b4bjmjlo_9x

New Member

Download Tiểu luận Một số vấn đề về người không được quyền hưởng di sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự miễn phí





Di chúc là sự định đoạt tài sản của người có tài sản cho người thừa kế của họ sau khi người lập di chúc qua đời. Pháp luật dân sự Việt Nam quy định: ý chí của người lập di chúc phải hoàn toàn tự do, tự nguyện, tự định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế được chỉ định. Do đó, người lập di chúc phải trong tình trạng minh mẫn và sáng suốt khi lập di chúc. Tình trạng minh mẫn và sáng suốt được hiểu là người lập di chúc đủ điều kiện về độ tuổi lập di chúc, hoàn toàn làm chủ được suy nghĩ và hành vi của mình, không bị ràng buộc bởi bất kỳ cá nhân nào. Người lập di chúc hiểu được mình định đoạt tài sản như thế nào, cho ai và tại sao lại như vậy.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ng những trường hợp này chỉ được tiến hành giải quyết chừng nào bản án nói trên đã có hiệu lực pháp luật.
CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN HƯỞNG DI SẢN
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe hay có hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trong danh dự, nhân phẩm của người đó (Điểm a Khoản 1 Điều 643 BLDS)
Điều kiện chính được đặt ra trong trường hợp này đó là phải có một bản án có hiệu lực của pháp luật. Vì vậy, người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không bị kết án thì sẽ không bị ràng buộc bởi điều này. Mặt khác, nếu một người đã bị kết án, sau đó được xóa án tích thì vẫn không được quyền hưởng di sản theo quy định tại điều này.
Người bị kết án về hành vi xâm phạm đến tính mạng của người để lại di sản
Hành vi xâm phạm đến tính mạng là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của người đó, mà trong trường hợp này là người để lại di sản.
Khi người thừa kế xâm phạm đến tính mạng của người để lại di sản thì họ sẽ bị tước bỏ quyền hưởng di sản dù không vì động cơ trục lợi hay không phải với mục đích để được hưởng di sản. Tuy nhiên, xét về mặt chủ quan thì hành vi đó phải là lỗi cố ý. Nếu họ vô ý làm thiệt hại đến tính mạng của người để lại di sản và dù đã bị kết án hình sự có hiệu lực pháp luật thì họ vẫn không bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản. Tức là, hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng của người để lại di sản phải là hành vi được thực hiện một cách trái pháp luật. Những hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng của người để lại di sản trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, gây thiệt hại đến tính mạng của người để lại di sản do bị cưỡng bức về thể chất hay tinh thần... hay trong trường hợp thi hành án tử hình thì người thực hiện hành vi không bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản. Như vậy, trong trường hợp trên thì việc xem xét hình thức lỗi của người có hành vi xâm phạm đến tính mạng của người để lại di sản có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định người đó có được hưởng di sản hay không.
Ví dụ: A và B kết hôn hợp pháp, có ba người con chung là C, D, E. Tháng 1/2006, do muốn nhanh chóng được hưởng di sản, C giết B và sau đó đã bị Tòa án kết án về tội giết người theo Khoản 1, Điều 93 BLHS. Trong trường hợp này, C là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của B. Nhưng C đã có hành vi giết B, nên theo điểm a Khoản 1 Điều 643, C sẽ không được quyền hưởng di sản của B. Cũng trường hợp này, nếu C giết B vì phòng vệ chính đáng (B đang đe dọa và có những hành vi khẳng định rằng B muốn giết A) thì C vẫn được hưởng thừa kế của B.
Người bị kết án về hành vi ngược đãi, vi phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản.
Sự ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của con người là những hành vi cố ý xâm phạm đến quyền được tôn trọng về nhân phẩm, danh dự, mà trong trường hợp này là người để lại di sản. Đó là những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức thường được thực hiện thông qua hành động như: Chửi mắng, nhục mạ, ghẻ lạnh... hay cũng có thể là hành động hiếp dâm, mua bán người( Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự, Hà Nội, 2010, tr. 323
) để lại di sản… làm cho họ đau đớn về mặt tinh thần, danh dự bị xúc phạm, giày vò và khốn khổ về mặt thể xác.
Tuy nhiên, như thế nào được coi là nghiêm trọng thì luật dân sự Việt Nam chưa quy định và giải thích cụ thể bằng văn bản. Dù vậy, theo pháp luật quy định thì người có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản chỉ bị tước quyền hưởng di sản khi hành vi đó đã bị kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, khi những hành vi nói trên thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và đã bị kết án thì hành vi đó đã hàm chứa trong nó tính chất nghiêm trọng. Nghĩa là bằng việc truy cứu trách nhiệm hình sự và kết án hành vi nói trên, bản án hình sự kết án người có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người để lại di sản tự nó đã xác định tính nghiêm trọng của hành vi này. Cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết việc thừa kế trong trường hợp này không cần xác định tính nghiêm trọng của các hành vi đó nữa mà có quyền tuyên bố những người có hành vi đó không được quyền hưởng di sản.
Ví dụ: A có bốn người con là C, D, E, F. Từ năm 2007, do A luôn thiên vị D, E, F nên C luôn xỉ nhục, miệt thị hạ thấp danh dự của A công khai trước hàng xóm. Năm 2008, C bị Tòa án kết án về tội làm nhục người khác theo Khoản 2, Điều 121 BLHS. Trong trường hợp này, C là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của A. Nhưng C đã bị Tòa án kết án về tội làm nhục A, nên theo điểm a Khoản 1 Điều 643, C sẽ không được quyền hưởng di sản của B.
Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản (điểm b Khoản 1 Điều 643 BLDS)
Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa người để lại di sản với người thừa kế theo pháp luật khi người để lại di sản còn sống. Nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau khi còn sống giữa các thành viên trong gia đình không những là thông lệ của xã hội mà còn được pháp luật hôn nhân và gia đình ghi nhận. Phổ biến nhất là quan hệ nuôi dưỡng nhau giữa cha – mẹ và con; anh, chị, em ruột với nhau; ông – bà nội, ngoại đối với cháu...
Người thừa kế bị coi là có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng là người được Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (sau đây gọi tắt là Luật HNGĐ 2000) xác định là có nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản nhưng họ không thực hiện nghĩa vụ đó. Theo quy định trong Luật HNGĐ 2000 thì người thừa kế được xác định là người có nghĩa vụ cấp dưỡng người để lại di sản trong những trường hợp sau:
Người để lại thừa kế là cha, mẹ hay con của họ
Theo Khoản 1 Điều 36 LHNGĐ 2000: “1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hay con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.
Như vậy, cha mẹ luôn là người thừa kế theo pháp luật đối với di sản do con để lại. Tuy nhiên, cha mẹ sẽ không được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với di sản của con nếu cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con khi người con đó chưa thành niên hay đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Trong trường hợp thừa kế theo di chúc, cha mẹ có thể là người thừa kế của con trong ba trường hợp sau: Con đã thành niên có năng lực hành vi dân sự, con đã tròn 15 tuổi, con đã thành niên nhưng tàn tật (không mất năng lực hành vi dân sự) lập di chúc và chỉ định cha, mẹ là người thừa kế di sản của người con đó. Trong đó, cha mẹ chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con (người để lại di sản) trong ha...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top