Download miễn phí Luận văn Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC BẢO VỆ RỪNG 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng. 8
1.2. Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng 21
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng 37
Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC BẢO VỆ RỪNG 45
2.1. Thực trạng vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng 45
2.2. Thực trạng vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với cơ cấu hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ rừng 50
2.3. Thực trạng vai trò của pháp luật đối với xã hội hoá công tác bảo vệ rừng 61
2.4. Thực trạng vai trò của pháp luật đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ rừng 64
2.5. Nguyên nhân làm hạn chế vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam 72
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC BẢO VỆ RỪNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 78
3.1. Phương hướng nâng cao vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Vỉệt Nam hiện nay 78
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt nam hiện nay 86
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

an ninh, chiến lược phát triển Lâm nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước và từng địa phương; đảm bảo tính thống nhất toàn bộ của ngành và liên ngành;
- Việc quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng phải đồng bộ với việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong trường hợp phải chuyển đổi đất có rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác thì phải có kế hoạch trồng mới để đảm bảo sự phát triển bền vững của từng địa phương và trong phạm vi cả nước; quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng phải đảm bảo khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, có hiệu quả tài nguyên rừng, bảo đảm hệ sinh thái rừng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; đồng thời đảm bảo xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả và tính khả thi, chất lượng của quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng.
- Việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng phải đảm bảo dân chủ, công khai.
- Kế hoạch bảo vệ rừng phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyêt, quyết định.
- Quy hoạch, kế hoạch bảovệ rừng phải được lập và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định trong năm cuối kỳ quy hoạch kế hoạch trước đó.
Những quy định có tính nguyên tắc trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng chưa được thực hiện đúng đắn trong thực tế được biểu hiện cụ thể như sau:
- Trên thực tế, các quy định của pháp luật quản lý chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng mới mang tính định hướng chủ yếu, việc thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng không được thống nhất theo trình tự thủ tục và nội dung luật định. Các quy định lại có sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ quản lý chiến lược quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng giữa các cơ quan QLNN về NN&PTNT với cơ quan QLNN về bảo vệ rừng (Kiểm lâm) và giữa các cơ quan này với cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường. Pháp luật chưa có quy định về phương pháp, trình tự, thủ tục và chế tài quản lý chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Vẫn mang tính một chiều, áp đặt không phát huy được quyền chủ động sáng tạo của địa phương, không phát huy được quyền dân chủ “quyền phúc quyết” của công dân trong việc quy hoạch, kế hoạch không được thực hiện (Điều 21 Hiến pháp năm 1946). Do đó, tạo sự trông chờ, ỷ lại của cơ quan nhà nước cấp dưới vào sự hướng dẫn và định hướng của cơ quan cấp trên.
- Các quy định có tính chiến lược về bảo vệ rừng chỉ được thể hiện trong định hướng của các Nghị quyết chính trị của Đảng, thực tế hiện nay trong phạm vi cả nước và từng địa phương chưa có chiến lược bảo vệ rừng.
- Một hạn chế nữa hiện nay là pháp luật chưa quy định việc quản lý chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cả trong quá trình xây dựng, thực hiện và xử lý vi phạm. Do đó, chưa có tác dụng tích cực để điều chỉnh các hành vi quản lý chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của các cơ quan QLBVR mang lại hiệu quả trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên hợp lý; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn hệ sinh thái, bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; bảo vệ rừng mang tính bền vững cho các thế hệ mai sau.
- Pháp luật quy định về việc chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chưa cụ thể, rõ ràng nên gây ra tình trạng thực hiện không hiệu quả trong phạm vi cả nước.
Thứ hai, thực trạng vai trò của pháp luật trong tổ chức điều tra, xác định, phân định ranh giới các loại rừng trên bản đồ quốc gia.
Theo Điều 4 Luật BV&PTR sửa đổi bổ sung năm 2004 thì căn cứ vào đặc điểm, tính chất và mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được chia thành ba loại:
Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống sói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
- Rừng phòng hộ đầu nguồn;
- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;
- Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
Rừng đặc dụng được sủ dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
- Vườn quốc gia;
- Khu bảo tồn thiên nhiên gồm có khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn các loài - sinh cảnh;
- Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh;
- Khu rừng nghiên cứu, thực thực nghiệm khoa học.
Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
- Rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
- Rừng sản xuất là rừng trồng;
- Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển và công nhận.
Theo quy định của Khoản 3 Điều 7 và Điều 3, Điều 4 Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng chính phủ, thì Bộ NN&PTNT có trách nhiệm là định kỳ điều tra, phúc tra phân loại rừng, thống kê diễn biến và trữ lượng của từng loại rừng, lập bản đồ rừng và đất lâm nghiệp trong phạm vi toàn quốc; UBND tỉnh có trách nhiệm là tổ chức điều tra, phân loại, thống kê diện tích và trữ lượng của từng loại rừng, lập bản đồ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn Tỉnh theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT và Tổng cục Địa chính.
Việc điều tra phân loại rừng được thực hiện theo quy định của pháp luật cứ 5 năm một lần, xác định được diện tích và trữ lượng rừng của từng địa phương và trong cả nước. Theo quyết định số 10/2002/QĐ-TTg ngày 12 tháng 1 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt kết quả chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc thời kỳ 1996 - 2000 cho thấy việc phân bổ rừng trên các vùng lãnh thổ nước ta chênh lệch lớn và diện tích rừng ở các loại rừng cũng có sự chênh lệch lớn cụ thể như sau:
+ Rừng đặc dụng với tổng diện tích là 1.572.100 ha, chiếm 13,9% diện tích đất có rừng toàn quốc; trữ lượng gỗ 150.694.000 m3 chiếm 19,27% tổng trữ lượng rừng gỗ cả nước. Trong đó rừng tự nhiên, chiếm 96% về diện tích, 99,15% về trữ lượng và rừng trồng 4% về diện tích nhưng chỉ chiếm 0,85% về trữ lượng [59, tr.57].
+ Rừng phòng hộ với tổng diện tích là 5.502.300 ha, chiếm 48,63 % diện tích đất có rừng toàn quốc; trữ lượng gỗ 353.087.000 m3, chiếm 45,18% tổng trữ lượng rừng gỗ cả nước. Trong đó, rừng tự nhiên chiếm 89,9% về diện tích và 97,39% về trữ lượng; rừng trồng chiếm 10,1% diện tích nhưng chỉ chiếm 2,61% về trữ lượng [59, tr.58].
+ Rừng sản xuất với tổng diện tích là 4.239.700 ha, chiếm 37,47% diện tich đất có rừng toàn quốc; trữ lượng gỗ 277.968.000 m3, chiếm 35,55% tổng trữ lượng rừng gỗ cả nước. Trong đó, rừng tự nhiên chiếm 78,4% về diện tích và 92,26% về trữ lượng; rừng trồng chiếm 26,6% về diện tích nhưng chỉ chiếm 7,74% về trữ lượng [59, tr.58].
Việc quy định của pháp luật về phân loại r...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top