Onlyu_tk

New Member
Download Luận văn Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học sinh học 11

Download miễn phí Luận văn Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học sinh học 11





MỤC LỤC
Trang
Mở đầu . 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu về dạy học hợp tác trên thế giới . 4
1.2. Tình hình nghiên cứu về dạy học hợp tác ở Việt Nam 8
Chương 2: VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11
2.1. Cấu trúc chương trình SH 11 và các thành phần kiến thức cơ bản 12
2.2. Cơ sở lí thuyết của dạy học hợp tác 13
2.3. Khái niện dạy học hợp tác . 16
2.4. Phân loại nhóm hợp tác . 18
2.5. Hiệu quả của dạy học hợp tác 19
2.6. Các mô hình tổ chức dạy học hợp tác . 20
2.7. Quy trình của một bài học hợp tác . 26
2.8. Môi trường học tập và các nhiệm vụ quản lí . 37
2.9. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học hợp tác 38
2.10. Giáo án mẫu . 41
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiện sư phạm . 56
3.2. Nội dung thực nghiệm 56
3.3. Phương pháp thực nghiệm . 57
3.4. Kết quả thực nghiệm . 59
3.5. Kết luận chung về thực nghiệm sư phạm . 67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 75



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

m điểm cá nhân sẽ
mang lại cho học sinh cơ hội tốt đóng góp vào thành tích của cả đội. Hệ thống
chấm điểm này kích thích học sinh tham gia vào các đội và cũng hạn chế
được những học sinh không tích cực hoạt động vì họ sẽ không được chấp
nhận khi đánh giá kết quả cho toàn đội.
Riêng với phương pháp điều tra nhóm thì cách đánh giá như trên lại
không phù hợp. Trong phương pháp điều tra nhóm, các bài thuyết trình hay
báo cáo là cơ sở cho sự đánh giá và học sinh được khen thưởng cho cả đóng
góp về mặt cá nhân và kết quả tập thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
* Chấm điểm cách học hợp tác
Trong DHHT giáo viên phải thận trọng về cấu trúc chấm điểm trong hệ
thống điểm hàng tuần. Nhất quán với khái niệm điểm hợp tác, điều quan trọng
cho giáo viên là chấm sản phẩm của nhóm - cả kết quả cuối cùng và hành vi
hợp tác. Đồng thời giáo viên cũng phải đánh giá sự đóng góp của từng thành
viên với thành quả cuối cùng của cả đội. Tuy nhiên những nhiệm vụ đánh giá
tay đôi có thể gây trở ngại cho GV khi họ cố gắng cho điểm cá nhân và cho
thành quả của tập thể. Ví dụ, trong một nhóm (đội) một số học sinh nỗ lực
hoàn thành phần lớn nhiệm vụ của nhóm và họ sẽ không bằng lòng với các
bạn cùng nhóm, lớp - những người chỉ đóng góp một phần nhỏ nhưng lại
được bằng điểm với họ. Tương tự như vậy, học sinh mà phớt lờ trách nhiệm
với nỗ lực của nhóm có thể hình thành sự chỉ trích đến cách cho điểm dối với
công việc mà học sinh đó không hoàn thành. Một số giáo viên có kinh nghiệm
đã tìm ra giải pháp là chú trọng đến những nỗ lực và thành quả của học sinh.
GV hay các nhóm trong lớp báo cáo và công bố kết quả của đội và của từng
cá nhân thông qua bảng thông báo vắn tắt.
Mục tiêu chủ yếu của DHHT là phát triển các kĩ năng xã hội, đặc biệt là
các kĩ năng hợp tác và cộng tác. Những kĩ năng này không dễ để đánh giá như
các kĩ năng khác. Vì vậy cần làm cho học sinh thấy họ là một phần trong
hệ thống đánh giá của GV.
Thực tế, trong các trường học của Việt Nam do điều kiện cơ sở vật chất
cũng như số lượng học sinh trong một lớp quá đông nên việc hình thành các
đội, nhóm lí tưởng (4- 6 học sinh / nhóm) trong thời gian dài (1 tuần, 1 tháng)
là việc khó thực hiện, đòi hỏi người GV phải có nhiều kinh nghiệm và linh
động trong quá trình tổ chức giảng dạy cũng như trong việc kiểm tra đánh giá.
Trong những năm gần đây Bộ GD&ĐT nước ta cũng đã đưa ra những thay
đổi phù hợp về việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh nên đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
tạo nhiều thuận lợi cho GV khi sử dụng các phương pháp giảng dạy mới như
DHHT, dạy học bằng các hoạt động khám phá, dạy học theo dự án…
2.10. Bài soạn mẫu
Bài 4: VAI TRÕ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được các khái niệm: nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, nguyên tố
đại lượng và các nguyên tố vi lượng.
- Mô tả được dấu hiệu điển hình của sự thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng.
- Trình bày được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu.
- Liệt kê được các nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây, dạng phân bón cây
hấp thụ được.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát hoá.
- Rèn luyện kĩ năng hợp tác, tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
- Chuẩn bị phiếu học tập
- Tranh vẽ hình 4.1, 4.2, 4.3 SGK
- Bảng 4.1, 4.2 hay bố trí được thí nghiệm trong SGK.
2. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Thoát hơi nước có vai trò gì? Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ mở của khí khổng?
- Trình bày cơ chế thoát hơi nước? Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới bóng
che bằng vật liệu xây dựng?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Đặt vấn đề: Cây hấp thụ và vận chuyển các nguyên tố dinh dưỡng khoáng để
làm gì?
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
GV: Chia lớp thành 4 nhóm (có thể
chia theo tổ có sẵn hay hình thành
nhóm mới) và yêu cầu các nhóm bầu
trưởng nhóm.
Hoạt động 1: (5 10 phút) Tìm hiểu
nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết
yếu trong cây
GV: Yêu cầu các nhóm quan sát hình
4.1, thảo luận và trả lời câu hỏi
? Mô tả thí nghiệm, nêu nhận xét và
giải thích?
? Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết
yếu là gì?
HS: Quan sát hình 4.1, thảo luận
trong nhóm và đưa ra câu trả lời
chung nhất.
GV: Yêu cầu thay mặt của 1, 2 nhóm
trình bày.
HS: Trình bày kết quả thảo luận
nhóm, các nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung  kết luận
* Hoạt động 2: (10  15 phút) Tìm
hiểu thoát hơi nước qua lá
GV: Yêu cầu các nhóm dựa vào mô
tả của hình 4.2 và hình 5.2  hoàn
thành phiếu học tập
Nguyên tố Dấu hiệu
thiếu
Vai trò
Nitơ
Phôtpho
Magie
Canxi
GV: Đưa ra các câu hỏi
? Các nguyên tố khoáng có vai trò gì
đối với cơ thể thực vật?
I. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng
thiết yếu trong cây
- Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết
yếu là:
+ Nguyên tố mà thiếu nó cây không
hoàn thành được chu trình sống.
+ Không thể thay thế được bởi bất kì
nguyên tố nào khác.
+ Phải trực tiếp tham gia vào quá
trình chuyển hoá vật chất trong cơ
thể.
- Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng
thiết yếu gồm:
+ Nguyên tố đại lượng: C, H, O ,N, P,
K, S, Ca, Mg.
+ Nguyên tố vi lượng; Fe, Mn, B, Cl,
Zn, Cu, Mo, Ni.
II. Vai trò của các nguyên tố dinh
dưỡng khoáng thiết yếu trong cây
- Dấu hiệu thiếu các nguyên tố dinh
dưỡng theo PHT.
- Vai trò của các nguyên tố khoáng;
+ Tham gia cấu tạo chất sống.
+ Điều tiết các quá trình trao đổi
chất.
 Thay đổi đặc tính lí hoá của
keo nguyên sinh chất.
 Hoạt hoá enzim, làm tăng hoạt
động trao đổi chất.
 Điều chỉnh quá trình sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
? Giải thích vì sao thiếu Mg lá có vệt
màu đỏ, thiếu N lá có màu vàng nhạt?
HS: Thảo luận nhóm, hoàn thành
phiếu học tập.
GV: Yêu cầu thay mặt nhóm trả lời
câu hỏi và trình bày phiếu học tập.
HS: Trả lời, bổ sung
GV: Nhận xét, kết luận và đưa ra đáp
án phiếu học tập.
* Hoạt động 3:(10  15 phút)
Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh
dưỡng khoáng cho cây.
GV: Yêu cầu các nhóm phân tích đồ
thị 4.3 và trả lời câu hỏi:
? Vì sao nói đất là nguồn cung cấp
chủ yếu các chất dinh dưỡng khoáng?
? Dựa vào đồ thị trên hình 4.3, hãy rút
ra nhận xét về liều lượng phân bón
hợp lí để đảm bảo cho cây sinh
trưởng tốt nhất mà không gây ô
nhiễm môi trường.
HS: Phân tích đồ thị 4.3, tiến hành
thảo luận nhóm  đưa ra câu trả lời
chung nhất
GV: Yêu cầu thay mặt 1, 2 nhóm trình
bày kết quả thảo luận, các nhóm khác
bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung  kết luận
trưởng của cây.
+ Tăng tính chống chịu của cây
trồng đối với các điều kiện bất lợi của
môi trường.
III. Nguồn cung cấp các nguy
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng lý thuyết Rme vào giảng dạy hình học ở tiểu học Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng quan điểm dạy học giải quyết vấn đề khi dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 Luận văn Sư phạm 0
D vận dụng công nghệ 3d thiết kế và sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học lịch sử Luận văn Sư phạm 1
D vận dụng năng lực số vào dạy học văn chính luận trong chương trình ngữ văn thpt nhằm phát triển năng lực học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của triết học duy vật biện chứng vào dạy học ôn tập hình học 10 Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9 Luận văn Sư phạm 0
D vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tập về quan hệ vuông góc trong hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học về anđehit, xeton, axit cacboxylic – chương trình hóa học lớp 11 Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top