Weallere

New Member

Download Đề tài Vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng chống tham nhũng và thực tiễn tại địa bàn kiến tập miễn phí





Để đạt được mục tiêu, yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Đảng chỉ rõ sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp lý luận sau đây: “Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật nói chung và pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí nói riêng, các quy định về quản lý kinh tế-tài chính, về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy gọn nhẹ, bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong các cơ quan, đơn vị. Xác định rõ chế độ trách nhiệm của tổ chức và cá nhân, nhất là người đứng đầu trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Khẩn trương và nghiêm chỉnh thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo; Tăng cường chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng; củng cố, kiện toàn nâng cao hiệu lực của hệ thống thanh tra các cấp, các cơ quan bảo vệ pháp luật và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan; Xử lý nghiêm, kịp thời, công khai những vụ việc đã được phát hiện.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

p nhập khẩu. Chỉ những công ty được cấp phép nhập khẩu mới được nhập một số loại hàng hóa nào đó và chỉ với số lượng cụ thể đã nêu trong giấy phép. Điều đó chắc chắn sẽ gây ra sự khan hiếm trên thị trường, cung không được tính toán theo chi phí cận biên của các nhà sản xuất, nhập khẩu mà thông qua số lượng được áp đặt bằng mệnh lệnh hành chính. Với số lượng bị khống chế như vậy, giá cả do cầu quyết định (tức là số tiền người tiêu dùng sẵn sàng trả để mua thêm một đơn vị hàng hóa) sẽ cao hơn chi phí sản xuất, nhập khẩu của nó. Sự chênh lệch đó chính là lợi ích kinh tế và sẽ được chia nhau sau khi mọi giao dịch đã được tiến hành. Bằng cách đút lót để được cấp phép nhập khẩu, một phần của số bổng lộc sẽ rơi vào túi kẻ đi hối lộ, và phần còn lại (dưới hình thức đút lót) sẽ rơi vào túi kẻ nhận hối lộ. Rõ ràng, nếu không đưa ra quy định cấp phép nhập khẩu thì sẽ không có bổng lộc, và do vậy sẽ không có tham nhũng. Có một số trường hợp tham nhũng không liên quan tới bổng lộc, nhưng loại tham nhũng phổ biến nhất và có hậu quả nghiêm trọng lại gắn liền với thái độ vòi vĩnh bổng lộc. Càng có nhiều quy định bất di bất dịch của chính phủ thì càng hạn chế hoạt động của thị trường tự do và do vậy càng gây ra nhiều tham nhũng. Tuy vậy, ngoài nội dung các đạo luật cho phép chính phủ ban hành các quy định thì điều quan trọng là phải xem xét những quy định này và quá trình thực hiện nó được cụ thể hóa như thế nào. Đối với việc cụ thể hóa các quy định, để có thể thực thi một cách hiệu quả, những quy định này phải đơn giản, rõ ràng và ai cũng có thể dễ dàng hiểu được. Các quy định càng phức tạp, mập mờ và khó hiểu bao nhiêu, càng có nhiều cơ hội cho tham nhũng bấy nhiêu. Có thể thấy một ví dụ tiêu biểu trong hàng loạt các mức thuế nói chung và áp dụng mức thuế cho các sản phẩm cụ thể tương tự nhau. Nếu mức thuế với một mặt hàng nào đó là 3% và đối với mặt hàng tương tự khác là 30% thì sẽ có động lực rất mạnh cho tham nhũng nhằm phân loại sai hàng hóa và giảm thuế bất hợp pháp bằng cách áp dụng mức thuế thấp hơn.
Hơn nữa, luật tố tụng – các quy định liên quan tới việc thực hiện các quy định pháp luật khác – cũng có vai trò quan trọng đối với tham nhũng. Đạo luật phức tạp và không minh bạch quy định cụ thể trình tự tố tụng chậm chạp (những trình tự tố tụng mà không có thời hạn quy định cụ thể hay không có thời hạn chót), với sự tùy tiện của các cán bộ trong quá trình thực hiện, sẽ tạo ra một cơ hội lớn cho tham nhũng. Không chỉ đạo luật đó tạo ra động cơ cho tham nhũng mà nó còn giảm thiểu khả năng bị phát hiện, do đó làm cho những kẻ hối lộ và nhận hối lộ không còn tin nhiều vào những mối đe dọa với chúng.
Như vậy, từ những nguyên nhân trên đòi hỏi Đảng và nhà nước ta phải quan tâm hơn đến vấn đề tham nhũng, đòi hỏi phải chữa tận gốc tệ nạn này, góp phần tạo lòng tin của nhân dân vào chế độ và ngày càng đưa đất nước phát triển giàu mạnh.
Lý luận về phòng chống tham nhũng
1.2.1- Trên thế giới.
Trong những năm gần đây, cùng với xu thế toàn cầu hoá, tham nhũng ngày càng lan rộng và trở thành vấn đề nhức nhối, đe doạ nghiêm trọng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Quan chức tham nhũng ở quốc gia này thường chọn quốc gia khác để che dấu tài sản hay lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật khi bị phát hiện. Vì vậy, việc hình thành một khuôn khổ pháp lý quốc tế cho sự hợp tác giữa các quốc gia trên phạm vi quốc tế để ngăn chặn các hành vi tham nhũng và những tác hại của các hành vi này là một yêu cầu bức thiết của cả cộng đồng quốc tế. Trước bối cảnh đó, ngày 4/12/2001, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết số 55/61 thành lập Uỷ ban lâm thời về đàm phán soạn thảo Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Công ước là một văn bản pháp lý quốc tế quan trọng được nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế quan tâm, tạo cơ sở cho việc hợp tác có hiệu quả trong phòng ngừa và chống tham nhũng. Các quy định của Công ước về cơ bản có nội dung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, trong đó có nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Công ước được thông qua ngày 31 tháng 10 năm 2003, với 30 nước phê chuẩn. Đến nay đã có 136 nước tham gia công ước này, Việt Nam ra nhập công ước ngày 3 tháng 7 năm 2009.
Đây chính là cơ sở pháp lý thể hiện sự quan tâm chung của các nước đối với vấn nạn chung. Qua Hiệp Ước cho thấy những quy định chung có ý nghĩa đối với việc hoàn thành pháp luật tham nhũng trong nước. Hiệp Ước có cơ cấu 8 chương và 71 điều, cụ thể: chương 1: Những quy định chung; chương 2: Các biện pháp phòng ngừa; chương 3: Hình sự hoá và thực thi pháp luật; chương 4: Hợp tác quốc tế; chương 5: Thu hồi tài sản; chương 6: Hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi thông tin; chương 7: Các cơ chế thi hành công ước; chương 8: Các điều khoản cuối cùng.
Thúc đẩy và tăng cường các biện pháp nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu lực, hiệu quả hơn. Bên cạnh các biện pháp tổng thể, Công ước chú trọng đặc biệt đến các biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng. Điều này thể hiện ở việc Công ước đã dành 3 chương quan trọng gồm Chương 3: Hình sự hoá và thực thi pháp luật; Chương 4: Hợp tác quốc tế, Chương 5: Thu hồi tài sản để quy định vấn đề này. Điểm b Điều 1 Công ước nêu rõ mục đích của Công ước là: “Thúc đẩy, tạo điều kiện và hỗ trợ hợp tác quốc tế và trợ giúp kỹ thuật trong phòng, chống tham nhũng, bao gồm cả thu hồi tài sản”
Trong đó quy định khá chi tiết về các chế tài đối với các hành vi tham nhũng trong đó có cả chế tài hình sự đặt ra đối với các tội phạm tham nhũng. Điều 3 Công ước sẽ áp dụng cho tất cả các giai đoạn của công tác chống tham nhũng gồm: phòng ngừa, điều tra, truy tố tham nhũng và việc phong toả, tạm giữ, tịch thu và hoàn trả tài sản có được do tham nhũng. Điều này phản ánh mong muốn của cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng, thực thi Công ước như một công cụ phòng, chống tham nhũng toàn diện, hệ thống, đáp ứng được các yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tham nhũng của mỗi quốc gia cũng như từng khu vực và trên toàn thế giới.
Quá trình đấu tranh phòng chống tham nhũng mặc dù mới được LHQ xây dựng công ước trong những năm gần đây. Nhưng lịch sử chống tham nhũng của một số nước đã có từ lâu đời, nhưng dựa trên những quy định về tội phạm tham nhũng trong Bộ luật hình sự của các nước như Bộ luật Hình sự đầu tiên có quy định về tội tham nhũng là của Italia năm 1853 và năm 1859, sau đó là Pakistan năm 1861, Nhật Bản năm 1907, Hàn Quốc năm 1953...Nhiều nước bên cạnh Bộ luật Hình sự, còn ban hành Luật Phòng chống tham nhũng quy định rõ hơn, cụ thể hơn về các tội phạm tham nhũng; xác định rõ về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan có chức nă...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top