trqhuong

New Member
Download Văn 12 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên

Download Văn 12 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên miễn phí





Hồ Chí Minh đã nêu lên một phương châm rất cơ bản về giáo dục thanh niên, là: phải kết hợp chặt chẽ học đi đôi với hành, lý luận với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội. Theo Người, học và hành là hai khâu của quá trình nhận thức, luôn gắn bó khăng khít với nhau. Hành bản thân nó là một phương pháp học. Hành không chỉ là vận dụng những điều đã học, mà còn là nguồn gốc của tri thức mới, là biện pháp rèn luyện con người một cách toàn diện, dẫn đến sự xác minh tri thức, lòng quyết tâm thực hiện những điều đã học, một khi những điều đó được công nhận là chân lý. Chính vì vậy, Người luôn khuyên thanh niên: Học thì phải hành, học để hành, học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Học đi đôi với hành cho phép cùng một lúc hình thành cả tri thức và kỹ năng; hành trở thành một hình thức chính của học, quá trình học xảy ra trong chính quá trình hành.
 
Hồ Chí Minh đã nhiều lần căn dặn giáo viên và học sinh cần gắn việc dạy học với thực tế của cuộc sống, với đời sống của nhân dân. Thầy giáo và học sinh cần tham gia những công tác xã hội, ích nước lợi dân. Người phê phán lối dạy sách vở, biến con người thành những con mọt sách, lối nói suông văn hoa chữ nghĩa mà không có tác dụng gì. Việc học tập phải tranh thủ ở mọi lúc mọi nơi, không chỉ trong nhà trường, trong sách vở mà còn học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót lớn; học tập trong việc làm hàng ngày, trong việc lớn cũng như việc nhỏ; học tập trong kinh nghiệm thành công cũng như kinh nghiệm thất bại.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ường để được chăm sóc, an ủi, động viên. Gia đình còn là một trong những cội nguồn tạo ra giá trị đạo lý, nhân cách, văn hóa con người; là trường học đầu tiên, nơi sinh thành phát triển ngôn ngữ và khả năng, tính cách con người; là nơi hình thành và phát triển tư duy, tình cảm, trí tuệ; đồng thời là nơi hình thành và phát triển các giá trị đạo lý, bản sắc con người. Chính vì vậy, gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi con người, với cộng đồng xã hội, có sự tác động qua lại với những chiều hướng tiêu cực hay tích cực về: nhân cách, lối sống, đạo đức, kỷ cương, các giá trị xã hội... Xã hội phát triển lành mạnh, vững chắc nếu nền tảng gia đình phát triển lành mạnh, vững chắc. Do đó, phải coi trọng vai trò giáo dục, dạy dỗ của gia đình đối với mỗi thanh niên.
(29) Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.7, tr.456
(30) Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.12, tr.404
Người còn nhấn mạnh: “Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội” (28). Tư tưởng đó của Hồ Chí Minh thể hiện một đặc trưng của nền giáo dục mới; phân biệt nền giáo dục mới với nền giáo dục thực dân phong kiến là tách rời giữa lý luận và thực tiễn, tạo ra sự xa cách giữa lao động trí óc và lao động chân tay, làm cho nhà trường xa lạ với xã hội. Tư tưởng của Hồ Chí Minh chỉ ra phương pháp cơ bản để tạo ra những con người phát triển toàn diện. Thực hiện phương pháp giáo dục này sẽ giúp cho thanh niên học tập, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành nhanh chóng, trở thành những con người chân chính, cách mạng, thật sự có ích cho xã hội
Phương châm, phương pháp giáo dục thanh niên
Để thực hiện có hiệu quả các nội dung giáo dục nêu trên, Hồ Chí Minh cho rằng cần đề ra được những phương châm, phương pháp tiến hành giáo dục thanh niên một cách đúng đắn và khoa học.
Nói cách khác phải có công nghệ “trồng người” phù hợp với thực tế nước ta, phù hợp đặc thù của thanh niên nước ta. Những phương châm, phương pháp giáo dục cơ bản là:
a. Kết hợp chặt chẽ học với hành, lý luận với thực tiễn
Hồ Chí Minh đã nêu lên một phương châm rất cơ bản về giáo dục thanh niên, là: phải kết hợp chặt chẽ học đi đôi với hành, lý luận với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội. Theo Người, học và hành là hai khâu của quá trình nhận thức, luôn gắn bó khăng khít với nhau. Hành bản thân nó là một phương pháp học. Hành không chỉ là vận dụng những điều đã học, mà còn là nguồn gốc của tri thức mới, là biện pháp rèn luyện con người một cách toàn diện, dẫn đến sự xác minh tri thức, lòng quyết tâm thực hiện những điều đã học, một khi những điều đó được công nhận là chân lý. Chính vì vậy, Người luôn khuyên thanh niên: Học thì phải hành, học để hành, học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Học đi đôi với hành cho phép cùng một lúc hình thành cả tri thức và kỹ năng; hành trở thành một hình thức chính của học, quá trình học xảy ra trong chính quá trình hành.
Hồ Chí Minh đã nhiều lần căn dặn giáo viên và học sinh cần gắn việc dạy học với thực tế của cuộc sống, với đời sống của nhân dân. Thầy giáo và học sinh cần tham gia những công tác xã hội, ích nước lợi dân. Người phê phán lối dạy sách vở, biến con người thành những con mọt sách, lối nói suông văn hoa chữ nghĩa mà không có tác dụng gì. Việc học tập phải tranh thủ ở mọi lúc mọi nơi, không chỉ trong nhà trường, trong sách vở mà còn học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót lớn; học tập trong việc làm hàng ngày, trong việc lớn cũng như việc nhỏ; học tập trong kinh nghiệm thành công cũng như kinh nghiệm thất bại.
Cũng trong sự kết hợp học với hành, Hồ Chí Minh còn chú trọng đến sự kết hợp nâng cao nhận thức với rèn luyện ý chí, bồi dưỡng thanh niên trở thành những người cán bộ tốt cho cách mạng. Người khuyên thanh niên cố gắng học tập và học thì phải hành, chỉ học thuộc lòng để lòe thiên hạ thì kiến thức ấy cũng vô ích. Ngày 21-10-1964, nói chuyện với cán bộ giảng dạy và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Người khuyên: “Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau” (24). Đây là một sự chuyển hướng cơ bản, cách mạng về phương châm đào tạo và là một đặc trưng cơ bản, chủ yếu để phân biệt nhà trường mới với nhà trường dưới chế độ thực dân phong kiến.
Trong giáo dục, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc bồi dưỡng lý luận cho thanh niên, nhằm mục đích nâng cao nhận thức để vận dụng vào thực tiễn chứ không phải học lý luận vì lý luận. Nắm chắc được mục đích đó, chính là để xác định động cơ học tập đúng đắn cho thanh niên. Vì theo Người: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử” (25). Còn “Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay của tất cả các nước”. Như vậy, quan niệm lý luận của Hồ Chí Minh đã hàm chứa trong nó yếu tố thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, thể hiện được mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và lý luận cũng như yếu tố kế thừa của lý luận.
Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi nước, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi nước. Vì vậy, ngay từ khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Do đó xác định Giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam. Bắt đầu từ Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV của Đảng (1979) đã ra quyết định số 14-NQTƯ về cải cách giáo dục với tư tưởng: Xem giáo dục là bộ phận quan trong của cuộc cách mạng tư tưởng; thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏ đến lúc trưởng thành; thực hiện tốt nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Tư tưởng chỉ đạo trên được phát triển bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế qua các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX, X của Đảng cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, sự nghiệp Giáo dục và Giáo dục lý luận chính trị được Đại hội toàn quốc lần thứ X đặc biệt quan tâm và nhấn mạnh hơn nữa nhằm giáo dục con người phát triển toàn diện, nhất là thế hệ trẻ. Đại hội X đã xác định mục tiêu giáo dục là nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, lý tưởng chủ nghĩa xã hội, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, ý chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu cùng kiệt nàn, đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ năng lực nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhảy cảm với chính trị, có ý chí vươn lên về khoa học – công nghệ. Để cụ thể chủ trương đó, Đảng và Nhà nước ta...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top