Download miễn phí Tiểu luận Vấn đề từ ngoại lai trong tiếng việt
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
1. Hiện tượng chuyển nghĩa từ vựng 1
2. cách chuyển nghĩa từ vựng 3
II. KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NGHĨA TỪ VỰNG TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH - BẢO NINH 4
1. Đặt vấn đề
Là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người, ngôn ngữ không ngừng lớn mạnh. So với ngữ âm và ngữ pháp thì từ vựng là bộ phận biến đổi nhiều và nhanh nhất bởi vì nó trực tiếp phản ánh đời sống xã hội. Theo Stalin: “…từ vựng của một ngôn ngữ là bộ phận dễ chuyển biến nhất thì nó ở trong tình trạng biến đổi liên miên”. Tuy nhiên, muốn nhận ra những đặc điểm mới sinh ra và phát mới phát triển của trong từ vựng của mỗi ngôn ngữ thì thường phải theo dõi sự phát triển từ vựng của nó trong một thời gian dài. Mấy chục năm so với lịch sử phát triển của một ngôn ngữ chỉ là một quãng ngắn, không đáng kể. Nhưng với tiếng Việt, mấy chục năm gần đây lại là thời kỳ diễn ra những biến đổi toàn diện và sâu sắc của hệ thống từ vựng. Cũng như mọi thứ tiếng khác, trong quá trình phát triển, tiếng Việt đã tiếp nhận thêm nhiều từ ngữ, nhiều ý nghĩa và cách cấu tạo từ của ngoại ngữ để làm giàu cho từ vựng của mình.
Tự ngoại lai là từ mà tiếng Việt tiếp nhận của các ngôn ngữ cả về nội dung và hình thức. Nguồn tiếp nhận trước hết vẫn phải kể đến tiếng Hán. Từ đầu thế kỷ đến nay, tiếng Việt vẫn chủ yếu tiếp nhận các từ ngữ mới từ tiếng Hán. Nếu tiếp nhận qua con đường sách vở thì những từ gốc Hán này được đọc theo cách đọc Hán-Việt chứ không đọc theo cách phát âm của tiếng Hán phổ thông: cộng hồ, chính trị, đại sứ quán, độc lập,... Nếu tiếp nhận qua con đường khẩu ngữ thì từ ngoại lai lại được đọc theo âm địa phương nào đó: ca la thầu, mì chính, quẩy,…
Sau tiếng Hán, một số ngôn ngữ Ấn –Âu mà trước hết là tiếng Pháp là những nguồn quan trọng cung cấp từ ngữ mới cho tiếng Việt: cà rốt, ghi đông, may ô,…Cũng có những từ tiếng Việt tiếp nhận từ các ngôn ngữ của các dân tộc ít người ở Việt Nam nhưng số này không nhiều: buôn, bản, phai,..
Do đó, căn cứ vào nguồn gốc của các từ, người ta chia từ vựng thành hai lớp: từ bản ngữ và từ ngoại lai. Hai khái niệm này cần được xác định một cách biện chứng và lịch sử.
2. Phân biệt từ bản ngữ và từ ngoại lai
Bất kì ngôn ngữ nào, trong quá trình hình thành và phát triển của mình cũng thu hút nhiều yếu tố của các ngôn ngữ khác, do đó có nhiều từ ngữ giống hay tương tự với các từ ngữ của các ngôn ngữ khác. Tiếng Việt hiện đại của chúng ta ngày nay chứa đựng nhiều từ ngữ giống hay tương tự với các từ ngữ trong nhiều thứ tiếng khác như: tiếng Mường, tiếng Thái, tiếng Tày-Năng, tiếng Bana, tiếng Gialai, tiếng Êđê, tiếng Khmer, tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Anh... Nếu không nhìn nhận vấn đề một cách biện chứng và lịch sử thì rất khó xác định đâu là từ bản ngữ, đâu là từ ngoại lai. Có người cho rằng chỉ có thể gọi một cách hợp lí từ ngoại lai trong một ngôn ngữ nhất định là những yếu tố đã thâm nhập sau cái thời kì ít nhiều chính xác đánh dấu một cách quy ước giai đoạn đầu của ngôn ngữ ấy. Trong thực tế, vấn đề xác định thời gian hình thành của một ngôn ngữ dân tộc nào đó là rất phức tạp và không phải bao giờ cũng cho một câu trả lời chắc chắn. Vì vậy, chúng ta vẫn vấp phải cái khó khăn trong khi phân biệt từ bản ngữ và từ ngoại lai. Nội dung của hai khái niệm này chỉ có thể xác định một cách tương đối chắc chắn nếu xét chúng trong những giai đoạn lịch sử cụ thể nhất định.
Các giai đoạn phát triển của một ngôn ngữ kế tiếp lẫn nhau, mỗi giai đoạn bao gồm những yếu tố thuộc ba loại:
- Những yếu tố cũ từ giai đoạn trước để lại.
- Những yếu tố mới du nhập vào từ các ngôn ngữ khác trong giai đoạn ấy.
- Những sản phẩm mới được cấu tạo trên cơ sở những yếu tố cũ và những yếu tố mới du nhập vào.
Xét trong giai đoạn ấy, những từ thuộc loại một và loại ba có thể được coi từ bản ngữ, còn những từ thuộc loại hai là những từ ngoại lai. Tuy nhiên, khái niệm từ ngoại lai và từ bản ngữ được quan niệm một cách biện chứng. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Những từ ngoại lai trong giai đoạn này có thể trở thành từ bản ngữ trong giai đoạn tiếp theo.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
1. Hiện tượng chuyển nghĩa từ vựng 1
2. cách chuyển nghĩa từ vựng 3
II. KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NGHĨA TỪ VỰNG TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH - BẢO NINH 4
1. Đặt vấn đề
Là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người, ngôn ngữ không ngừng lớn mạnh. So với ngữ âm và ngữ pháp thì từ vựng là bộ phận biến đổi nhiều và nhanh nhất bởi vì nó trực tiếp phản ánh đời sống xã hội. Theo Stalin: “…từ vựng của một ngôn ngữ là bộ phận dễ chuyển biến nhất thì nó ở trong tình trạng biến đổi liên miên”. Tuy nhiên, muốn nhận ra những đặc điểm mới sinh ra và phát mới phát triển của trong từ vựng của mỗi ngôn ngữ thì thường phải theo dõi sự phát triển từ vựng của nó trong một thời gian dài. Mấy chục năm so với lịch sử phát triển của một ngôn ngữ chỉ là một quãng ngắn, không đáng kể. Nhưng với tiếng Việt, mấy chục năm gần đây lại là thời kỳ diễn ra những biến đổi toàn diện và sâu sắc của hệ thống từ vựng. Cũng như mọi thứ tiếng khác, trong quá trình phát triển, tiếng Việt đã tiếp nhận thêm nhiều từ ngữ, nhiều ý nghĩa và cách cấu tạo từ của ngoại ngữ để làm giàu cho từ vựng của mình.
Tự ngoại lai là từ mà tiếng Việt tiếp nhận của các ngôn ngữ cả về nội dung và hình thức. Nguồn tiếp nhận trước hết vẫn phải kể đến tiếng Hán. Từ đầu thế kỷ đến nay, tiếng Việt vẫn chủ yếu tiếp nhận các từ ngữ mới từ tiếng Hán. Nếu tiếp nhận qua con đường sách vở thì những từ gốc Hán này được đọc theo cách đọc Hán-Việt chứ không đọc theo cách phát âm của tiếng Hán phổ thông: cộng hồ, chính trị, đại sứ quán, độc lập,... Nếu tiếp nhận qua con đường khẩu ngữ thì từ ngoại lai lại được đọc theo âm địa phương nào đó: ca la thầu, mì chính, quẩy,…
Sau tiếng Hán, một số ngôn ngữ Ấn –Âu mà trước hết là tiếng Pháp là những nguồn quan trọng cung cấp từ ngữ mới cho tiếng Việt: cà rốt, ghi đông, may ô,…Cũng có những từ tiếng Việt tiếp nhận từ các ngôn ngữ của các dân tộc ít người ở Việt Nam nhưng số này không nhiều: buôn, bản, phai,..
Do đó, căn cứ vào nguồn gốc của các từ, người ta chia từ vựng thành hai lớp: từ bản ngữ và từ ngoại lai. Hai khái niệm này cần được xác định một cách biện chứng và lịch sử.
2. Phân biệt từ bản ngữ và từ ngoại lai
Bất kì ngôn ngữ nào, trong quá trình hình thành và phát triển của mình cũng thu hút nhiều yếu tố của các ngôn ngữ khác, do đó có nhiều từ ngữ giống hay tương tự với các từ ngữ của các ngôn ngữ khác. Tiếng Việt hiện đại của chúng ta ngày nay chứa đựng nhiều từ ngữ giống hay tương tự với các từ ngữ trong nhiều thứ tiếng khác như: tiếng Mường, tiếng Thái, tiếng Tày-Năng, tiếng Bana, tiếng Gialai, tiếng Êđê, tiếng Khmer, tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Anh... Nếu không nhìn nhận vấn đề một cách biện chứng và lịch sử thì rất khó xác định đâu là từ bản ngữ, đâu là từ ngoại lai. Có người cho rằng chỉ có thể gọi một cách hợp lí từ ngoại lai trong một ngôn ngữ nhất định là những yếu tố đã thâm nhập sau cái thời kì ít nhiều chính xác đánh dấu một cách quy ước giai đoạn đầu của ngôn ngữ ấy. Trong thực tế, vấn đề xác định thời gian hình thành của một ngôn ngữ dân tộc nào đó là rất phức tạp và không phải bao giờ cũng cho một câu trả lời chắc chắn. Vì vậy, chúng ta vẫn vấp phải cái khó khăn trong khi phân biệt từ bản ngữ và từ ngoại lai. Nội dung của hai khái niệm này chỉ có thể xác định một cách tương đối chắc chắn nếu xét chúng trong những giai đoạn lịch sử cụ thể nhất định.
Các giai đoạn phát triển của một ngôn ngữ kế tiếp lẫn nhau, mỗi giai đoạn bao gồm những yếu tố thuộc ba loại:
- Những yếu tố cũ từ giai đoạn trước để lại.
- Những yếu tố mới du nhập vào từ các ngôn ngữ khác trong giai đoạn ấy.
- Những sản phẩm mới được cấu tạo trên cơ sở những yếu tố cũ và những yếu tố mới du nhập vào.
Xét trong giai đoạn ấy, những từ thuộc loại một và loại ba có thể được coi từ bản ngữ, còn những từ thuộc loại hai là những từ ngoại lai. Tuy nhiên, khái niệm từ ngoại lai và từ bản ngữ được quan niệm một cách biện chứng. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Những từ ngoại lai trong giai đoạn này có thể trở thành từ bản ngữ trong giai đoạn tiếp theo.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links