rainbow_139

New Member

Download miễn phí Một số vấn đề về đổi mới tư duy đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020





-Đổi mới cơ cấu ngành nghề theo hướng hiện đại gắn với xây dựng nền kinh tế tri thức, có sức
cạnh tranh cao, đem lại giá trị gia tăng và gía trị quốc gia lớn
+Đối với các ngành công nghiệp, cần coi trọng công nghiệp công nghệ cao, sạch, có sức cạnh
tranh cao, có sức thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác và có khả năng tham gia chuỗi giá trị và
mạng lưới phân phối toàn cầu. Khuyến khích phát triển những ngành công nghiệp có ý nghĩa đầu tàu và cực kỳ quan trọng như công nghiệp năng lượng, điện tử, cơ khí chế tạo, dầu khí, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp sản xuất vật liệu (kể cả thép chất lượng cao), sản xuất dược phẩm. Thực hiện mạnh mẽ hơn, có hiệu quả hơncông nghiệp phụ trợ, tăng tỷ lệ nội địa hoá cũng như công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Hình thành những trung tâm công nghiệp lớn ở các vùng, miền trên cơ sở tập trung năng lực công nghiệp lớn và phân bố công nghiệp hợp lý theo lãnh thổ ở từng vùng, từng tỉnh với tầm nhìn dài hạn.
+ Đối với lĩnh vực dịch vụ, nơi được xem là còn nhiều tiềm năng, phải tạo ra sự bứt phá lớn để
thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế. Cần coi trọng phát triển dịch vụ ở cả thành thị và nông thôn theo hướng hiện đại và có gía trị gia tăng lớn; phải đảm bảo các ngành dịch vụ có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của các ngành sản xuất vật chất. Mở cửa và phát triển hợp tác quốc tế mạnh mẽ để xây dựng được các dịch vụ cơ bản đem lại giá trị lớn, có giá trị quốc gia và hiệu quả cao và tham gia mạnh vào phân công lao động quốc tế; đồng thời phát triển hiệu quả cả đối với dịch vụ công và dịch vụ thu lợi nhuận. Ưu tiên phát triển tài chính ngân hàng, du lịch, vận tải, giáo dục đào tạo, chữa bệnh, viễn thông, khoa học công nghệ, dịch vụ công, tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công. Nhanh chóng hiện đại hoá lĩnh vực xây dựng để đủ sức đáp ứng ứng nhu cầu xây dựng trong nước và tiến tới có thể xuất khẩu.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI TƯ DUY ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI KỲ 2011 – 2020
PGS TS Ngô Doãn Vịnh
PGS TS Bùi Tất Thắng
Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT
(Bài đã đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo. Số 1, tháng 1/2009 (441); tr. 17-20).
I. Đối với chủ đề tư tưởng của chiến lược
Việt Nam đã thực hiện hai chiến lược 10 năm phát triển kinh tế - xã hội. Chiến lược 10 năm phát
triển kinh tế - xã hội đầu tiên (1991 – 2000) được xây dựng trong bối cảnh đất nước vừa trải qua thời kỳ
khủng hoảng sâu sắc. Nền kinh tế trì trệ, lạm phát cao và kéo dài, đời sống nhân dân sút kém…, trong
khi tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, mà đỉnh điểm là hệ thống các nước XHCN sụp đổ.
Trong bối cảnh ấy, chiến lược 10 năm phát triển kinh tế - xã hội 1991 – 2000 đã xác định chủ đề là “Ổn
định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”, với mục tiêu tổng quát là: “Ra khỏi khủng hoảng, ổn
định tình hình kinh tế - xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước cùng kiệt và kém phát triển, cải thiện đời
sống của nhân dân, củng cố quốc phòng và an ninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn
vào đầu thế kỷ 21. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đến năm 2000 tăng khoảng gấp đôi so với năm
1990”.
Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế - xã hội lần thứ hai (2001 - 2010) hiện đang thực hiện, được
xây dựng trong bối cảnh “phần lớn các mục tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược kinh tế - xã hội 1991 -
2000 đã được thực hiện” thắng lợi và “đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội”. Trên thế giới,
quá trình toàn cầu hoá kinh tế tăng nhanh, nền kinh tế tri thức hình thành và phát triển, khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương đang phát triển năng động, nhiều thời cơ lớn đan xen với nhiều thách thức lớn.... Trong
bối cảnh ấy, chiến lược 10 năm phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 đã xác định chủ đề là “Đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Chiến lược 10 năm 2001 - 2010 có mục tiêu tổng quát
của là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh
thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế,
quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được
hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”.
Cách xác định chủ đề của hai chiến lược nêu trên đã thể hiện những nhiệm vụ đặc thù của thời
kỳ chiến lược, thể hiện tính nhất quán về đường lối của Đảng, khát vọng của nhân dân và phù hợp với xu
thế phát triển của thời đại. Kế thừa và tiếp tục dựa trên cách tiếp cận này, nhiều ý kiến cho rằng, chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm sắp tới (2011 – 2020) nên tiếp tục lấy là: “Xây dựng Việt Nam về
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.
Bản chiến lược có sứ mạng cụ thể hóa một bước Cương lĩnh của Đảng, vạch ra chủ trương
đường lối phát triển kinh tế - xã hội cho một thời kỳ nhất định (10 năm), tạo ra sự thống nhất về nhận
thức và hành động, dẫn dắt và khích lệ mọi người hăng hái tham gia với tất cả sức lực của mình vì sự
phát triển của chính mình và toàn xã hội.
Một lưu ý rất quan trọng là theo cách làm truyền thống ở Việt Nam, chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội được xây dựng cho thời kỳ 10 năm. Khuôn khổ thời gian này về nhiều phương diện là không dài,
nên không thể làm tất thảy mọi việc trong kỳ chiến lược, nhất là trong điều kiện kinh tế còn kém phát triển,
nguồn lực bị hạn chế. Vì vậy, trong việc hoạch định đường lối chiến lược, nhất thiết phải lựa chọn các
vấn đề lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển để giải quyết trong phạm vi thời gian 10 năm
mà chiến lược bao quát.
2. Những vấn đề lớn đối với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2.1. Tạo những “cú hích” mạnh (big push) làm xoay chuyển tình thế, thúc đẩy xu thế
2
Mỗi thời kỳ chiến lược, sự phát triển kinh tế - xã hội có những nhiệm vụ mà việc giải quyết
chúng, thường cần những “cú hích” (big push) đủ mạnh, làm thay đổi hẳn cục diện, tạo ra sự bứt phá cần
thiết cho sự sự phát triển.
Vậy những “cú hích” nào có thể giúp nền kinh tế Việt Nam xoay chuyển tình thế lạc hậu, kém
phát triển, năng suất thấp, tiến nhanh đến hiện đại hóa? Kinh nghiệm lịch sử của nhiều nước CNH thành
công trước đây là hình thành những ngành (lĩnh vực, sản phẩm) chủ lực hay mũi nhọn, gắn với hệ thống
doanh nghiệp mạnh và những vùng lãnh thổ động lực. Thực tế này cũng dựa trên căn cứ lý thuyết về sự
phân công lao động xã hội (theo ngành và theo lãnh thổ) không chỉ trong phạm vi mỗi nền kinh tế mà còn
cả trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt dưới tác động to lớn và mạnh mẽ của tiến trình toàn cầu hóa kinh tế.
Như vậy, có thể coi việc hình thành những ngành kinh tế chủ lực và lãnh thổ động lực là những “cú hích”
mạnh của chiến lược 10 năm phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020.
2.2. Tìm ra chỗ cản trở để đột phá
Tình trạng yếu kém, tình thế phát triển khó khăn, đều có những căn nguyên sâu xa của nó.
Những căn nguyên ấy chính là những cản trở, nhẹ thì gây kìm hãm, ách tắc, nặng thì triệt tiêu động lực,
thậm chí hủy hoại sự phát triển. Chúng tui chia sẻ với nhiều ý kiến cho rằng, chỗ cản trở phát triển, căn
nguyên của tình thế lạc hậu, kém phát triển, năng suất thấp ở Việt Nam là những yếu tố như thiếu nguồn
nhân lực chất lượng cao, thiếu hệ thống kết cấu hạ tầng (đồng bộ và hiện đại), và thiếu các doanh
nghiệp kinh doanh hiện đại mà linh hồn của nó là các doanh nhân.
- Nhân lực chất lượng cao
Ngay trong Lời nói đầu của cuốn “Nhân sự - Chìa khóa của thành công” Jinji Mangekyo - 1977),
ông Matsushita Konosuke (1894 – 1969), người sáng lập tập đoàn Matsushita, một trong số 20 nhà
doanh nghiệp tài ba, lỗi lạc nhất thế kỷ XX của Nhật Bản – đã viết: “Người ta thường nói: “sự nghiệp
thành hay bại đều do con người”. Qua kinh nghiệm tạo dựng sự nghiệp mà bản thân và tất cả các cộng
sự tham gia, tui thấy hoàn toàn đúng. Có thể nói, sự nghiệp là cái mà con người là trung tâm của sự phát
triển, thành hay bại đều do có chiêu mộ được nhân tài phù hợp hay không?
Dù là công ty có truyền thống và nội dung sự nghiệp tốt đẹp, nếu không tìm được nhân tài phù
hợp để gánh vác truyền thống ấy, sẽ dần dần bị suy thoái, do đó, công ty nào cũng quan tâm tới vấn đề
rất hệ trọng đào tạo người, cụ thể là chú ý đến việc tìm người, giáo dục người và phát huy năng lực trí
tuệ của h
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top