huynhanh_333

New Member
Download Tiểu luận Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình đất nước hội nhập miễn phí



Trong Nghị quyết Trung ương 5, Đảng ta đã nhận định rõ về thực trạng văn hóa nước ta, những mặt yếu kém và những nguyên nhân của nó. Bên cạnh đó, Đảng đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa
“Phương hướng chung của sự nghiệp vǎn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền vǎn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thụ tinh hoa vǎn hóa nhân loại, làm cho vǎn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.”

Ngày nay, vấn đề bản sắc dân tộc và việc giữ gìn, bảo tồn bản sắc dân tộc là mối quan tâm của nhiều quốc gia trong quá trình giao lưu, hội nhập. Đối với nước ta, từ khi tiến hành đổi mới, chúng ta đang từng bước mở rộng quan hệ, giao lưu hợp tác quốc tế. Quá trình này đang tạo cho chúng ta nhiều cơ hội và cả những thách thức gay gắt. Cho nên, vấn đề đặt ra là, chúng ta hội nhập như thế nào? Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: Mở cửa, hội nhập là để vừa phát triển đất nước, vừa bảo tồn được bản sắc của dân tộc mình và từng bước khẳng định vị thế, bản lĩnh của dân tộc trước cộng đồng quốc tế.
Giải quyết vấn đề
Khái quát về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
Bản sắc văn hoá dân tộc là gì ?
Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ Quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, sang tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử; tính giản dị trong lối sống…
Thực trạng vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóc dân tộc hiện nay trong quá trình hội nhập
Cơ hội, thành tựu
Cơ hội lớn nhất của việc hộ nhập WTO đem lại cho chúng ta là từ nay nước ta đã có thể tham gia các thị trường thế giới với tư cách một thành viên bình đẳng, không bị phân biệt đối xử. Ðây chính là một trong những tiền đề cần thiết khích lệ văn hóa phát triển, thúc đẩy việc sáng tạo các sản phẩm văn hóa nghe nhìn, nghệ thuật biểu diễn, sách báo... đến các nhu cầu giải trí khác như du lịch văn hóa, tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử, bảo tàng... Nhờ sự giao lưu văn hóa quốc tế được tăng cường mà nhân dân ta có thêm điều kiện thuận lợi để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại - từ lối sống, nếp sống năng động, sáng tạo, tự lập, ý thức tôn trọng pháp luật, đề cao tinh thần dân chủ, công bằng đến những giá trị văn học nghệ thuật mang đậm tính nhân văn, tính dân tộc và hiện đại. Chúng ta cũng có cơ hội nhiều hơn để giới thiệu với bạn bè khắp năm châu những vẻ đẹp độc đáo của nền văn hóa dân tộc.
Việc thực hiện những cam kết với WTO tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, có cơ hội phát triển và làm thăng hoa văn hóa dân tộc, tôn vinh hình ảnh Việt Nam trong cộng đồng thế giới. Những giá trị văn hóa mới phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Lớp cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ, tin học, năng động, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám cạnh tranh, có ý thức dân tộc cao, có tác phong công nghiệp từng bước xuất hiện và phát triển. Biết làm giàu chính đáng cho bản thân, cho cộng đồng và cho xã hội trở thành một giá trị tiêu biểu và là một biểu hiện sinh động của tình yêu quê hương, đất nước. Lòng nhân ái, tình thương con người biến thành hành động cụ thể giúp nhau vượt khó, vươn lên làm giàu...
Thách thức, những mặt yếu kém
Thách thức lớn chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Kinh tế thị trường với chủ nghĩa thực dụng sẽ khiến lý tưởng cao đẹp chúng ta theo đuổi bấy lâu dễ bị phai nhạt ngay trong cả một số đảng viên. Lối sống, nếp sống nặng về vật chất, đồng tiền, tâm lý hưởng thụ tiêu dùng có cơ hội tán phát lan truyền như nấm sau mưa. Tình nghĩa trong gia đình, làng xóm, tập thể cơ quan có phần bị nhạt nhòa. Ngày càng bén rễ là tâm lý "khôn sống, mống chết", "mạnh được, yếu thua", "cá lớn nuốt cá bé".
Chúng ta có thể khảo sát kỹ hơn thách thức của quá trình hội nhập quốc tế này đối với một lĩnh vực hoạt động văn hóa cụ thể đáng chú ý là lĩnh vực dịch vụ nghe nhìn. Không khó khăn gì để nhận thấy rằng các chương trình truyền hình nước ngoài (đặc biệt là phim truyện) đang giành ưu thế áp đảo, xuất hiện trên hầu hết "giờ vàng" truyền hình là phim nước ngoài (Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ...); các game show có sức thu hút lượng khán giả đông là mua bản quyền nước ngoài. Rõ ràng là trên lĩnh vực nghe nhìn chúng ta đang phải đối diện với những thách thức to lớn nảy sinh từ quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa quốc tế.
Thực tiễn trên thế giới những năm gần đây cho thấy rõ điều đó. Dưới sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế, người dân của nhiều quốc gia đã lấy việc sử dụng đồ điện, ô-tô sản xuất trong nước làm vinh dự. Để đối phó với sự khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu Á năm 1997- 1998, không ít người dân Hàn Quốc đã tự nguyện quyên góp tiền, vàng cho chính phủ nhằm cứu vãn nền kinh tế sắp lâm vào khủng hoảng; người dân một số nước Đông - Nam Á cũng có những hành động tương tự. Những ví dụ nêu trên đáng để cho chúng ta suy ngẫm về ý thức dân tộc, lòng tự hào và tinh thần dân tộc trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế.
Kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng liên tục, tỷ lệ đói cùng kiệt không ngừng giảm... góp phần nâng cao vị thế của dân tộc trên trường quốc tế, tuy nhiên sự phát triển đó vẫn chưa thật sự bền vững khi dựa trên nền tảng tinh thần còn thiếu vững chắc. Phát triển kinh tế còn có biểu hiện coi trọng lợi ích trước mắt; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc có xu hướng chạy theo phong trào, hình thức, khuôn mẫu mà chưa tính hết tính đa dạng, làm cùng kiệt nàn bản sắc văn hóa vốn có của các dân tộc. Từ đó dẫn đến trong đời sống xã hội, kinh tế có bước phát triển nhưng bản sắc văn hóa dân tộc lại bị mai một, mất dần hay lai căng một cách tự phát. Mặt khác, trong quá trình phát triển kinh tế chúng ta vẫn còn tư duy phát triển những ngành công nghiệp dựa trên khai thác tiềm năng thiên nhiên mà chưa chú trọng thích đáng đến phát triển ngành công nghiệp văn hóa. Sự trì trệ của công nghiệp văn hóa dẫn đến hệ quả "kép" về cả hiệu quả kinh tế và việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tất yếu hình thành thứ văn hóa "ăn theo", "bắt chước" văn hóa phương Tây một cách thiếu chọn lọc, tạo điều kiện cho chúng thâm nhập vào đời sống của dân tộc.
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chưa được thể hiện rõ nét trong quá trình phát triển dẫn đến "sức khỏe" của nền văn hóa dân tộc chưa đủ mạnh và được tăng cường thường xuyên. Khi "sức khỏe" đời sống tinh thần của dân tộc không tốt dễ dẫn đến bị cái mới lạ từ bên ngoài "mê hoặc" một cách mù quáng, từ đó có thể có thái độ tự ti, xa rời những giá trị văn hóa dân tộc truyền thống. Đây là nguy cơ bị "hòa tan", tự đánh mất mình, mất bản sắc dân tộc trong phát triển kinh tế cũng như xây dựng nền văn hóa dân tộc.
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc còn mang tính "bao cấp", dựa trên sự hỗ trợ của Nhà nước là chính mà chưa khơi dậy, phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác của các chủ thể văn hóa dân tộc.
Đầu tư cho phát triển tập trung nhiều ở phát triển kinh tế mà chưa có đi

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Minhcb1995

New Member
Re: Tiểu luận Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình đất nước hội nhập

cho mình xin tài liệu với thanks :D
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Bắt giữ tàu biển trong hàng hải quốc tế và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam Luận văn Luật 1
L vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định) 04 Luận văn Luật 0
H Thực trạng về vấn đề đưa KTNN giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế đã đạt được thành quả gì và còn tồn tại, yếu kém nào cần khắc phục Tài liệu chưa phân loại 0
Q Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Tỉnh Lào Cai hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
A Một số vấn đề về tạm giữ, tạm giam Tài liệu chưa phân loại 0
N Tìm hiểu vấn đề gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống ở Thừa Thiên Huế Tài liệu chưa phân loại 0
T Vấn đề tạm giữ trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng của biện pháp này Tài liệu chưa phân loại 2
P Thực trạng vấn đề đưa kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
D Kỹ năng giải quyết vấn đề Luận văn Sư phạm 0
D kỹ năng giải quyết vấn đề trong quá trình thực tập nhận thức của sinh viên trường đại học hoa sen Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top