kiniem_12

New Member
Download Vai trò của nhà đầu tư chiến lược trong tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

Download miễn phí Vai trò của nhà đầu tư chiến lược trong tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam





Các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực, có uy tín và thương hiệu tốt:Các doanh
nghiệp có quyền lực thịtrường hay đang muốn có quyền lực thịtrường luôn tìm mọi
cách mởrộng hoạt động, gia tăng thịphần. Đối với các doanh nghiệp này, họluôn có
những lợi thếrất lớn so với những doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực.
Nhìn chung, các doanh nghiệp này thường có tiềm lực tài chính mạnh, khảnăng quản lý
tốt, trình độcông nghệtiên tiến và họthường mởrộng thịtrường bằng cách liên kết hay
tham gia đầu tưvào các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực sẵn có trên thị
trường mà họmuốn mởrộng hoạt động. Nếu một doanh nghiệp nào đó đang hoạt động
kém hiệu quảcần có một sựcải cách triệt để được những nhà đầu tưloại này tham gia thì
sẽlà một điều kiện và lợi thếrất lớn. Tuy nhiên, đối với trường hợp này, doanh nghiệp
cần có đủ độsáng suốt và tạo ra sự độc lập cần thiết, nếu không, khảnăng bịthâu
tóm, bịmua bán thù địch rất có thểxảy ra



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bài viết
Huỳnh Thế Du 1
VAI TRÒ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC TRONG TIẾN TRÌNH
CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Huỳnh Thế Du
Sức mạnh và khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp được đánh giá qua ba trụ cột
chính là tiềm lực tài chính (khả năng có đủ nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh
doanh); năng lực quản trị điều hành (quản trị công ty, văn hoá doanh nghiệp, đội ngũ
nhân sự) và trình độ công nghệ1. Ba trụ cột này có quan hệ hữu cơ với nhau. Doanh
nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn (biểu hiện qua hiệu quả kinh doanh thấp, doanh thu và
thị phần bị giảm sút) thường do các trụ cột nêu trên gặp trục trặc. Khi gặp vấn đề nào ở
trụ cột nào thì doanh nghiệp phải tập trung xử lý vấn đề đó. Dưới đây là những cách thức
xử lý khi doanh nghiệp gặp khó khăn đối với "từng" trụ cột.
Xử lý vấn đề thiếu vốn: Khi thiếu vốn, doanh nghiệp có thể huy động thêm bằng cách
phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu, vay ngân hàng ... Trong trường hợp này, để có thể
huy động thêm vốn, doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh, dự án đầu tư có tính
khả thi cao nhằm chứng minh cho các nhà đầu tư thấy được khả năng thu hồi vốn khi họ
bỏ vốn vào doanh nghiệp. Việc huy động thêm vốn sẽ tương đối dễ dàng nếu doanh
nghiệp đang hoạt động hiệu quả, cần vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Ngược lại, nếu không chứng minh được hiệu quả hoạt động kinh doanh hiện tại và tính
khả thi của dự án thì việc huy động vốn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Xử lý vấn đề yếu kém về năng lực quản trị điều hành: Khả năng quản trị điều hành của
một doanh nghiệp phụ thuộc vào hai yếu tố chính là các mối quan hệ nội tại (văn hoá
doanh nghiệp, trình độ đội ngũ nhân sự) và công nghệ, kỹ thuật quản lý đang được áp
dụng. Công nghệ và kỹ thuật quản lý là thứ có sẵn. Chúng được mô tả rất kỹ trong các
giáo trình và được dạy rất nhiều ở các trường kinh doanh. Vấn đề đặt ra là công nghệ
quản lý nào phù hợp và có thể áp dụng vào doanh nghiệp? Điều này do những mối quan
hệ nội tại của doanh nghiệp quyết định. Một doanh nghiệp có thể nhận biết được những
trục trặc trong cung cách quản lý, nhưng nếu không có những đột biến (một hội đồng
quản trị, một tổng giám đốc mới năng động có tầm nhìn tốt và có quyền quyết định) thì
khả năng thay đổi những cách ứng xử, cách quản lý cản trở sự phát triển của doanh
nghiệp là điều rất khó. Trong trường hợp này, dù biết trì trệ là không tốt, nhưng rất nhiều
người không muốn thậm chí cản trở việc thay đổi do bị đụng chạm lợi ích cá nhân, đôi
khi chỉ là do đã quen với cái cũ mà người ta không muốn áp dụng cái mới phải mất công
học lại từ đầu. Khác với việc huy động thêm vốn, việc nâng cao hiệu quả quản trị công ty
sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Điều kiện để việc thay đổi cung cách quản trị có khả năng
thành công là doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính tốt, trình độ công nghệ phù hợp.
Một cách thay đổi cung cách quản lý mà các chủ doanh nghiệp thường làm là thay toàn
bộ hay phần lớn đội ngũ quản lý hiện tại. Tuy nhiên, vấn đề sẽ không đơn giản chút nào
nếu doanh nghiệp không thể hay không có quyền thay đổi những người điều hành kém
năng lực.
1 Có ý kiến cho rằng sức mạnh của một doanh nghiệp còn được thể hiện qua thương hiệu và khả năng chiếm
lĩnh thị trường. Thực ra thương hiệu và khả năng chiếm lĩnh thị trường có được là do doanh nghiệp được
quản trị tốt và họ ý thức được việc xây dựng giá trị dài hạn của mình.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bài viết
Huỳnh Thế Du 2
Xử lý vấn đề yếu kém về trình độ công nghệ: Công nghệ được bán rất nhiều trên thị
trường. Nếu có tiền là có thể mua để áp dụng vào doanh nghiệp được ngay. Tuy nhiên, dù
công nghệ tiên tiến có sẵn và biết rằng công nghệ hiện tại không phù hợp, lạc hậu, nhưng
khó khăn cho doanh nghiệp là làm thế nào có thể lựa chọn được công nghệ phù hợp. Đơn
cử như trường hợp các ngân hàng Việt Nam, mặc dù biết rằng phát triển các dịch vụ ngân
hàng bán lẻ là hết sức cần thiết, nhưng họ vẫn loay hoay trong việc tìm kiến, lựa chọn
công nghệ để phát triển dịch vụ này. Như vậy, cũng giống như trường hợp về khả năng
quản lý, để tìm được công nghệ phù hợp cho doanh nghiệp, cần có người đủ khả
năng tìm ra nó và đương nhiên điều kiện kèm theo là phải đủ tiền để mua công nghệ mới.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy, việc cải cách một doanh nghiệp đang hoạt động
kém hiệu quả (chỉ gặp trục trặc ở một trong ba trụ cột) đã là một việc làm hết sức khó
khăn. Tuy nhiên, cuộc đời không đơn giản như vậy, do ba trụ cột có quan hệ hữu cơ với
nhau, khi đã gặp trục trặc, thì doanh nghiệp không chỉ yếu về tiềm lực tài chính mà còn
hạn chế về năng lực quản lý, lạc hậu về công nghệ. Vấn đề lúc này đã trở nên phức tạp
hơn rất nhiều và việc cải cách doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn do các lý do sau:
1. Việc huy động thêm vốn khi doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh kém hiệu
quả, cung cách quản lý trì trệ, trình độ công nghệ lạc hậu, thị trường bị giảm sút là
điều cực kỳ khó khăn, vì ít có nhà đầu tư nào dám bỏ vốn vào một doanh nghiệp
như vậy mà họ không có quyền hay không có có khả năng quản lý, kiểm soát.
2. Việc thay đổi cách thức quản lý, văn hoá, tập quán kinh doanh khi đang gặp khó
khăn là điều không thể xảy ra. Các mối quan hệ trong bản thân doanh nghiệp lúc
này rất phức tạp và khó gỡ, nhất là các quan hệ và xung đột lợi ích cục bộ. Doanh
nghiệp chỉ loay hoay đối phó những khó khăn trước mắt mà quên đi việc phân tích
nguyên nhân sâu xa và đề ra các giải pháp xử lý triệt để.
3. Việc đưa vào áp dụng công nghệ tiên tiến khi mà hoạt động kinh doanh kém hiệu
quả, cung cách quản lý trì trệ là điều bất khả thi. Muốn áp dụng công nghệ mới
thì cần có tiền để mua.
Khi một doanh nghiệp rơi vào tình trạng gặp vấn đề ở tất cả các mặt, nhưng có tiềm năng
phát triển và khả năng sinh lợi trong tương lai thì cần cải cách triệt để. Để có thể cải
cách triệt để, cần một người (tổ chức) có các khả năng sau:
1. Nhìn thấy tiềm năng phát triển trong dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời có thể
"giúp" doanh nghiệp xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn này.
2. Có tiềm lực tài chính mạnh hay có khả năng huy động vốn nhằm đáp ứng nhu
cầu hiện tại, và đảm bảo đủ vốn thực hiện chiến lược phát triển dài hạn.
3. Có khả năng quản lý hay đưa ra cách thức quản lý phù hợp với doanh nhiệp
nhằm khắc phục những yếu kém hiện tại, đảm bảo chiến lược phát triển dài hạn.
4. Am hiểu về công nghệ, có khả năng tìm ra công nghệ phù hợp với tình trạng hiện
tại của doanh nghiệp và chiến lược phát triển dài hạn.
5. Có khả năng tiếp cận và mở rộng thị trư...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top