoạt động của Liên hợp quốc với tư cách là chủ thể của Luật quốc tế. Liên hợp quốc kí kết các điều ước quốc tế hay chấp nhận các tập quán quốc tế để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình trong khuôn khổ thẩm quyền mà các quốc gia thành viên trao cho tổ chức.
Hai là, hoạt động xây dựng pháp luật gián tiếp: đây là hoạt động đưa ra sáng kiến, bảo trợ để kí kết các điều ước quốc tế. Thông thường, Liên hợp quốc sẽ tổ chức các diễn đàn, các hội nghị để các bên thương lượng và kí kết điều ước quốc tế. Ngoài ra, Liên hợp quốc còn tham gia soạn thảo các điều ước quốc tế, thiết lập nên các thiết chế để giám sát thực hiện các điều ước này.
Vai trò quan trọng của LHQ trong việc phát triển, xây dựng và pháp điển hoá luật quốc tế được minh chứng qua hàng trăm các Điều ước quốc tế đa phương, được xây dựng trong khuôn khổ của tổ chức này trên nhiều lĩnh vực khác nhau như nhân quyền, môi trường, bảo vệ xã hội, luật kinh tế, luật hàng hải, luật hàng không, luật quốc tế về khủng bố, chống tội phạm, chống buôn bán ma tuý, buôn bán phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt đáng chú ý là hai Công ước về quyền con người năm 1966, Công ước viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969, Công ước LHQ về Luật biển năm 1982, Công ước về quan hệ ngoại giao năm 1961, Quy chế Toà án hình sự quốc tế năm 1998, 13 Công ước về chống khủng bố. Đây là những Công ước quốc tế toàn diện, tổng thể, điều chỉnh bao quát những lĩnh vực hết sức quan trọng trong đời sống quốc tế.
Và có thể nói, LHQ cũng có quyền lập pháp chủ yếu trong các vấn đề có tính chất thủ tục, tổ chức, tài chính…trong sinh hoạt nội bộ của mình. Ví dụ, căn cứ vào điều 21 và 22 Hiến chương LHQ, Đại hội đồng LHQ có quyền quy định các quy tắc thủ tục riêng và có quyền thành lập các cơ quan hỗ trợ cần thiết cho việc thực hiện chức năng của mình.
Sau hơn 60 năm tồn tại và phát triển hiện nay LHQ đã thực sự trở thành cơ quan trung tâm trong quan hệ quốc tế với bộ máy các cơ quan, các tổ chức quốc tế liên chính phủ đảm trách hầu như tất cả các lĩnh vực trong đời sống quốc tế.
II. Vai trò của Liên hợp quốc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các nguyên tắc, quy phạm chuyên ngành Luật biển quốc tế
Trong hệ thống luật quốc tế, Luật biển quốc tế có vị trí đặc biệt quan trọng. Là các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được các chủ thể của luật quốc tế thoả thuận tạo dựng nên. Hệ thống quy phạm Luật biển quốc tế có giá trị hình thành và duy trì trật tự pháp lý trong sử dụng, khai thác và phát triển bền vững môi trường biển. Trong hệ thống quy phạm Luật biển quốc tế, Công ước Luật biển năm 1982 lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng, sự ra đời của nó đã đánh dấu bước phát triển mới của luật biển về cả hai phương diện nội dung và hình thức, tạo nên sự thống nhất chung của cộng đồng quốc tế trong việc thiết lập trật tự pháp lý quốc tế trên biển.
1, Vai trò của Liên hợp quốc trong ba hội nghị đàm phán về vấn đề xây dựng luật biển.
Vai trò của Liên hợp quốc đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy phạm Luật biển quốc tế nói chung cũng như đối với sự ra đời của Công ước Luật biển năm 1982 nói riêng là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, vai trò của Liên hợp quốc đối với sự ra đời của Công ước luật biển năm 1982 được thể hiện rõ nét nhất qua việc tổ chức ba hội nghị đàm phán về vấn đề xây dựng luật biển của Liên hợp quốc.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 ngày càng có nhiều tranh cãi, tranh chấp liên quan đến việc sử dụng nguồn lợi biển. Trước những khác biệt liên quan đến yêu sách chủ quyền đối với biển và đại dương, cộng đồng quốc tế cũng như Liên hợp quốc đã có những nỗ lực nhằm pháp điển hoá luật pháp quốc tế về biển, thể hiện thông qua ba hội nghị về Luật biển do Liên hợp quốc triệu tập
- Hội nghị Luật biển lần thứ nhất của Liên hợp quốc tổ chức tại Giơnevơ từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 29 tháng 4 năm 1958.
Hội nghị này của Liên hợp quốc đã thu được kết quả quan trọng về phương diện lập pháp quốc tế, đó là sự ra đời của bốn Công ước, trong đó pháp điển hoá nhiều nguyên tắc và quy phạm của Luật tập quán về biển (như tự do biển cả, qua lại không gây hại, chế độ nội thuỷ, lãnh hải, chế độ thềm lục địa…). Tuy nhiên, những công ước này lại thất bại trong việc thống nhất bề rộng lãnh hải; trong việc xây dựng khái niệm khoa học về thềm lục địa và hạn chế hơn nữa là không thể hiện được lợi ích của các nước vừa và nhỏ.
Mặc dù vậy, các thành công về phương diện lập pháp của hội nghị này vẫn có ý nghĩa trong việc tạo tiền đề để cộng đồng quốc tế tiếp tục con đường phát triển hiện đại Luật Biển quốc tế.
- Hội nghị Luật Biển lần thứ hai của Liên hợp quốc tổ chức tại Giơnevơ từ ngày 17 tháng 3 đến ngày 26 tháng 4 năm 1960
Hội nghị này được tổ chức với mong muốn nhằm giải quyết những tồn tại của hội nghị Luật biển lần thứ nhất, chẳng hạn, về vấn đề chiều rộng của lãnh hải. Nhưng thực tế, do thời gian giữa hai kỳ hội nghị quá ngắn để các bên có thể đồng cảm và đạt đến một sự nhất trí chung nên hội nghị đã không thu được kết quả khả quan như sự trông đợi của nhiều nước tham gia.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: