thiensutinhyeu_vp9123
New Member
Download Tiểu luận Vấn đề đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này miễn phí
Hiệu lực và hậu quả pháp lí của quyết định đình chỉ giải quyết VADS ở Toà án cấp sơ thẩm.
* Hiệu lực: Quyết định đình chỉ giải quyết VADS ở giai đoạn sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Thời hạn kháng cáo là 7 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Toà án (Khoản 2 Điều 245 BLTTDS). Hết thời hạn trên mà không có kháng cáo, kháng nghị thì quyết định đình chỉ giải quyết VADS có hiệu lực pháp luật ngay và chấm dứt việc giải quyết vụ án tại đó. Mặc dù vậy quyết định này vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ.
* Hậu quả pháp lí: Khi Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS thì hoạt động tố tụng chấm dứt. Về nguyên tắc, các đương sự không có quyền khởi kiện lại để yêu cầu Toà án giải quyết VADS đó một lần nữa nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp. Nhưng với các ngoại lệ sau đương sự vẫn có thể khởi kiện lại một vụ án mới mặc dù trước đó đã bị đình chỉ giải quyết: Người khởi kiện rút đơn khởi kiện; người khởi kiện không có quyền khởi kiện; nguyên đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt; đã có quyết định của Toà án mở thủ tục phá sản đối với DN, HTX mà vụ án đang giải quyết liên quan đến nghĩa vụ tài sản của DN, HTX đó.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
n khởi kiện hay yêu cầu Toà án giải quyết vụ án đó nữa, trừ trường hợp đặc biệt mà pháp luật có quy định khác. Như vậy, đình chỉ là một cách xử lý đặc biệt của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Hiện nay, Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) quy định nhiều loại đình chỉ tương ứng với từng giai đoạn tố tụng và từng loại căn cứ khác nhau, theo đó Tòa án sẽ ra nhiều loại quyết định đình chỉ khác nhau: đình chỉ giải quyết VADS trong thủ tục sơ thẩm, đình chỉ giải quyết VADS trong thủ tục phúc thẩm, đình chỉ xét xử phúc thẩm, đình chỉ xét xử yêu cầu của đương sự. Vì vậy, việc đình chỉ giải quyết VADS phải thoả mãn những đặc điểm như: Việc đình chỉ giải quyết VADS phải dựa trên những căn cứ mà pháp luật đã quy định trước; làm cho hoạt động tố tụng giải quyết VADS đã thụ lí của Toà án được ngừng lại và Toà án không giải quyết VADS đó nữa; quyết định đình chỉ giải quyết VADS tuy cũng làm chấm dứt việc giải quyết VADS ở một giai đoạn tố tụng nào đó nhưng nó không phải là một quyết định giải quyết về nội dung của VADS mà chỉ đơn thuần là một quyết định về tố tụng làm chấm dứt việc giải quyết VADS mà Toà án đã thụ lí; và việc đình chỉ giải quyết VADS có thể được tiến hành ở Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.2. Cơ sở khoa học của việc quy định căn cứ đình chỉ giải quyết VADS.
- Phát hiện sự kiện Toà án thụ lí vụ việc mặc dù không thoả mãn các điều kiện mà pháp luật quy định. Ví dụ như không đảm bảo điều kiện của chủ thể khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ việc, vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
- Phát sinh sự kiện làm cho đối tượng của vụ việc cần giải quyết tại Toà án không còn tồn tại. Chẳng hạn như: đương sự chết mà quyền và nghĩa vụ không được thừa kế phát sinh từ quan hệ nhân thân, quan hệ cấp dưỡng; sự kiện người có nghĩa vụ chết nhưng không để lại di sản thừa kế…
- Phát sinh sự kiện dẫn tới sự suy đoán là đối tượng của vụ việc cần giải quyết tại Toà án không còn tồn tại. Đó là trường hợp nguyên đơn, người yêu cầu được suy đoán là đã từ bỏ yêu cầu khởi kiện, yêu cầu giải quyết VADS do được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lí do chính đáng.
3. Ý nghĩa của đình chỉ giải quyết VADS.
- Quyết định đình chỉ giải quyết VADS nhằm giảm bớt chi phí tố tụng cho đương sự khi việc tiếp tục tố tụng không thật sự cần thiết nữa bởi nhiều lí do, căn cứ được quy định trong luật, đương sự không cần mất thời gian và tiền bạc để tham gia tố tụng.
- Việc đình chỉ giải quyết VADS cũng tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho Nhà nước. Khi Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc một cách đúng đắn sẽ làm quá trình giải quyết vụ việc nhanh hơn, Toà án không phải kéo dài thời gian giải quyết vụ án, thậm chí không phải mở phiên họp hay phiên toà để xét xử. Nhờ đó gánh nặng về số vụ việc cần giải quyết được giảm tải, Toà án có điều kiện tập trung giải quyết các vụ việc quan trọng hơn để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xét xử.
II. ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VADS Ở TOÀ ÁN CẤP SƠ THẨM, TOÀ ÁN CẤP PHÚC THẨM.
1. Đình chỉ giải quyết VADS ở Toà án cấp sơ thẩm.
a. Căn cứ đình chỉ giải quyết VADS ở Toà án cấp sơ thẩm.
Theo Khoản 1 Điều 192 BLTTDS, sau khi thụ lí vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS trong các trường hợp sau đây:
- Căn cứ thứ nhất: nguyên đơn hay bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế (Điểm a Khoản 1 Điều 192)
Căn cứ này được hiểu là quyền và nghĩa vụ của họ theo pháp luật không được để lại thừa kế cho người khác. Điều này có nghĩa các quyền, nghĩa vụ này phải là các quyền, nghĩa vụ nhân thân, không phải quyền, nghĩa vụ tài sản. Do gắn liền với nhân thân nên khi đương sự chết, quyền và nghĩa vụ nhân thân đương nhiên chấm dứt. Lúc này hoạt động tố tụng tại Toà cũng chấm dứt vì đối tượng xét xử không còn nữa. Chẳng hạn, trong vụ án yêu cầu cấp dưỡng khi li hôn mà một bên vợ hay chồng chết thì Toà án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vì quyền được cấp dưỡng và nghĩa vụ phải cấp dưỡng không được thừa kế. Cần phân biệt trường hợp này với trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà không có người thừa kế.
Căn cứ thứ hai: Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hay bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó (Điểm b Khoản 1 Điều 192).
Đây là trường hợp nguyên đơn, bị đơn là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng bị giải thể hay bị tuyên bố phá sản thì tư cách pháp lí của các cơ quan, tổ chức này không còn, hoạt động trên thực tế sẽ chấm dứt, các quyền và nghĩa vụ cũng chấm dứt theo. Nếu không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó thì Toà án phải đình chỉ giải quyết VADS.
Căn cứ thứ ba: Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận hay người khởi kiện không có quyền khởi kiện (Điểm c Khoản 1 Điều 192).
- Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận: Cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác khởi kiện với mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay người khác. Hành vi khởi kiện của họ là cơ sở để Toà án giải quyết vụ án. Nhưng khi Toà án đang xem xét yêu cầu khởi kiện mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện, không yêu cầu Toà án giải quyết nữa và được Toà án chấp nhận thì cơ sở để Toà án giải quyết vụ án không còn nữa, Toà án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS.
Trong một vụ án, ngoài việc rút đơn khởi kiện, các đương sự có thể rút yêu cầu. Do vậy, cần phân biệt giữa đình chỉ giải quyết vụ án với đình chỉ giải quyết yêu cầu. Vấn đề đình chỉ giải quyết yêu cầu được quy định cụ thể theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/2006/ NQ- HĐTP ngày 12/5/2006. Một vấn đề đặt ra là khi người khởi kiện là thay mặt theo uỷ quyền của nguyên đơn đã rút đơn khởi kiện, Toà án có đương nhiên ra quyết định đình chỉ không? Trong thực tế xảy ra tình huống A uỷ quyền cho B đòi tiền C. Trong quá trình giải quyết vụ án, B thoả thuận với C nhận số tiền ít hơn A yêu cầu và rút đơn khởi kiện (chưa có sự đồng ý của A) thì Toà án có chấp nhận hay không?
- Trường hợp người khởi kiện không có quyền khởi kiện: Chủ thể có quyền khởi kiện VADS bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức hay các chủ thể khác.
* Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự (NLHVTTDS) đồng thời phải có quyền lợi bị xâm phạm hay tranh chấp có thể tự mình hay uỷ quyền cho người khác thay mặt mình khởi kiện (trừ việc li hôn). Đối với những cá nhân không có NLHVTDS mà có quyền lợi cần được bảo vệ thì việc khởi kiện phải được người