lk_nlw

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
B.Nội Dung
I.Khái niệm đăng kí giao dịch bảo đảm
1.Tình hình thực tế
2.Khái niệm
II. Ý nghĩa
III.Phân loại
IV.Hậu quả pháp lý
V.Thủ tục
a.Thủ tục đăng kí
b.Thủ tục xoá đăng kí.
VI.Một số vấn đề bất cập hiện nay
C.Lời Kết
A. Lời nói đầu:


Trong những năm qua, việc đăng kí giao dịch bảo đảm ( sau đây gọi chung là ĐKGDBĐ ) ở nước ta đã phát huy ý nghĩa quan trọng trong việc công khai và minh bạch các giao dịch bảo đảm, giúp cho người dân và các doanh nghiệp có thêm cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh hay đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần. Về phía các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, cũng như tổ chức, cá nhân khác có nguồn thông tin để tra cứu, tìm hiểu trước khi xem xét, quyết định ký kết hợp đồng nói chung và đầu tư, cho vay vốn nói riêng. Đồng thời thông qua việc đăng ký giao dịch bảo đảm có căn cứ để xác định chính xác thứ tự ưu tiên thanh toán trong trường hợp cần xử lý tài sản để thanh toán nghĩa vụ. Từ đó, góp phần đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch dân sự, thương mại, đặc biệt trong hoạt động đầu tư vốn, tín dụng ngân hàng, cải thiện môi trường đầu tư trong và ngoài nước và tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội của nước ta. Đăng ký giao dịch bảo đảm còn là công cụ quan trọng để hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc đăng ký nêu trên còn góp phần vào việc ngăn ngừa các tranh chấp về dân sự liên quan đến giao dịch bảo đảm, hợp đồng vay, góp vốn và cung cấp chứng cứ để Tòa án giải quyết các tranh chấp đó.
Hiện nay ngoài những qui định tại Nghị định số 08/2000/NĐ- CP ngày 10/03/2000 của chính phủ còn có những quy định khác trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định về ĐKGDBĐ. Do đó văn bản qui định những vấn đề chung về ĐKGDBĐ lại có hiệu lực pháp lý thấp hơn một số văn bản có qui định chuyên ngành về ĐKGDBĐ trong một số Luật chuyên ngành như Luật Hàng Hải, Luật Đất Đai. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam... Trong thời kì hội nhập nền kinh tế như hiện nay, một số điểm của Nghị định 08/2000/NĐ-CP đã không còn phù hợp với yêu cầu của thực tế nữa. Xuất phát từ yêu cầu từ lý luận cho đến thực tiễn như vậy, một văn bản qui định về ĐKGDBĐ mới, phù hợp hơn, đi sâu, đi sát hơn, gần gũi với người dân hơn nữa nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của nền kinh tế nước nhà ra đời là tất yếu. Sau đây là một số tìm hiểu của người viết về vấn đề ĐKGDBĐ hiện nay ở nước ta.


B. Nội Dung:


I. Khái niệm đăng kí giao dịch bảo đảm:
1, Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2000 đến nay, lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm đã đạt được các kết quả chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm đã được xây dựng và hoàn thiện về cơ bản, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai đăng ký trong thực tế thông qua việc ban hành Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm và tiếp tục được khẳng định trong Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/11/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm v.v… cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó, điểm nổi bật là đã đáp ứng các yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, quy trình đăng ký, cung cấp thông tin đã được cải tiến, đảm bảo thuận tiện, khoa học và giảm chi phí. Hệ thống văn bản pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm ở nước ta đã có những bước tiến quan trọng, thực sự tạo được lòng tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần khai thông thị trường vốn và đảm bảo an toàn cho sự vận hành của hệ thống tín dụng Việt Nam.
Thứ hai: Xây dựng hệ thống các cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm trong cả nước. Đến nay, mọi cá nhân, tổ chức dùng bất kỳ tài sản nào để bảo đảm đều có cơ quan để đăng ký và tìm hiểu thông tin. Xuất phát từ quan điểm cải cách hành chính, Bộ Tư pháp đã thành lập các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm theo mô hình ngành dọc, gọn nhẹ, nhằm bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao và có thẩm quyền đăng ký không theo địa giới hành chính mà khách hàng có thể lựa chọn bất kỳ Trung tâm nào cũng được, đồng thời các dữ liệu được quản lý tập trung, thống nhất trong Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia các giao dịch, tài sản.
Bộ Giao thông vận tải đã kiện toàn cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển thông qua việc hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của các cơ quan này, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác đăng ký.
Sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã tiến hành xây dựng và quản lý hệ thống các cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất bao gồm:
- Thành lập 64 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh) nơi có đất, tài sản gắn liền với đất để thực hiện đăng ký thế chấp trong trường hợp bên thế chấp là tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Pnt14789

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Vấn đề đăng kí giao dịch bảo đảm hiện nay ở nước ta

add cho em xin link bài này nha
thank
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top