backchien_backthang
New Member
Download miễn phí Luận văn Vấn đề tính dục trong thơ nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh
Không chỉmới trong việc khắc họa chân dung người phụnữmà đương thời các tác giảcòn
chú trọng đềcao, khẳng định con người cá thể. Đó là con người từchỗý thức vềgiá trịbản thân dẫn
đến ý thức vềquyền sống và quyền được hạnh phúc. Xã hội phong kiến với tam tòng tứ đức bấy lâu
nay trói buộc quyền sống của người phụnữ, nhất là quyền đuợc tựdo luyến ái, quyền yêu và được
yêu, quyền được sống và hưởng thụhạnh phúc trần thế. Vì thếcùng với việc đềcao, ngợi ca người
phụnữ, văn học giai đoạn thếkỉXVIII- giữa thếkỉXIX cũng không đứng bên lềcuộc đấu tranh giải
phóng tình cảm cho con người.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-luan_van_van_de_tinh_duc_trong_tho_nom_ho_xuan_huo.LetB2pZDgJ.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-57410/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
vầy hạnh phúc bỗng chia lìa đôi ngả :Thiếp chẳng tưởng ra người chinh phụ,
Chàng há từng học lũ vương tôn?
Cớ sao cách trở nước non,
Khiến người thôi sớm thì hôm những sầu?
Phẩn uất khi nhận ra mặt trái xã hội phong kiến xem con người rẻ rúng như món hàng mua
vui cho bọn quyền thế lắm tiền nhiều của, nàng cung nữ từ chỗ đau khổ, chua chát đến chỗ phẫn nộ,
oán trách. Đau khổ chồng chất có lúc nàng muốn vùng lên đạp đổ tiêu phòng, đạp đổ cả một thành
trì kiên cố của sự bất công trong xã hội phong kiến thối nát, đánh thẳng vào bọn hôn quân bạo chúa
hoang dâm vô độ để tháo củi xổ lồng:
Đang tay muốn dứt tơ hồng
Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra.
( Cung oán ngâm khúc )
Còn Xuân Hương từ chỗ chán chường, ngán ngẫm; không tuyệt vọng, bà vùng lên đi tìm hạnh phúc:
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
( Tự tình II )
Nếu như sau này trong văn học hiện đại, nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao
mượn tiếng chửi để phản kháng lại xã hội thì trước đó Xuân Hương đã dùng tiếng chửi để phản
kháng lại cả một chế độ phong kiến thối nát trói buộc và tước đoạt quyền sống hạnh phúc của con
người:
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
( Làm lẽ )
Có khác nhau chăng là ở chỗ tiếng chửi của Chí Phèo là tiếng chửi của một con người bị cả guồng
máy xã hội đẩy ra bên lề cuộc sống vì không nhìn nhận Chí như một con người, tiếng chửi đó đau
đớn mà bế tắc tuyệt vọng. Còn tiếng chửi trong thơ Xuân Hương là tiếng chửi mở đường, đánh dấu
sự thức tỉnh của con người cá nhân và báo hiệu sự sụp đổ không tránh khỏi của cả một chế độ xã hội
suy tàn. Hơn nữa, đó không chỉ là tiếng chửi cá nhân đó là tiếng chửi của cả một kiếp chồng chung,
những kiếp người cùng chung số phận làm lẽ, tiếng chửi ấy vì thế không bế tắc mà có sự đồng cảm.
Trong cùng cảnh ngộ không tìm thấy hạnh phúc trong tình yêu, hôn nhân, nàng chinh phụ chỉ
biết mỏi mòn chờ đợi:
Đành muôn kiếp chữ tình đã vậy,
Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau
Thiếp xin chàng chớ bạc đầu,
Thiếp thì giữ mãi lấy màu trẻ trung…
( Chinh phụ ngâm )
Người cung nữ chỉ biết thở than, oán hận:
Khoảnh làm chi bấy chúa xuân
Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.
( Cung oán ngâm khúc )
Thì Xuân Hương quyết liệt hơn trên hành trình đi tìm hạnh phúc, bà không đứng đó chờ đợi, bà chủ
động đi tìm hạnh phúc, có lúc là lời tha thiết mời duyên:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quyệt rồi
( Mời trầu )
Có khi là lời thách thức tinh nghịch, nửa đùa nửa thật:
Giếng ấy thanh tân ai cũng biết
Đố ai dám thả nạ dòng dòng.
( Giếng thơi )
Bà bảo vệ người đàn bà chửa hoang chống lại cả miệng đời, dư luận:
Quản bao miệng thế đời chênh lệch,
Không có, nhưng mà có, mới ngoan.
( Không chồng mà chửa )
Và dù hạnh phúc có đến hay không, vẹn tròn hay bị chia sẻ, nữ sĩ vẫn dặn lòng giữ vẹn tấm lòng son
trước những ba chìm bảy nổi của số phận:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
( Bánh trôi)
Ngoài Hồ Xuân Hương là trường hợp đặc biệt, nhìn chung tiếng nói phản kháng trong văn
học trung đại tuy có mạnh mẽ nhưng cuối cùng cũng rơi vào bế tắc, con người vẫn là nạn nhân cam
chịu chấp nhận số phận. Các tác giả muốn chống phong kiến nhằm giải phóng con người trên lĩnh
vực tinh thần nhưng ít nhiều họ vẫn còn bị ràng buộc bởi những quan hệ phong kiến; vì thế kết thúc
tác phẩm, người phụ nữ vẫn chưa tìm thấy hạnh phúc trong lòng xã hội phong kiến còn quá nhiều
bất công. Nàng cung nữ trong Cung oán ngâm khúc ngày lại ngày sống lẻ loi, cô đơn, tàn lụi, chôn
vùi tuổi xuân, hạnh phúc ái ân ngắn ngủi trong chốn thâm cung lạnh lẽo. Nàng chinh phụ chờ đợi
mỏi mòn, hi vọng, tuổi xuân và hạnh phúc theo năm tháng cạn dần, cuối cùng khép lại tác phẩm chỉ
còn tiếng than ai oán thấu trời xanh, con người bất lực, buông xuôi, phó mặc cho số phận đẩy đưa.
Kiều sau mười lăm năm lưu lạc đoạn trường, bị sóng gió cuộc đời vùi dập, bị bao thế lực chà đạp
vẫn không tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình. Và trong thơ Nôm truyền tụng, Hồ Xuân Hương -
người phụ nữ bản lĩnh mạnh mẽ đi đầu trong tiếng nói đấu tranh đòi quyền sống cho con người, với
tiếng khóc, điệu cười thấu trời xanh, động lòng người, vẫn đứng đó sừng sững cô đơn qua năm
tháng.
Tóm lại, Văn học trung đại với những kiệt tác: Truyện Kiều – Nguyễn Du, Cung oán ngâm
khúc – Đặng Trần Côn, Chinh phụ ngâm – Nguyễn Gia Thiều, Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương…dù
mức độ phản ánh có khác nhau nhưng đều có chung tiếng nói khẳng định giá trị con người, đề cao
quyền sống cho con người đặc biệt là lên tiếng tôn trọng bênh vực người phụ nữ. Chính những giá
trị nội dung đó đã thực sự đem lại luồng gió dân chủ đổi mới cho văn học giai đoạn cuối thế kỷ
XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, đóng góp nội dung mới cho văn học và làm giàu thêm chủ nghĩa nhân
văn vốn có của nền văn học dân tộc.
2.3. Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương và thơ hiện đại
Văn học trung đại khép lại vào cuối thế kỉ XIX và lịch sử mở ra thời kì hiện đại từ đầu thế kỉ
XX. Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thời kì quan trọng trong lịch sử dân
tộc nói chung và lịch sử văn học nói riêng. Chỉ không đầy nửa thế kỉ, xã hội Việt Nam đã có những
biến đổi sâu sắc chưa từng thấy. Vượt lên sự kìm hãm của các thế lực thực dân phong kiến, hòa nhịp
với sự lớn mạnh của dân tộc, nền văn học nước nhà đã phát triển theo hướng hiện đại hóa với tốc độ
rất nhanh và đạt những thành tựu to lớn. Chỉ sau hai thập kỉ lịch sử văn học đã bước vào thời kì
Phục Hưng với phong trào Thơ mới, Tự lực văn đoàn, trào lưu hiện thực phê phán và văn học Cách
mạng. Văn học Việt Nam lúc này ví như nàng công chúa ngủ trong rừng được làn gió mới của
chàng hoàng tử đến từ phương Tây mang tên “Dân Chủ” đến đánh thức, văn học có nhiều thay đổi
lớn dẫn đến những biến đổi sâu sắc trong ý thức và tâm lí con người; nền văn hóa và tâm hồn Việt
đủ điều kiện để vượt qua giới hạn của ảnh hưởng văn hóa, văn học cổ Trung Quốc để tiếp xúc với
thế giới hiện đại.
Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục phát huy những truyền thống tư tưởng lớn
của dân tộc, đồng thời đem đến cho những truyền thống ấy một đóng góp của thời đại: tinh thần dân
chủ. Tinh thần dân chủ thời kì này khác với giai đoạn trung cổ, đem đến cho truyền thống nhân đạo
những khía cạnh nội dung mới văn học quan tâm đến đối tượng chủ yếu là những con người bình
thường trong xã hội. Chủ nghĩa nhân đạo trong thời kì này còn gắn liền với sự thức tỉnh ý thức cá
nhân. Nhiều tác giả đã thể hiện sâu sắc khát vọng sống mãnh liệt của cá nhân, họ đấu tranh chống
luân lí, lễ giáo phong kiến để giành quyền h...