kachisa_gdt

New Member
Download Vấn đề ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và các giải pháp kinh tế miễn phí

Vấn đề ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp TP.HCM - Thực trạng và các giải pháp kinh tế


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Với vai trò khởi động quá trình phát triển công nghiệp tại một số địa điểm chọn lọc, tạo điều kiện phát triển công nghiệp rộng rãi trên phạm vi cả nước, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, càng ngày các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) càng khẳng định vai trò to lớn ấy của mình trong quá trình hội nhập. Song bên cạnh những đóng góp to lớn cho nền kinh tế thì các KCN, KCX đang là mối e sợ của cộng đồng khi càng ngày mức độ ô nhiễm môi trường do các KCN, KCX gây ra càng gia tăng. Nhất là tại TP HCM, việc các KCN, KCX gây ô nhiễm môi trường đã trở thành mối đe dọa cho công cuộc “phát triển bền vững” của chính quyền và nhân dân thành phố. Bởi vậy, đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp một cái nhìn tổng thể và chi tiết thực trạng ô nhiễm tại các KCN, KCX trên địa bàn TPHCM, làm rõ nguyên nhân phát sinh đồng thời đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để khắc phục tình trạng này.
2.
Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu lý luận:
 Làm rõ vấn đề môi trường trong quá trình toàn cầu hóa (các vấn đề môi trường và gìn giữ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế)
 Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong vấn đề kiểm soát và ngăn chặn hiện tượng ô nhiễm môi trường có liên quan đến phát triển kinh tế và rút ra bài học cho việc ngăn chặn ô nhiễm tại các KCN TP.HCM
2.2. Mục tiêu thực tiễn:
 Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước, khí và chất thải rắn liên quan đến sự phát triển công nghiệp hóa và phát triển công nghiệp ở các KCN tại TPHCM
 Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tình hình ô nhiễm tại các KCN TPHCM
 Đề xuất hệ thống các giải pháp kinh tế – xã hội – pháp luật để giải quyết tình trạng ô nhiễm ở các KCN TPHCM
Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp khảo sát thực tế thông qua phát phiếu điều tra..
3.
4.
3.2.2.
Nội dung nghiên cứu: bao gồm có 3 chương và các phụ lục kèm theo
5.
 Chương 1: Vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến phát triển kinh tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
 Chương 2: Thực trạng ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, khu chế xuất TP.HCM
 Chương 3: Những giải pháp ngăn ngừa và khắc phụcc hiện tượng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp tại TP.HCM
Đóng góp của đề tài:


3.2. 3.2.1.
Phương pháp nghiên cứu tại bàn.
Phương pháp nghiên cứu điển hình (Case study) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường có liên quan đến phát triển kinh tế ở các khu công nghiệp tại TP HCM
Phạm vi nghiên cứu: Tại các khu công nghiệp điển hình TP HCM
Đề tài đưa ra nghiên cứu vấn đề khá “nóng bỏng” hiện nay, đó là vấn nạn ô nhiễm môi trường tại các KCN, KCX TP.HCM mà trong các đề tài báo cáo nghiên cứu trước đây (chẳng hạn: “Báo cáo vấn đề BVMT trong phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam”, GS.TSKH Ngô Thế Thi, trường ĐH Xây dựng; Tiểu luận về “Thực trạng các KCN ở Việt Nam và những giải pháp”, Văn Thị Thanh Tuyền, Trương Thị Như Hiếu, Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM;...) thì những vấn đề môi trường trong các KCN được đề cập rất ít và dàn trải, hay vấn đề được báo cáo trên góc độ quá vĩ mô. Chưa có một đề tài nào nghiên cứu chi tiết về thực trạng ô nhiễm KCN trên địa bàn TPHCM và các giải pháp kinh tế khắc phục. Vì vậy tính cấp thiết và thực tiễn của đề tài là ở chỗ phản ánh kịp thời, cung cấp được cách nhìn khá chi tiết về tình hình ô nhiễm tại các KCN TPHCM và đồng thời đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp.
6. Hướng phát triển của đề tài:
Đề tài mở ra hướng nghiên cứu sâu hơn nguồn gốc phát sinh ô nhiễm tại các doanh nghiệp trong các KCN, KCX trên toàn bộ lưu vực sông Sài Gòn-Đồng Nai nhằm đưa ra các giải pháp kinh tế tích hợp, mang tính ứng dụng chung cho toàn khu vực.

1.1.
CHƯƠNG 1
VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình toàn cầu hóa về kinh tế
1
Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu, song nó mang lại cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Thế giới ngày càng có tính liên kết và tác động tương hỗ lẫn nhau. Thế giới được liên kết bởi các tổ chức kinh tế, thương mại, các tổ chức xã hội, và ngày càng hướng tới một cộng đồng kinh tế chung cho cả một khu vực, nhưng đồng thời thế giới cũng được liên kết bởi các loại bệnh dịch, chủ nghĩa khủng bố, di cư và cả nạn ô nhiễm - trong đó có vấn đề “hiệu ứng nhà kính” và sự biến đổi môi trường toàn cầu, v.v...
Qua một số nghiên cứu cho thấy, một trong các vấn đề nổi cộm của nạn ô nhiễm toàn cầu hiện nay chính là tình trạng ô nhiễm môi trường từ các KCN, KCX do công tác thu gom, xử lý và đổ thải các loại rác công nghiệp yếu kém, các khí đốt từ các nhà máy thải ra vượt quá mức cho phép, gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng, chất lượng không khí bị suy giảm... Tại các nước đang phát triển, chỉ 30-50% lượng rác thải được giải quyết. Thậm chí ở một số nước có nền kinh tế đang phát triển, tốc độ tăng lượng rác thải còn lớn hơn tốc độ tăng dân số. Tại Ấn Độ, chỉ 217/3119 thành phố có hệ thống cống thải; và sông Hằng là một trong những con sông ô nhiễm nhất thế giới do hứng chịu chất thải từ 115 thành phố công nghiệp. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện đang có 1,2 tỷ người sống trong môi trường ô nhiễm quá tiêu chuẩn vệ sinh hiện hành; 2 tỷ người đang khát; hơn 2 tỷ người vẫn thiếu nước sạch và điều kiện sử dụng nước vệ sinh. Nghiên cứu cũng cho thấy biến đổi khí hậu chịu 20% trách nhiệm đối với việc thiếu nước sạch, trong khi sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế chịu trách nhiệm đến 80%.
Xu hướng phát triển công nghiệp đa ngành, đặc biệt là công nghiệp nặng, công nghiệp hóa chất là nguyên nhân phát sinh phần lớn chất thải độc hại. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), ô nhiễm không khí và nước tại các quốc gia đang phát triển ở châu Á sẽ tiếp tục tăng gấp 5 - 10 lần ở giai đoạn 2005-2010. Ô nhiễm đô thị và công nghiệp hiện này đang là tác nhân gây ô nhiễm nặng nề đến các vùng nông nghiệp lân cận. Vấn nạn ô nhiễm môi trường không của riêng một quốc gia nào mà đang là mối quan tâm chung của toàn thế giới. Trước

2
sức ép của phát triển kinh tế, nhiều quốc gia đã xem nhẹ việc QLMT, làm cho môi trường sinh thái bị tàn phá nặng nề, điều này không những ảnh hưởng ngược lại tới đời sống xã hội mà còn đến cả chính trị, kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế mang màu sắc tích cực, sẽ đưa quốc gia phát triển bền vững đi đôi với việc có được một môi trường sống lành mạnh và ngược lại sẽ là “ con dao hai lưỡi” nếu một quốc gia quá chú trọng vào nó mà không để ý đến những mặt trái mà việc hủy hoại, tàn phá môi trường là một ví dụ điển hình.
1.2. Xu hướng chuyển dịch tư bản dẫn tới ô nhiễm ở các nước nghèo
Chuyển dịch tư bản (CDTB) từ ngành này sang ngành khác trong phạm vị lãnh thổ một nước, cũng như từ nước này sang nước khác chủ yếu nhằm để tìm kiếm lĩnh vực đầu tư có nhiều lợi nhuận hơn. Tỉ suất lợi nhuận cao trước mắt hay đoán có thể có trong tương lai bao giờ cũng là động lực thúc đẩy CDTB.
Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của vốn, nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Hiện nay xu hướng CDTB dẫn tới ô nhiễm môi trường nặng nề từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thể hiện rõ thông qua FDI. Có thể thấy cùng với những lợi ích do FDI mang lại, các nước đang phát triển phải đối mặt với những thách thức, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là nạn "xuất khẩu" ô nhiễm môi trường từ các nước phát triển trên thế giới đang ngày càng gia tăng.
Trong quá trình thị trường của thời buổi hội nhập ngày càng yêu cầu phải thay đổi tư duy quan niệm về sản xuất sạch và BVMT, thì vai trò của các DN đầu tư nước ngoài, nhất là các MNCs có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình tạo lập tính bền vững môi trường của các dự án FDI. Thông thường MNCs có công nghệ sạch, áp dụng những chuẩn môi trường cao hơn so với yêu cầu của nước chủ nhà, do vậy có khả năng góp phần vào quá trình phát triển bền vững môi trường của nước chủ nhà. Tuy nhiên, có trường hợp MNCs đưa các dây chuyền sản xuất ô nhiễm, hay chuyển giao các công nghệ lạc hậu tới nước chủ nhà, mà những công nghệ này không được chấp nhận tại nước đầu tư. Việc “xuất khẩu” ô nhiễm đã mang lại cho các MNCs một lợi thế cạnh tranh mới nhờ giảm chi phí sản xuất. Nguyên nhân của tình trạng này là do chi phí để khắc phục ô nhiễm môi trường tại các nước phát triển rất cao. Các DN của

3
các nước này buộc phải tìm đến giải pháp chuyển lĩnh vực sản xuất gây ô nhiễm của họ ra nước ngoài. Các nước phát triển như: Đức, Áo, Bỉ, Đan Mạch... đang đánh thuế mạnh vào các ngành gây ô nhiễm, trong khi đó các nước đang phát triển lại có mức thuế thấp hơn nhiều do khát vốn. Vô hình chung, các nước cùng kiệt này trở thành những nước “nhập khẩu” ô nhiễm.
Từ những nhận định và phân tích trên đây, quả thật các nước cùng kiệt đang phải hứng chịu nhiều hệ quả của việc bành trướng và phát triển kinh tế và kỹ nghệ của các nước phát triển. Nếu chính phủ các nước đang phát triển không tỉnh táo trước mặt trái của chu trình CDTB này thì vấn nạn “nhập khẩu” ô nhiễm là càng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết và vô hình chung một lần nữa lại đẩy nhanh, đẩy mạnh cho việc chuyển dịch ô nhiễm mà hệ lụy chính là môi trường của chính quốc gia mình.
1.3. Các vòng đàm phán của WTO và các Hiệp định đa phương (MEAs) có liên quan đến bảo vệ môi trường và sự hưởng ứng của các nước
1.3.1. Vấn đề môi trường ra đời trước khi hình thành WTO:
Bước vào những năm đầu của thập kỷ 70, các nước ký kết Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) bắt đầu nhận thấy rằng các vấn đề môi trường cần được giải quyết trong khuôn khổ GATT vì chúng liên quan đến thương mại. Sự khởi đầu này gắn liền với Hội nghị về Môi trường Con người (Conference on Human Environment) được tổ chức tại Stockhom năm 1972. Mối quan tâm ban đầu trong GATT là cần hạn chế ảnh hưởng của chính sách môi trường đối với tự do hoá thương mại trong khuôn khổ của GATT. Tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa và vẫn còn được tranh luận trong các cuộc đàm phán của GATT, nhất là ở vòng đàm phán Uruguay.
1.3.2. Diễn biến vấn đề môi trường qua các Hội nghị của WTO

ng thường (rắn, lỏng hay bùn) của chất thải trong Danh mục.
1.8. Ngưỡng nguy hại: là cột ghi chú về tiêu chí xác định một chất thải trong Danh mục là chất thải nguy hại hay không nguy hại, bao gồm hai loại như sau:
a) Loại 1 (ký hiệu là *): chỉ là chất thải nguy hại khi có ít nhất một tính chất hay ít nhất một thành phần nguy hại ở mức độ hay hàm lượng bằng hay vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại các tiêu chuẩn hiện hành. Trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn thì áp dụng theo các tiêu chuẩn đã có của quốc tế sau khi được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền về môi trường;
b) Loại 2 (ký hiệu là **): luôn là chất thải nguy hại trong mọi trường hợp.
2. Hướng dẫn quy trình tra cứu, sử dụng Danh mục:
2.1. Xác định một chất thải nguy hại bất kỳ căn cứ vào mã chất thải nguy hại: nếu
đã biết mã của một chất thải nguy hại, căn cứ vào cột thứ nhất (cột “Mã CTNH”) trong Danh mục chất thải nguy hại tại Phần III để tìm ra loại chất thải nguy hại tương ứng.
2.2. Xác định các chất thải nguy hại căn cứ vào nguồn hay dòng thải:
a) Bước 1: căn cứ danh sách chất thải phân loại theo nhóm nguồn hay dòng thải chính tại Phần II để sơ bộ xác định một nguồn thải đang được xem xét có thể phát sinh các chất thải nằm trong những Mục nào, có thứ tự bao nhiêu. Lưu ý là một nguồn thải bất kỳ có thể phát sinh những chất thải nằm trong nhiều Mục khác nhau thuộc hai nhóm Mục như sau:
- Các Mục từ 01 đến 16 bao gồm những nhóm chất thải đặc trưng cho từng loại nguồn hay dòng thải khác nhau;
- Các Mục 17, 18 và 19 bao gồm những nhóm chất thải chung mà mọi nguồn thải đều có thể phát sinh;
b) Bước 2: căn cứ vào thứ tự nêu trên để xác định vị trí của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hay dòng thải chính trong Danh mục chất thải nguy hại ở Phần III;
c) Bước 3: rà soát trong nhóm nguồn hay dòng thải chính nêu trên để xác định nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hay dòng thải liên quan;


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố Biên Hòa ( Nghiên cứu trường hợp tại phường Trung Dũng và phường Tân Phong) Văn hóa, Xã hội 0
D Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong đất và cây trồng tại khu vực ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến môi trường Nông Lâm Thủy sản 0
H Nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Môn đại cương 0
N Vấn đề bồi thương thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển theo pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài Luận văn Luật 2
D vấn đề pháp lý về xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường ở Việt Nam Luận văn Luật 0
K [Free] Vấn đề ô nhiễm môi trường ở các đô thị lớn ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Vấn đề ô nhiễm môi trường - Nghị luận xã hội Văn học 0
C Vấn đề ô nhiễm không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí của Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 2
T Tiểu luận: VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VÀ Ô NHIỄM VÙNG ĐỚI BỜ Tài liệu chưa phân loại 0
P Vận dụng, cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả để phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top