Ittamar

New Member

Download miễn phí Đề tài Vai trò và mối quan hệ giữa hai nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế Việt Nam





Một trong những nguồn thu hút ngoại tệ hiệu quả và dồi dào nhất của Việt Nam hiện nay, là kiều hối. Nếu lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trên 1 tỷ USD vào cuối thập niên 90, thì sang năm 2000 con số đó đã tăng lên 2 tỷ USD. Lượng kiều hối tiếp tục đổ về nước trong những năm tiếp theo và đạt con số 2,6 tỷ USD vào năm 2003, tăng lên 3,2 tỷ USD năm 2004 và 3,8 tỷ USD trong năm 2005, năm 2006 là 5.2 tỷ USD. Con số tưởng chừng như nhỏ nhoi này lại có ý nghĩa rất lớn. Cả tỷ đô la được chuyển vào Việt Nam mà người thụ hưởng hầu như không phải mất một đồng chi phí nào; cũng có nghĩa, Việt Nam không "tốn" đồng nào để có được vài tỷ đô la hàng năm.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ên.
Có được những kết quả đáng kể trên là do sự tăng lên của tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2004 ước đạt 258,7 nghìn tỉ đồng, bằng 104% kế hoạch năm và tăng gần 19% so với thực hiện năm 2003, đạt 36,3% GDP, trong đó đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ước thực hiện đạt 61 nghìn tỉ đồng, bằng 114% kế hoạch năm và tăng 29,7% so với thực hiện năm 2003. Hầu hết các Bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước tập trung lớn đều thực hiện đạt hay vượt kế hoạch đề ra như Bộ xây dựng đạt 113%, Bộ GTVT đạt 148%, Bộ thuỷ sản 118%, Bộ công nghiệp 116%...Nguồn vốn trong nước được bố trí tập trung hơn, nhất là cho các công trình trọng điểm để đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng ngay trong năm.
Tổng vốn đầu tư từ NSNN trong 5 năm 2001-2005 là 274.3 nghìn tỷ đồng (trong đó phần vốn ODA đưa vào ngân sách để đầu tư là 41,75 nghìn tỷ đồng), bằng 22.8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và chiếm 28% tổng chi NSNN.
Năm 2006, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng trên 8%. Vốn chi cho đầu tư phát triển đã được ưu tiên hơn cho những công trình hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm, đầu tư phát triển hệ thống giao thông, các công trình thuỷ lợi phòng chống lũ lụt và hạ tầng cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, công trình chuyển dịch,đổi mới cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo...Vốn đầu tư của ngân sách nhà nước đã được ưu tiên tập trung hơn, khắc phục 1 bước tình trạng phân tán, dàn trải....Năm 2006, Chính phủ đã phát hành 10.666 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho các công trình giao thông, thuỷ lợi trọng điểm.Bằng nguồn vốn đầu tư này đã từng bước hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều trục đường giao thông quan trọng (đường HCM, đường quốc lộ 6...), và nhiều công trình thuỷ lợi quan trọng, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh. Nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2006 đã đạt được những kết quả quan trọng tạo đà cho thuận lợi để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010. Bội chi ngân sách nhà nước bằng 4,98% GDP, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, dành nguồn gối đầu cho dự toán ngân sách nhà nước năm 2007 thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết của Quốc hội. Tổng số các dự án nhóm A là 170 dự án với tổng số vốn là 21.078 tỷ đồng. Tổng các dự án nhóm B là 3.014 dự án với tổng số vốn là 21.896 tỷ đồng. Tổng các dự án nhóm C là 9.646 dự án với tổng số vốn là 1.84 tỷ đồng. Các địa phương đã chủ động giảm bớt các dự án khởi công mới tập trung vốn cho các dự án chuyển tiếp, các dự án hoàn thành, cụ thể số dự án của các địa phương triển khai năm 2006 chỉ còn 10.276 dự án , ít hơn năm 2005 là 424 dự án, trong đó số dự án hoàn thành chiếm 35% tổng số dự án thực hiện.
Năm 2007, tốc dộ tăng GDP của VIệt Nam là 8,44% đứng thứ 3 Châu Á sau Trung Quốc và Án Độ. Bội chi ngân sách cả năm ước đạt 5% GDP. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2007 được ưu tiên thực hiện các công trình, dự án kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát huy lợi thế của từng ngành, từng vùng, nhất là hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc, miền núi phía tây các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá cao. Bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số mặt hạn chế.Chung cả năm ước tính không đạt kế hoạch đề ra về nguồn vốn xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước thông qua các chương trình và dự án quốc gia. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản cả năm rất chậm. Đến cuối năm 2007, cả nước mới chỉ thực hiện 84,1 nghìn tỉ đồng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt 84,6% kế hoạch năm, trong đó khu vực trung ương quản lí đạt 83,6%... Theo quyết định số 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004 của thủ tướng chính phủ về cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách trung ương để đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật khu công nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Nhìn lại từ năm 2004-2007, tổng mức vốn hỡ trợ đã đạt 1247 tỷ đồng và được phân bổ cho 40 dự án xây dựng trên tổng diện tích đất quy hoạch là 7071 ha. Đã khắc phục được những khó khăn trong giai đoạn đầu xây dựng khu công nghiệp như Hoà Xá (Nam Định), Thuỵ Vân (Phú Thọ)...Để từ đó các chủ đầu tư nhanh chóng triển khai xây dựng, hoàn thành và thu hút được nhiều dự án đầu tư vào khu công nghiệp.
Nguồn vốn tín dụng nhà nước.
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đến nay đã khẳng định tính đúng đắn đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, phản ánh tính tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Vốn tín dụng năm 2002 ước thực hiện khoảng 24.000 tỷ đồng, trong đó tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đạt 70% kế hoạch. Đến năm 2003 thì đầu tư từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước ước đạt 28,5 nghìn tỷ đồng, bằng 93,4% kế hoạch năm và giảm 9,3% so với năm 2002. Đối với nguồn vốn đầu tư từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhà nước, đã tập trung đầu tư cho các dự án quan trọng thuộc các ngành công nghiệp trọng điểm như nhà máy thủy điện Tuyên Quang, nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn (Thái Nguyên), nhà máy xi măng Hạ Long (Quảng Ninh), nhà máy sản xuất phân DAP (Hải Phòng), cụm công nghiệp sợi - dệt - nhuộm (Đà Nẵng), nhà máy sản xuất giấy và bột giấy (Thanh Hoá), hệ thống cấp nước sông Sài Gòn....
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, giai đoạn 2000-2004 đạt 17%. Số vốn này được tập trung cho các dự án thuộc các nghành công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 64% ;các ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 14%; giao thông vận tải: 19% các ngành khác: 3% .Khoảng 32% tổng số vốn cho vay được đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn - nơi các dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế và khả năng sinh lời thấp, độ rủi ro cao không hấp dẫn các nhà đầu tư và tổ chức tín dụng. Như vậy sẽ từng bước xoá bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống của nhân giữa các vùng, miền tạo đà cho các vùng kinh tế cùng phát triển. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, giai đoạn 2000-2004 đạt 17%, đến nay khoảng 17%. Số vốn này được tập trung cho các dự án thuộc các nghành công nghiệp , xây dựng chiếm tỷ trọng 64% ;các ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 14%; giao thông vận tải :19% các ngành khác :3% .Khoảng32% tổng số vốn cho vay được đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn - nơi các dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế và k...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Tìm hiểu về vai trò, quá trình tổng hợp và phân giải các Axitamin trong cơ thể người và nguyên liệu thực phẩm Khoa học Tự nhiên 0
D Lý thuyết của Keynes vai trò kinh tế của Nhà nước và sự vận dụng ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0
D Quản lý môi trường và vai trò của nhà nước trong quản lý môi trường Khoa học Tự nhiên 0
D Người giao nhận và vai trò của người giao nhận trong hoạt động vận tải và thương mại quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LIÊN HỆ VỚI TÌNH HÌNH THỰC TIẾN Ở VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D triết học và vai trò của triết học đối với sự phát triển của khoa học kinh tế Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top