Hugh

New Member
Download Khóa luận Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận trọng tài đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại tại Việt Nam

Download miễn phí Khóa luận Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận trọng tài đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại tại Việt Nam





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI 3
1.1 Khái quát chung về trọng tài thương mại 3
1.1.1. Khái niệm trọng tài thương mại 3
1.1.2 Ưu điểm và hạn chế của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại 8
1.2 Khái quát chung về thoả thuận trọng tài thương mại 10
1.2.1. Khái niệm , đặc điểm của thỏa thuận trọng tài 10
1.2.1. Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại 15
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỎA THUẬN TRỌNG TÀI TRÊN THỰC TẾ Ở VIỆT NAM 17
2.1. Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài 17
2.1.1. Hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài 17
2.1.2. Những quy định cụ thể liên quan đến thỏa thuận trọng tài thương mại 18
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam 31
2.2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam thông qua một số vụ việc điển hình 31
2.2.2. Một số đánh giá và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng các quy định của thỏa thuận trọng tài 35
CHƯƠNG III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM 41
3.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về thoả thuận trọng tài ở Việt Nam 41
3.1.1. Về định nghĩa thỏa thuận trọng tài 41
3.1.2. Về hình thức của thoả thuận trọng tài 41
3.1.3. Về quan hệ giữa hiệu lực của điều khoản trọng tài với hiệu lực của hợp đồng liên quan 43
3.1.4. Về thỏa thuận trọng tài vô hiệu do không xác định rõ tên tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết 44
3.1.5. Về nguyên tắc “thẩm quyền của thẩm quyền” 44
3.1.6. Về thỏa thuận trọng tài không thực hiện hay không thể thực hiện được 45
3.1.7. Về luật điều chỉnh đối với thỏa thuận trọng tài 46
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thỏa thuận trọng tài trong thực tiễn ở Việt Nam 47
3.2.1. Thỏa thuận trọng tài đơn giản và chính xác 47
3.2.2. Lựa chọn hình thức trọng tài phù hợp 47
3.2.3. Lựa chọn Địa điểm tiến hành trọng tài 48
3.2.4. Lựa chọn Luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp 48
3.2.5. Sử dụng ngôn ngữ trọng tài 49
3.2.6. Sử dụng các điều khoản trọng tài mẫu 50
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

h chấp ngoài hợp đồng thì việc ghi nhận một cách rõ ràng về thẩm quyền của người ký kết thỏa thuận trọng tài lại càng có ý nghĩa.
Hai là, trong trường hợp thỏa thuận trọng tài là một điều khoản của hợp đồng, khi có tranh chấp, các bên đưa ra giải quyết tại trọng tài và trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp theo thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài phát hiện ra hợp đồng mà các bên giao kết và cả điều khoản trọng tài chứa đựng trong đó đều vô hiệu thì một vấn đề đặt ra là: khi đó trọng tài sẽ không có quyền tuyên hợp đồng vô hiệu nhưng trọng tài có được quyền tuyên thỏa thuận trọng tài vô hiệu để làm căn cứ từ chối thụ lý vụ tranh chấp hay không? Đây là trường hợp phát sinh trong thực tiễn mà hiện nay chưa có một quy định pháp luật nào điều chỉnh một cách cụ thể.
Ba là, trường hợp thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận cách thức giải quyết tranh chấp đối với một hợp đồng cụ thể, hợp đồng đó về bản chất là vô hiệu, nhưng thỏa thuận trọng tài lại không vô hiệu, vấn đề đặt ra là các bên tranh chấp có hay không quyền được yêu cầu trọng tài giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng vô hiệu. Nếu trọng tài không có thẩm quyền xem xét vấn đề này khi các bên yêu cầu thì việc khẳng định sự tồn tại độc lập của thỏa thuận trọng tài với hiệu lực của hợp đồng đi kèm với nó không có nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu các bên không được quyền yêu cầu trọng tài giải quyết mà vẫn giữ nguyên tính hiệu lực của thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài có thể sẽ là nguyên nhân cản trở các bên yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc. Như vậy, pháp luật trọng tài cần có một giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề đặt ra trong trường hợp trên.
Quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu
Vấn đề thỏa thuận trọng tài đóng một vai trò quan trọng mang tính quyết định đối với sự tồn tại của cách trọng tài. Các mâu thuẫn phát sinh trong hoạt động thương mại không thể được giải quyết bằng trọng tài nếu như thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Dấu hiệu và cách thức giải quyết thỏa thuận trọng tài vô hiệu được quy định trong pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam, tại Điều 10 PLTTTM 2003 có quy định cụ thể các trường hợp vô hiệu của thỏa thuận trọng tài như sau:
Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại
Pháp luật luôn tôn trọng sự tự do thỏa hiệp giữa các bên về việc đưa tranh chấp trong quan hệ thương mại ra giải quyết bằng trọng tài. Tuy nhiên, dù giữa các bên có tồn tại thỏa thuận trọng tài xuất phát từ sự tự do thỏa thuận nhưng tranh chấp giữa họ không thuộc phạm vi hoạt động thương mại thì thỏa thuận trọng tài cũng vô hiệu và dẫn đến hậu quả là trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Vấn đề thỏa thuận trọng tài vô hiệu do “ tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại” được quy định tại Khoản 1, Điều 10 PLTTTM 2003. Để có cách hiểu thống nhất về khái niệm hoạt động thương mại, tại Khoản 3, Điều 2 PLTTTM 2003 đã quy định các hoạt động thương mại như sau: “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phân phối, thay mặt đại lý thương mại, ký gửi, thuê, cho thuê, thăm dò, khai thác, vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”. Khái niệm hoạt động thương mại đã bao quát được gần như toàn bộ các tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh tế hiện nay.
Thỏa thuận trọng tài vi phạm các quy định về hình thức
Pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định thỏa thuận trọng tài phải được thể hiện bằng văn bản. Nghĩa là thỏa thuận trọng tài có giá trị chứng cứ xác định ý chí của các bên khi muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Các hình thức khác của thỏa thuận trọng tài như lời nói hay hành vi đều dẫn tới hậu quả pháp lý là thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức được thể hiện tại Khoản 5, Điều 10 PLTTTM 2003.
Người ký kết thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 2, Điều 10 PLTTTM 2003 thì người không có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài được hiểu là người không có quyền theo luật định để ký kết thỏa thuận trọng tài, ví dụ như người không được ủy quyền hợp pháp, người được ủy quyền vượt quá phạm vi ủy quyền...
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào thỏa thuận trọng tài cũng vô hiệu do được ký kết bởi người không có thẩm quyền. Theo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC số 05/2003/NQ-HĐTP ngày 31/7/2003 hướng dẫn thi hành một số quy định của PLTTTM 2003 quy định: Đối với trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 10 PLTTTM 2003 về nguyên tắc chung nếu người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu. Tuy nhiên, khi phát sinh tranh chấp mà một bên có yêu cầu tòa án giải quyết thì tòa án yêu cầu người có thẩm quyền ký kết thoả thuận trọng tài cho biết ý kiến bằng văn bản có chấp nhận thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền ký kết trước đó hay không. Nếu họ chấp nhận thì trong trường hợp này thỏa thuận trọng tài không vô hiệu và vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài theo thủ tục chung. Quy định này của pháp luật thể hiện sự linh hoạt mềm đối với hoạt động tố tụng trọng tài. Việc chủ thể hợp pháp cho biết ý kiến bằng văn bản chấp nhận thỏa thuận trọng tài như một sự ủy quyền hợp pháp cho chủ thể không có thẩm quyền ký kết, qua đó đảm bảo ý muốn giải quyết tranh chấp của chủ thể hợp pháp.
Một bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Thỏa thuận trọng tài là sự tự do thỏa thuận của các bên về việc đưa tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài, nó là sự thể hiện ý chí của các bên trên cơ sở tự nguyện. Chính vì vậy, chỉ có những chủ thể có đủ năng lực năng lực hành vi dân sự mới thể hiện ý chí của mình cụ thể và chính xác nhất. Năng lực hành vi dân sự là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Việc các chủ thể ký kết không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ dẫn đến sự vô hiệu của thỏa thuận trọng tài theo quy định tại Khoản 3, Điều 10 PLTTTM 2003.
Đối với chủ thể ký kết thỏa thuận trọng tài là các cá nhân, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hay người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Do đó, để chứng minh người ký thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì phải có giấy tờ tài liệu chứng minh ngày tháng năm sinh hay kết luận...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ebook Nghiên cứu quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Văn hóa, Xã hội 0
D Những vấn đề cơ bản của tâm lý học quản trị kinh doanh Quản trị học 0
D Tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 Luận văn Sư phạm 0
D Những vấn đề lý luận về nguyên tắc quyền định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Luận văn Luật 0
D quản lý một số vấn đề về công tác quản lý báo chí hiện nay Quản trị học 0
D CƠ SỞ LÝ LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Luận văn Kinh tế 0
D Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân Luận văn Luật 0
D Quy chế pháp lý của đảo theo quy định của công ước luật biển năm 1982 và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam Luận văn Luật 0
S Hạch toán tài sản cố định với vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH SX Và TM Cường Phát Luận văn Kinh tế 0
R Những vấn đề pháp lý Trong quy chế cho vay tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top